Những mặt tích cực trong đào tạo nhân lực ở SACOMBANK

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín SACOMBANK (Trang 34 - 36)

Qua phân tích thực trạng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng SACOMBANK ta có thể nhận thấy các điểm tích cực như sau:

Ngân hàng SACOMBANK đã đánh giá rất cao vị trí của đào tạo và phát triển nhân lực trong tổ chức chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt là ngân hàng đã có hẳn một trung tâm đào tạo riêng trực tiếp phối hợp hoạt động với phòng nhân sự trong các mặt về điều phối, giám sát, tổ chức và liên hệ giảng viên nhằm hoàn thiện hơn công tác đào tạo, tăng rõ rệt hiệu quả của các chương trình đào tạo. Có riêng trung tâm đào tạo như

thế có thể thuận lợi hơn cho việc đánh giá, tuyển chọn giảng viên nội bộ; liên hệ ký kết hợp đồng với giảng viên bên ngoài; sắp xếp, quản lý tài liệu giáo trình giảng dạy; có các chính sách, chế độ đãi ngộ nhân tài phù hợp…

Công tác đào tạo nhân lực tuân theo một quy trình chặt chẽ có sự phối hợp khá tốt giữa các phòng ban, phòng nhân sự và trung tâm đào tạo của ngân hàng SACOMBANK. Ngoài ra quy trình trên cũng rất phù hợp với lý thuyết quản trị nhân sự về đào tạo từ các khâu xác định nhu cầu, lập kế hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện và hoàn chỉnh công tác sau đào tạo. Bên cạnh việc tổ chức chặt chẽ, ngân hàng cũng có một hệ thống quy định, tiêu chuẩn, hồ sơ, dữ liệu khá đầy đủ phục vụ cho công tác đào tạo. Hệ thống đào tạo qua một thời gian dài không ngừng đổi mới, hoàn thiện cũng là động lực không nhỏ giúp nhân viên có điều kiện cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, kỹ thuật và công nghệ ngân hàng tiên tiến, góp phần tạo dựng thế mạnh trong cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam.

Việc quản lý đào tạo cũng được thể chế hóa thông qua việc thành lập hội đồng đào tạo, quản lý ở cấp cao nhất công tác đào tạo của ngân hàng. Trong hội đồng đào tạo, chủ tịch hội đồng là đại diện của hội đồng quản trị đảm bảo sự quan tâm, chú ý đầy đủ của cấp lãnh đạo đến việc phát triển của các nhân viên bên dưới. Công tác đào tạo còn nằm dưới sự quản lý trực tiếp từ tổng giám đốc (cũng là một thành viên của hội đồng đào tạo) giúp việc kiểm soát diễn ra kịp thời và hiệu quả. Về mặt quản lý đào tạo, SACOMBANK đã thực hiện rất tốt và đầy đủ, bố trí chặt chẽ thông qua việc phối hợp giữa bốn bên: hội đồng đào tạo, tổng giám đốc, phòng nhân sự và trung tâm đào tạo trực thuộc.

Ngân hàng quan tâm đào tạo, có chính sách hỗ trợ thỏa đáng khuyến khích nhân viên tham gia và hoàn thành tốt các khóa đào tạo do ngân hàng tổ chức, bên cạnh đó ngân hàng cũng có những quy định rất chặt chẽ về ký kết hợp đồng đào tạo và các mức bồi thường nếu nhân viên vi phạm hợp đồng. Điều này giúp cho việc tham gia tiếp

31

nhận đào tạo của nhân viên nghiêm túc và hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu được hiện tượng “chảy máu chất xám” sau đào tạo. Ngoài việc quy định chặt chẽ các mức bồi hoàn, ngân hàng cũng rất linh hoạt trong các trường hợp bất khả kháng ngoài ý muốn như tai nạn, ốm đau hay thực hiện nghĩa vụ công dân… tạo sự công bằng và khiến nhân viên yên tâm tham gia, hoàn thành tốt các khóa đào tạo.

Việc xác định đào tạo xuất phát từ nhu cầu thực tế và phải quan tâm đầy đủ đến cả nhân viên tân tuyển và nhân viên hiện giữ chức vụ giúp phòng nhân sự và trung tâm đào tạo thu gọn phạm vi đào tạo, giúp khâu lập kế hoạch đào tạo của ngân hàng hiệu quả hơn và quá trình thực hiện tiết kiệm chi phí hơn. Công tác đánh giá sau đào tạo có sự kết hợp từ nhiều phương diện, nhiều phòng ban, cũng trở nên chặt chẽ và chính xác hơn, cung cấp nguồn thông tin giá trị cho phòng nhân sự trong hoạch định chiến lược đào tạo lâu dài.

Ban lãnh đạo ngân hàng với tầm nhìn dài hạn đã kết hợp rất tốt công tác đào tạo nhân viên trong ngắn và trung hạn với việc phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn - thông qua các chương trình tài trợ, liên kết với các trường đại học và nhận tuyển dụng, đào tạo sinh viên thực tập - đã tạo nên nguồn nhân lực tiềm năng to lớn và có chất lượng cho nhu cầu về nhân sự của ngân hàng trong tương lai

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đề tài công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín SACOMBANK (Trang 34 - 36)