CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM
2.2.2. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là việc đánh giá rủi ro kinh doanh mà công ty kiểm toán sẽ gặp phải nếu chấp nhận hợp đồng kiểm toán đó. Công việc này được thực hiện trong giai đoạn tiền kiểm toán, trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Chính vì vậy, công việc đầu tiên mà VACO làm trước khi chấp nhận kiểm toán đối với một khách hàng bao giờ cũng là đánh giá rủi ro của hợp đồng này để xem liệu có thể tiếp tục hoặc bắt đầu tiến hành kiểm toán cho khách hàng đó không và để có thể xây dựng một kế hoạch kiểm toán hợp lý khi chấp nhận hợp đồng đó. Các tài liệu và thông tin thu thập được trong giai đoạn này được tập hợp trên các chỉ mục:
- Chỉ mục 1100 “Kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng” .
- Chỉ mục 1200 “Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm toán” . Hàng năm, VACO gửi thư chào hàng tới các khách hàng kể cả khách hàng truyền thống lẫn khách hàng mới để giới thiệu các dịch vụ mà Công ty cung cấp. Thư chào hàng cũng là cơ sở để thiết lập các điều khoản trong hợp đồng. Trước khi hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập những thông tin chung nhất về khách hàng kiểm toán để có thể đưa ra những nhận định ban đầu về rủi ro của hợp đồng và đưa đến kết luận có thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó hay không. Những thông tin này thường tập trung vào: đặc điểm, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng; hình thức sở hữu; quy mô của khách hàng; các đối thủ cạnh tranh; tổ chức bộ máy quản lý.... và thường được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung (Permanent File).
Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng có thể xảy ra rủi ro. Chính sách của VACO quy định: tuỳ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự
đánh giá tổng thể và kinh nghiệm có thể đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán ở một trong các mức sau:
- Bình thường (Normal)
- Cao hơn bình thường (Greater than normal) - Rất cao (Much greater than normal)
Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá là bình thường thì cuộc kiểm toán được chấp nhận mà không cần xem xét gì thêm.
Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá là cao hơn bình thường thì Phó Giám đốc phụ trách hợp đồng phải thu thập thêm sự đồng ý của các Phó Giám đốc khác phù hợp với chính sách và thủ tục trong công ty.
Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá là rất cao thì Giám đốc phải xem xét để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu có nghi ngờ về khả năng chấp nhận hay tiếp tục với khách hàng thì công ty cần thu thập ý kiến của các chuyên gia tư vấn.
Đối với hai khách hàng A và B, sau quá trình thu thập thông tin nhằm đánh giá rủi ro của hợp đồng, kiểm toán viên đã thu thập được kết quả sau:
Công ty A là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Đài Loan được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động 36 năm theo Giấy phép Đầu tư số 1086/GP ngày 17 tháng 12 năm 1994 và các Giấy phép Đầu tư điều chỉnh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Hoạt động chính của Công ty là tồn trữ và phân phối khí hoá lỏng (LPG), nhựa đường và các sản phẩm liên quan, sử dụng và kinh doanh cầu cảng của Công ty.
Tổng số vốn đầu tư vào công ty là 16 triệu USD, trong đó phần vốn của phía Việt Nam chiếm 30%. Trụ sở chính và nhà máy đặt tại Hải Phòng, Công ty cũng có hai chi nhánh tại Hà Nội và Hà Tây.
sách Hội đồng quản trị của Công ty A và Ban giám đốc, Kế toán trưởng được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.2: Hội đồng quản trị Công ty A
Bảng 2.3: Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty A
STT Họ và tên Quốc tịch Chức vụ
1 Lee Chi Wei Đài Loan Tổng giám đốc
2 Nguyễn Hữu Thanh Việt Nam Phó tổng giám đốc
3 Chun-Jung Lin Đài Loan Kế toán trưởng
Thông qua việc nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán của Công ty A năm ngoái cũng như phỏng vấn trực tiếp đối với Ban giám đốc và Kế toán trưởng, kiểm toán viên nhận thấy: trong năm 2006, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ổn định, tính liêm chính của Ban giám đốc được đánh giá cao, Công ty cung cấp đấy đủ tài liệu mà kiểm toán viên yêu cầu và có thái độ hợp tác với kiểm toán viên. Chính vì vậy kiểm toán viên đánh giá rủi ro của hợp đồng này ở mức bình thường. Thực tế cho thấy ở những năm kiểm toán trước đây, cũng không có sai phạm trọng yếu nào được phát hiện nên Phó giám đốc phụ trách hợp đồng của VACO quyết định ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán đối với Công ty A.
