- Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp nhập
6. Có những vấn đề liên quan đến việc lập lại báo cáo tài chính?
2.2.5.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ
Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ phụ thuộc vào các yếu tố: mức rủi ro tiềm tàng đã đánh giá đối với toàn bộ Báo cáo tài chính, tính chất khoản mục, các nhân tố tác động đến rủi ro tiềm tàng trên số dư tài khoản và loại nghiệp vụ trên cơ sở hiểu biết của kiểm toán viên, bao gồm các nhân tố sau:
• Bản chất của các số dư tài khoản
• Quy mô của các số dư tài khoản
• Mức độ biến động, phức tạp và thường xuyên của từng loại tài khoản
• Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên
Để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán, kiểm toán viên không thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng tài khoản mà chỉ đánh giá rủi ro cho từng nhóm khoản mục. Hơn nữa, kiểm toán viên không nhất thiết phải đánh giá cho từng tài khoản mà chỉ cần đánh giá cho từng nhóm tài khoản có cùng bản chất. Kiểm toán viên VACO thường sử dụng ma trận định hướng để dự đoán các sai sót tiềm tàng đối với các khoản mục:
Bảng 2.19: Ma trận kiểm tra định hướng
Loại khoản mục tiến hành kiểm tra
Hướng dự kiến kiểm
tra
Kết quả kiểm tra trực tiếp Kết quả kiểm tra gián tiếp
Khoản mục tài sản và chi phí Khoản mục công nợ và doanh thu Khoản mục tài sản và chi phí Khoản mục công nợ và doanh thu Khoản mục tài sản và chi phí O O U O Khoản mục công nợ và doanh thu U U U O
Trong đó: O (overstatement) – Khai báo thừa U (understatement) – Khai báo thiếu
Sai phạm ở mỗi khoản mục thường xảy ra một trong hai hướng: khai báo thừa hoặc khai báo thiếu. Đối với khoản mục doanh thu và công nợ, khách hàng có xu hướng khai báo thiếu nên kiểm toán viên thường tập trung kiểm tra theo hướng này. Chẳng hạn, khi một khoản mục doanh thu bán hàng không được ghi nhận hoặc ghi nhận với giá trị thấp hơn, kết quả kiểm tra trực tiếp trên tài khoản doanh thu đó cho thấy giá trị được ghi nhận thấp hơn thực tế. Kiểm toán viên cũng có thể kiểm tra gián tiếp tài khoản các khoản phải thu khách hàng hoặc tài khoản tiền (nếu bán hàng thu tiền ngay) sẽ thấy giá trị ghi sổ thấp hơn thực tế. Cả hai tài khoản này đếu thuộc khoản mục tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy kết quả kiểm tra gián tiếp trên khoản mục tài sản và chi phí thường theo hướng khai báo thiếu. Kiểm toán viên có thể thực hiện quá trình kiểm tra tương tự đối với khoản mục tài sản và chi phí.
Phương pháp mà kiểm toán viên VACO thường sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục là phương pháp phân tích, bao gồm phân tích ngang và phân tích dọc. Kiểm toán viên sử dụng phân tích ngang bằng cách so sánh số liệu giữa các năm với nhau hoặc so sánh số liệu năm hiện hành với dự toán của doanh nghiệp để tìm ra các điểm bất thường. Khi sử dụng phương pháp phân tích này, cơ sở so sánh phải được kiểm toán viên tin tưởng. Nếu là khách hàng truyền thống, cơ sở so sánh sẽ là số liệu của năm kiểm toán trước. Nếu là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên, có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, Khách hàng đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác. Nếu công ty kiểm toán là thành viên của một trong ba hãng kiểm toán danh tiếng còn lại của thế giới, kiểm toán viên VACO sẽ tin tưởng vào số liệu đó. Ngược lại, công ty kiểm toán không phải là thành viên của các hãng kiểm toán danh tiếng, kiểm toán viên VACO phải thu thập thêm thông tin đối với số liệu của năm kiểm toán trước.
Thứ hai, Khách hàng chưa được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán. Trường hợp này xảy ra khi khách hàng mới đi vào hoạt động. Khi đó, kiểm toán viên phải xem xét cơ sở lập dự toán của khách hàng nhằm thiết lập độ tin cậy vào dự toán đó. Kiểm toán viên dùng dự toán làm cơ sở so sánh với số liệu trong năm hiện hành của khách hàng để phân tích.
Kiểm toán viên cũng sử dụng các tỷ suất (phân tích dọc) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong công ty khách hàng. Kiểm toán viên đã lập bảng phân tích sơ bộ đối với Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo Kết quả kinh doanh của Công ty A như sau:
Bảng 2.20: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của Công ty A
Đơn vị: USD
31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch Số tiền % TÀI SẢN
A.Tài sản lưu động và đấu tư ngắn hạn 7,273,028 7,146,887 126,141 1.73 1. Tiền 1,827,901 1,104,869 723,032 39.56
2. Các khoản phải thu 614,450 207,883 406,567 66.173. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4,214,409 4,896,391 -681,982 -16.18 3. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4,214,409 4,896,391 -681,982 -16.18 3. Hàng tồn kho 457,375 827,749 -370,372 -80.89 4. Tài sản lưu động khác 158,893 109,995 48,898 30.77
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2,771,600 3,330,800 -559,200 -20.181. Tài sản cố định hữu hình 2,483,646 2,653,410 -169,764 -6.84 1. Tài sản cố định hữu hình 2,483,646 2,653,410 -169,764 -6.84 - Nguyên giá 5,972,378 5,912,043 60,335 1.01 - Giá trị hao mòn (3,488,732) (3,258,633) -230,099 6.60 2. Tài sản cố định vô hình 1,842,169 1,922,300 529,417 28.74 - Nguyên giá 3,128,971 3,128,971 0 0.00 - Giá trị hao mòn (1,286,802) (1,206,671) -80,131 6.23 3. Chi phí xây dựng dở dang 289,521 102,125 187,396 64.73 4. Chí phí trả trước dài hạn 3,026,596 2,473,362 553,234 18.28 TỔNG TÀI SẢN 14,914,960 14,298,084 616,876 4.14 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 3,237,838 3,009,811 228,027 7.04 1. Nợ ngắn hạn 719,501 543,840 175,661 24.41 2. Phải trả nhà cung cấp 744,762 1,000,407 -255,645 -34.33 3. Vay dài hạn 1,773,575 1,465,564 308,011 17.37 B. Nguồn vốn 11,677,122 11,288,273 388,849 3.33 1. Vốn chủ sở hữu 11,677,122 11,288,273 388,849 3.33 2. Lợi nhuận chưa phân phối 649,122 260,273 388,849 59.90
TỔNG NGUỒN VỐN 14,914,960 14,298,084 616,876 4.14
Bảng 2.21: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của Công ty B
Đơn vị: USD
31/12/2006 31/3/2006 Chênh lệch
Số tiền %
TÀI SẢN
A.Tài sản lưu động và đấu tư ngắn hạn 502,501 170,882 331,669 66
1. Tiền 207,851 75,697 132,154 63.6
2. Các khoản phải thu 202,191 64,887 137,304 68
3. Hàng tồn kho 43,657 14,442 29,215 67
4. Tài sản lưu động khác 48,852 15,856 32,996 67.6