Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC (Trang 25 - 30)

toán

Cũng như đánh giá trọng yếu, đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch là một bước công việc hết sức quan trọng. Một trong những cách thường được sử dụng để đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch là dùng mô hình rủi ro kiểm toán.

Như đã trình bày ở phần trên, rủi ro kiểm toán là rủi ro mà kiểm toán viên kết luận Báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý và do đó công bố một ý kiến chấp nhận toàn phần, trong khi, thực tế thì chúng vẫn còn chứa sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Mối quan hệ giữa ba loại rủi ro trên được thể hiện qua mô hình rủi ro kiểm toán sau:

AR = IR x CR x DR (1)

Hoặc:

Trong đó: AR (Audit Risk): Rủi ro kiểm toán IR (Inherent Risk): Rủi ro tiềm tàng CR (Control Risk): Rủi ro kiểm soát DR (Detected Risk): Rủi ro phát hiện

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400): mối quan hệ giữa các loại rủi ro được khái quát theo mô hình ma trận sau:

DR =

AR

(2)IR x CR IR x CR

Bảng 1.4: Bảng đánh giá rủi ro phát hiện

Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát

Cao Trung bình Thấp

Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro

tiềm tàng

Cao Tối thiểu Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Tối đa

Nguồn: Kiểm toán, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tr138.

Mô hình rủi ro kiểm toán được dùng khi lập kế hoạch kiểm toán theo một trong hai cách sau hoặc cả hai cách.

Cách thứ nhất (1): Mô hình rủi ro kiểm toán được dùng để đánh giá sự hợp lý của kế hoạch kiểm toán.

Cách thứ hai (2): Mô hình này được dùng để xác định rủi ro phát hiện và số lượng bằng chứng cần thu thập.

Cách thứ ba (3): Một số kiểm toán viên sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán là chỉ để tự nhắc nhở mối quan hệ giữa các loại rủi ro với nhau và mối quan hệ của chúng tới bằng chứng kiểm toán.

Mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn (AR) là rủi ro được xác định theo chủ quan của kiểm toán viên khi kiểm toán viên cho rằng Báo cáo tài chính không được trình bày trung thực sau khi cuộc kiểm toán đã kết thúc và đi đến một nhận xét chấp nhận hoàn toàn. Khi kiểm toán viên chấp nhận một tỷ lệ rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn tức là kiểm toán viên mong muốn được chắc chắn hơn rằng Báo cáo tài chính không có chứa các sai phạm trọng yếu. Mức rủi ro này được xác định dựa vào các yếu tố sau:

• Mức độ mà theo đó những người sử dụng bên ngoài tin vào các Báo cáo tài chính. Khi những người sử dụng bên ngoài đặt nặng tin tưởng vào Báo cáo tài chính thì tỷ lệ rủi ro kiểm toán phải giảm xuống mới thích hợp. Khi các Báo cáo tài chính được tin tưởng nhiều, sự tác hại trên quy mô xã hội có

thể xảy ra nếu có một sai số đáng kể trên Báo cáo tài chính không bị phát hiện. Chi phí của bằng chứng tăng thêm có thể được biện minh dễ dàng hơn nhiều khi sự thiệt hại về phía người sử dụng do các sai sót trọng yếu là rất lớn. Một số yếu tố chỉ ra mức độ mà theo đó các Báo cáo tài chính được người sử dụng bên ngoài tin tưởng là:

- Quy mô của công ty khách hàng: Khách hàng có quy mô càng lớn thì các Báo cáo tài chính càng được sử dụng rộng rãi. Quy mô của khách hàng được đo lường bằng tổng thu nhập hoặc tổng tài sản sẽ có ảnh hưởng tới rủi ro kiểm toán.

- Sự phân phối quyền sở hữu: Báo cáo tài chính của các công ty sở hữu công cộng thường được nhiều người sử dụng rộng rãi hơn của các công ty có quyền sở hữu hẹp hơn.

- Bản chất và quy mô của công nợ: Khi các báo cáo có nhiều công nợ thì được quan tâm nhiều hơn bởi các chủ nợ thực tế và tiềm năng.

• Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. Nếu một khách hàng gặp phải những khó khăn tài chính sau khi cuộc kiểm toán kết thúc thì khách hàng đó có một cơ hội lớn hơn là được yêu cầu kiểm toán viên bảo vệ chất lượng của cuộc kiểm toán so với khi công ty không gặp khó khăn gì về tài chính. Đối với kiểm toán viên việc dự đoán thất bại về mặt tài chính trước khi nó xảy ra là điều khó khăn, nhưng những yếu tố sau đây sẽ là dấu hiệu cho kiểm toán viên dự đoán trước được những sự kiện này:

- Khả năng hoán chuyển thành tiền mặt - Các khoản lãi lỗ trong các năm trước

- Các phương pháp làm gia tăng quá trình tài trợ - Bản chất hoạt động của công ty khách hàng

Ngoài việc đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên cần tiến hành đánh giá từng loại rủi ro.

Rủi ro tiềm tàng: là khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong Báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ.

Dựa trên mô hình kiểm toán, rủi ro tiềm tàng có mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Việc đưa rủi ro tiềm tàng vào mô hình kiểm toán là một việc làm hết sức quan trọng của kiểm toán. Nó thể hiện khả năng dự đoán của kiểm toán viên về nơi nào có nhiều khả năng sai sót nhất và ít sai sót nhất trên Báo cáo tài chính.

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, người ta dựa vào các yếu tố sau:

• Bản chất công việc kinh doanh của khách hàng

• Tính liêm chính của Ban quản trị

• Động cơ của khách hàng

• Kết quả của các lần kiểm toán trước

• Hợp đồng ban đầu với hợp đồng dài hạn

• Các bên đối tác có liên quan

• Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên

• Phán xét cần thiết để ghi sổ chính xác các số dư tài khoản và các nghiệp vụ kinh tế

• Tính nhạy cảm với sự tham ô

• Số lượng tiền của các số dư tài khoản

• Quy mô tổng thể

• Cấu tạo của tổng thể

Rủi ro kiểm soát: là loại rủi ro liên quan đến sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả do đó đã không phát hiện ra và ngăn chặn các sai phạm này.

Rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên đánh giá đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính thông qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Muốn đánh giá được rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên cần có một sự hiểu biết nhất định về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng, rồi sau đó mới đi vào xem xét việc nó hoạt động như thế nào.

Rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót hay gian lận trên Báo cáo tài chính mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không được kiểm toán viên phát hiện trong suốt quá trình kiểm toán.

Rủi ro phát hiện thường được xác định từ ba loại rủi ro: rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát căn cứ vào mô hình rủi ro kiểm toán. Do ba loại rủi ro này thay đổi đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính nên rủi ro phát hiện và số lượng bằng chứng cần thu thập cũng thay đổi theo đối với từng khoản mục.

Trong quá trình kiểm toán rủi ro phát hiện phát sinh do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

- Các bước kiểm toán không thích hợp, điều này thường xảy ra đối với những kiểm toán viên mới, thực hiện không hợp lý quy trình kiểm toán cho mỗi phần hành.

- Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót nên thường đưa ra kết luận sai về phần hành đó cũng như về Báo cáo tài chính.

- Kiểm toán viên hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng, nhất trí bên trong doanh nghiệp làm sai các chính sách và chế độ do Ban giám đốc đề ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w