STT Họ và tên Quốc tịch Chức vụ
1 Đoàn Ngọc Đức Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quản trị
2 Lee Chi Wei Đài Loan Ủy viên
3 Nguyễn Hữu Thanh Việt Nam Ủy viên
4 Nguyễn Hồng Linh Việt Nam Ủy viên
5 Liu Chang I Đài Loan Ủy viên
6 Hwang Deng Hsiang Đài Loan Ủy viên
7 Feng Rong Hwa Đài Loan Ủy viên
8 Lin Chang Ho Đài Loan Ủy viên
Công ty B là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Singapore được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm theo Giấy phép Đầu tư số 721/GP ngày 12 tháng 11 năm 1993 do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp và các giấy phép điều chỉnh. Hoạt động chính của Công ty là xây dựng, quản lý và điều hành một Câu lạc bộ, làm một câu lạc bộ thể thao, căn hộ cho thuê, cung cấp các dịch vụ thể thao, đồ ăn uống, dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài và các dịch vụ khác.
Tổng số vốn đầu tư vào công ty là 10 triệu USD, trong đó phần vốn của phía Việt Nam chiếm 15% bằng quyền sử dụng đất, phía nước ngoài góp 85% máy móc, thiết bị và tiền vốn.
Hội đồng quản trị của Công ty B bao gồm 7 thành viên trong đó có 2 người mang quốc tịch Việt Nam và 5 người mang quốc tịch Singapore. Danh sách Hội đồng quản trị của Công ty B và Ban giám đốc, Kế toán trưởng được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.4: Hội đồng quản trị Công ty B
Bảng 2.5: Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty B
STT Họ và tên Quốc tịch Chức vụ
1 Roger Chng Singapore Tổng giám đốc
2 Victor Chng Singapore Phó tổng giám đốc
3 Bùi Đức Long Việt Nam Phó tổng giám đốc
4 Huỳnh Kim Thành Việt Nam Kế toán trưởng
STT Họ và tên Quốc tịch Chức vụ
1 Ho Wheili Singapore Chủ tịch
2 Đào Duy Tâm Việt Nam Phó chủ tịch
3 Roger Chng Singapore Ủy viên
4 Victor Chng Singapore Ủy viên
5 Ang Teck Foo Singapore Ủy viên (Miễn nhiệm ngày 1/9/2006)
6 Eugene Chng Singapore Ủy viên (Bổ nhiệm ngày 1/9/2006)
7 Colin Chan Hian Guan Singapore Ủy viên
Thông qua nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán đối với Công ty B năm ngoái, kiểm toán viên nhận thấy công nợ của Công ty B đã vượt quá tài sản hiện thời, thêm vào đó số lỗ lũy kế của công ty đã vượt quá số vốn pháp định, những điều này có thể đặt ra sự nghi ngờ có thể Công ty không có đủ khả năng hoạt động trong thời gian tới. Tuy nhiên Ban giám đốc đã có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cho hoạt động của Công ty và Công ty đã bắt đầu có lãi trong kỳ hoạt động này. Đồng thời, các chủ nợ của Công ty đã cam kết sẽ hỗ trợ Công ty về tài chính cho đến khi Công ty có đủ khả năng tự chủ về tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ các cổ đông và cũng như đạt được một mức hoạt động và doanh thu phù hợp để bù đắp các chi phí.
Trong năm nay, vấn đề trên vẫn là một câu hỏi và kiểm toán viên nên xem xét xem Công ty B đã có những chính sách gì để giải quyết vấn đề trên không. Đặc biệt trong năm 2006 lần đầu tiên Công ty B áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam trong việc trình bày Báo cáo tài chính nên việc trình bày phù hợp so với chuẩn mực là một trong những điều kiểm toán viên quan tâm khi thực hiện kiểm toán cho Công ty B. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty B mang tính dịch vụ hơn nữa trong năm 2006, Công ty B đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng việc tổ chức thêm hoạt động đánh bạc (jackpot). Đây là hoạt động mang tính rủi ro cao và khó kiểm soát. Chính vì những lý do trên, kiểm toán viên đã đánh giá rủi ro của hợp đồng trên là cao trên mức trung bình. Tìm hiểu thêm về Công ty đối tác bên Singapore, kiểm toán viên nhận thấy đây là một công ty lớn có tên tuổi trên toàn cầu trong lĩnh vực vui chơi giải trí và dịch vụ và cung được Deloitte Singapore đánh giá là hoạt động ổn định và hiệu quả. Vì lẽ đó mà mặc dù rủi ro hợp đồng được đánh giá là cao trên mức trung bình nhưng VACO vẫn quyết định thực hiện hợp đồng trên.
Sau khi có quyết định vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng đối với Công ty A và Công ty B, VACO sẽ phân công các kiểm toán viên phụ trách hợp đồng và các kiểm toán viên này phải trả lời một bảng câu hỏi nhằm xác minh tính độc lập của mình đối với khách hàng kiểm toán. Bảng câu hỏi nhằm xác minh tính độc lập của kiểm toán viên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên