- Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp nhập
10. Công ty có mua bảo hiểm cho các tài sản cố định không?
sản cố định ngay không?
x
2. Công ty có sử dụng tài sản cố định làm thế chấp để vay vốn? vốn?
x
3. Có thực hiện kiểm kê tài sản cố định theo quy định không? không?
x
4. Tất cả tài sản cố định có được ghi nhận theo giá gốc không? không?
x
5. Công ty có theo dõi riêng tài sản cố định chờ thanh lý không? không?
x
6. Hệ thống thẻ tài sản cố định có được duy trì không? x7. Có bộ phận nào khác ngoài kế toán theo dõi tài sản cố 7. Có bộ phận nào khác ngoài kế toán theo dõi tài sản cố định không?
x
8. Công ty có đăng ký tỷ lệ khấu hao theo quy định không? Việc tính khấu hao có tuân thủ quy định đó không? Việc tính khấu hao có tuân thủ quy định đó không?
x
9. Các thủ tục thanh lý có được thực hiện đúng quy định không? không?
x
10. Công ty có mua bảo hiểm cho các tài sản cố định không? không?
x
Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tài sản cố định ở mức cao
...
Kiểm toán viên thực hiện bảng câu hỏi trên với các khoản mục cần đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Trên bảng câu hỏi này, ngoài câu trả lời các vấn đề mà kiểm toán viên đề cập, kiểm toán viên sẽ ghi nhận luôn ý kiến đánh giá ban đầu của mình về rủi ro kiểm soát của khoản mục đó. Quá trình này được kiểm toán viên thực hiện tương tự đối với Công ty B.
Thứ hai, Đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên thực hiện nhằm mục đích đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với tài khoản hoặc nghiệp vụ đó. Quá trình đánh giá lại đòi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, bao gồm:
- Kiểm tra chứng từ tài liệu nếu nghiệp vụ đó để lại dấu vết trực tiếp. - Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát nếu nghiệp vụ không để lại dấu vết trực tiếp. Các thông tin thu được trong bước công việc này sẽ được lưu tại các chỉ mục của phần 4000, đặc biệt là chỉ mục 4300 – “Các bước kiểm soát chu kỳ kinh doanh”. Số lượng thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sẽ do Phần mềm kiểm toán ứng dụng trong AS/2 chọn ra. Như đã khẳng định ở phần lý luận chung, dù hệ thống kiểm soát của khách hàng hoạt động rất hữu hiệu nhưng kiểm toán viên cũng không bao giờ đặt niềm tin tuyệt đối vào hệ thống đó. Vì vậy rủi ro kiểm soát thường được đánh giá ở mức trung bình, cao hơn trung bình hoặc cao. Nếu loại nghiệp vụ có mức rủi ro kiểm soát cao trên mức trung bình nhưng bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên cho rằng có thể giảm mức rủi ro này xuống thì kiểm toán viên sẽ tăng số lượng chọn mẫu thích hợp để có thể giảm rủi ro kiểm soát và thiết lập độ tin cậy hợp lý đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Đối với loại nghiệp vụ có mức rủi ro kiểm soát được đánh giá rất cao thì kiểm toán viên sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nữa mà chọn mẫu ngay để thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hay các soát xét đối với nghiệp vụ, kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát liên quan đến từng loại nghiệp vụ cụ thể. Các đánh giá này sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán tại chỉ mục 4100 - Kết luận về quá trình kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. Các kết luận mà kiểm toán viên VACO đưa ra sẽ được
lượng hoá để làm cơ sở cho việc xác định số lượng mẫu phải kiểm tra chi tiết trong các bước kiểm toán sau. Tuy nhiên cần phải khẳng định chắc chắn lại rằng cho dù hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có hoàn hảo đến bao nhiêu thì kiểm toán viên cũng không bao giờ tin tưởng hoàn toàn vào nó để đánh giá rủi ro kiểm soát bằng không. Trong thực tế với thái độ thận trọng thích đáng và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng ở mức độ cao hơn trung bình hoặc cao.
Đối với Công ty A, kiểm toán viên đã đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với nghiệp vụ doanh thu cao. Kiểm toán viên tin rằng rủi ro kiểm soát đối với nghiệp vụ này có thể thấp hơn. Vì vậy kiểm toán viên đã lựa chọn 50 mẫu hoá đơn giá trị gia tăng vào 15 ngày cuối cùng của năm 2006 (từ 15 đến 30/12/2005), kiểm toán viên kiểm tra các yếu tố: tính phê chuẩn của các hóa đơn giá trị gia tăng, giá bán phù hợp với thông báo giá đã niêm yết, chiến lược kinh doanh của Công ty...
Kết quả kiểm tra 50 mẫu đã chọn, kiểm toán viên không phát hiện thấy các sai sót. Vì vậy kiểm toán viên đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở mức cao hơn trung bình, không phải ở mức cao như đánh giá ban đầu.
Quá trình đánh giá lại được kiểm toán viên thực hiện trọng tâm hướng vào các khoản mục quan trọng và các khoản mục mà kiểm toán viên tin rằng mức đánh giá ban đầu chưa phản ánh đúng rủi ro kiểm soát đối với khoản mục đó.
2.2.5.3. Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ nghiệp vụ
Rủi ro phát hiện không được kiểm toán viên đánh giá một cách trực tiếp. Kiểm toán viên tính toán giá trị rủi ro phát hiện thông qua mô hình (2). Nếu kiểm toán viên đánh giá các loại rủi ro không bằng các giá trị cụ thể mà bằng các mức độ (cao, cao hơn trung bình, trung bình), kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro phát hiện thông qua quan hệ logic. Chẳng hạn nếu rủi ro kiểm toán mong muốn
dự kiến ở mức trung bình, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được đánh giá ở mức độ cao, khi đó rủi ro phát hiện sẽ được đánh giá ở mức độ thấp.
Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với từng số dư tài khoản và loại nghiệp vụ, kiểm toán viên lập bảng đánh giá rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ của Công ty A như sau:
Bảng 2.26: Bảng đánh giá rủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty A
Khoản mục Rủi ro kiểm toán
mong muốn Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện
1. Tiền Thấp Trung bình Trung bình Thấp
2. Phải thu, phải trả Thấp Trung bình Trung bình Thấp
3. Hàng tồn kho Thấp Trung bình Trung bình Thấp
4. Vay Thấp Cao hơn
trung bình
Trung bình Thấp