Xác định mức độ trọng yếu chi tiết (MP_Monetary Precision)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC (Trang 81 - 87)

- Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp nhập

2.2.4.2.Xác định mức độ trọng yếu chi tiết (MP_Monetary Precision)

6. Có những vấn đề liên quan đến việc lập lại báo cáo tài chính?

2.2.4.2.Xác định mức độ trọng yếu chi tiết (MP_Monetary Precision)

Sau khi xác lập mức trọng yếu trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải xác định giá trị trọng yếu chi tiết MP nhằm thiết kế các quy trình kiểm toán. MP được xác định dựa trên PM và thường có giá trị nhỏ hơn PM. Nếu MP được đánh giá quá cao sẽ dẫn đến rủi ro cuộc kiểm toán sẽ tăng lên do có thể các quy trình kiểm toán được thiết lập không đạt được mục tiêu của nó. Nếu MP được đánh giá quá thấp thì các công việc thử nghiệm sẽ nhiều lên trong khi không cần thiết đến như thế dẫn đến cuộc kiểm toán sẽ không hiệu quả. Vậy MP là bao nhiêu thì hợp lý nhất? Theo hướng dẫn chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu, MP thường được tính trên cơ sở 80% đến 90% giá trị trọng yếu (PM). Lý do để Delloite đưa ra hướng dẫn: MP = khoảng 80% đến 90% của PM là do tính thận trọng nghề nghiệp. Khoảng chênh lệch giữa giá trị trọng yếu chi tiết và giá trị trọng yếu được coi là “khoảng an toàn” để tổng hợp các sai sót của các khoản mục không vượt quá giá trị trọng yếu (PM) đã xác định.

Đối với Công ty A và Công ty B, việc đánh giá trọng yếu (PM) và xác định mức độ trọng yếu chi tiết (MP) được lưu trong chỉ mục 1710 - “Xác định mức trọng yếu” và thể hiện ở bảng sau đây:

Chỉ tiêu Tính toán Hướng dẫn Khoản mục lựa chọn để

tính PM:

Tổng doanh thu

Số dư khoản mục lựa chọn tính PM:

10,573,492 $ 2 $

Tỷ lệ ước lượng: 1.177 % Tỷ lệ này nằm trong khoảng 0.5% đến 3% (theo Bảng 2.13.)

Mức trọng yếu tính theo lợi nhuận sau thuế:

124,456 $ 56 $

Được tính bằng số dư khoản mục lựa chọn tính

PM nhân với tỷ lệ ước lượng

Mức trọng yếu sau thuế

được chọn: 124,456 $

Con số này sẽ được đưa vào phần “Mức trọng yếu” ở bên dưới.

Tỷ lệ sai sót ước tính: 15.00%

Đây là tỷ lệ kiểm toán viên giảm mức trọng yếu xuống để điều chỉnh các sai sót ước tính phát hiện ra trong quá trình kiểm toán.

Mức trọng yếu chi tiết MP (chưa điều chính theo tác động của thuế)

105,788 $ Được tính bằng mức trọng yếu sau thuế được chọn nhân với (1- tỷ lệ sai sót ước tính)

Tỷ lệ thuế ước tính: 25.00%

Trong việc xác định tỷ lệ ảnh hưởng của thuế, kiểm toán cần nhập vào tỷ lệ thực sự ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính trong năm, không nên chỉ nhập vào tỷ lệ thuế theo quy định.

Mức trọng yếu chi tiết MP (đã điều chỉnh theo tác động của thuế)

141,050 $

Được tính bằng mức trọng yếu chi tiết MP (chưa điều chỉnh theo tác động của thuế) / (1- tỷ lệ thuế ước tính)

Nguồn: Tài liệu VACO.

Bảng 2.16: Bảng tính mức trọng yếu đối với Công ty B

Chỉ tiêu Tính toán Hướng dẫn Khoản mục lựa chọn để

tính PM:

Tổng doanh thu

Số dư khoản mục lựa

chọn tính PM: 1,245,389 $ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ ước lượng: 1.675% Tỷ lệ này nằm trong khoảng 0.5% đến 3% (theo Bảng 2.)

Mức trọng yếu tính theo

lợi nhuận sau thuế: 20,866 $

Được tính bằng số dư khoản mục lựa chọn

tính PM nhân với tỷ lệ ước lượng

Mức trọng yếu sau thuế

được chọn: 20,866 $

Con số này sẽ được đưa vào phần “Mức trọng yếu” ở bên dưới.

Tỷ lệ sai sót ước tính: 20.00%

Đây là tỷ lệ kiểm toán viên giảm mức trọng yếu xuống để điều chỉnh các sai sót ước tính phát hiện ra trong quá trình kiểm toán.

Mức trọng yếu chi tiết (chưa điều chính theo tác động của thuế)

16,693 $

Được tính bằng mức trọng yếu sau thuế được chọn nhân với (1- tỷ lệ sai sót ước tính)

Tỷ lệ thuế ước tính: 0 %

Do các năm trước Công ty hoạt động thua lỗ nên số lãi năm nay dùng để bù lỗ cho các năm trước. Vì vậy, số thuế thu nhập hoãn lại không được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Mức trọng yếu chi tiết (đã điều chỉnh theo tác động của thuế)

16,693 $

Được tính bằng mức trọng yếu chi tiết MP (chưa điều chỉnh theo tác động của thuế) / (1- tỷ lệ thuế ước tính)

Nguồn: Tài liệu VACO.

Giá trị trọng yếu chi tiết (MP) có vai trò rất quan trọng. Nó được dùng làm cơ sở so sánh với giá trị ghi sổ kế toán của công ty khách hàng. Ngoài ra, MP còn là cơ sở dùng để tính chênh lệch có thể chấp nhận được trên toàn bộ Báo cáo tài chính gọi là Threshold. Nếu mức chênh lệch nhỏ hơn 2% x MP, kiểm toán viên có thể bỏ qua chênh lệch này mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra khác.

Công ty B: 2% x 16,693 = 333.86 USD

Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được giữ nguyên trong suốt cuộc kiểm toán. Nếu trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện ra các sai phạm trọng yếu đối với khoản mục cơ sở đánh giá trọng yếu và tính toán giá trị trọng yếu chi tiết, kiểm toán viên sẽ phải yêu cầu kế toán của khách hàng điều chỉnh và thực hiện lại quá trình trên hoặc kiểm toán viên cũng có thể sử dụng một chỉ tiêu khác có liên quan đến những người sử dụng Báo cáo tài chính làm cơ sở đánh giá trọng yếu và tính toán giá trị trọng yếu chi tiết.

Tuy nhiên cần chú ý rằng giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được trên toàn bộ Báo cáo tài chính sẽ khác giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được ở giai đoạn kiểm tra chi tiết. Tại VACO, theo tiêu chuẩn của Delloite, giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được tính trên toàn bộ Báo cáo tài chính không nhằm mục đích phân bổ cho các khoản mục. Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được đối với các khoản mục sẽ được tính toán chi tiết trên số dư khoản mục đó. Dưới đây là bảng hướng dẫn tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được cho từng khoản mục của Delloite.

Bảng 2.17: Bảng hướng dẫn tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận của Deloitte Touche Tohmatsu

Số lượng khoản mục

được phân tách

Kiểm tra chi tiết ở mức độ thấp (R = 0,7)

Kiểm tra chi tiết ở mức độ vừa phải (R = 1,7)

Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình (R = 2) Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được (%MP) Nếu số dư khoản mục lớn hơn MP nhân với Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được (%MP) Nếu số dư khoản mục lớn hơn MP nhân với Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được (%MP) Nếu số dư khoản mục lớn hơn MP nhân với 1 90 4.5 50 3.13 45 3

2 85 4.25 45 2.81 40 2.673 80 4 42.5 2.655 37.5 2.5 3 80 4 42.5 2.655 37.5 2.5 4 75 3.75 40 2.5 35 2.33 5 70 3.5 37.5 2.345 32.5 2.165 6 65 3.25 35 2.19 30 2 7 62.5 3.125 34.2 2.1817 29.2 1.944 8 60 3 33.3 2.1733 28.3 1.889 9 57.5 2.875 32.5 2.165 27.5 1.833 10 55 2.75 31.7 2.1567 26.7 1.778 11 52.5 2.675 50.8 2.1483 25.8 1.722 12 50 2.5 30 1.88 25 1.667 13 40 2 25 1.56 20 1.333 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tài liệu VACO - AS/2.

Khi sử dụng bảng hướng dẫn trên kiểm toán viên chú ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, nếu số lượng khoản mục trên Báo cáo tài chính không khớp đúng với các hướng dẫn của Delloite thì sẽ sử dụng giá trị nhỏ hơn gần nhất để tính toán.

Thứ hai, các giá trị độ tin cậy (R) bao gồm độ tin cậy kiểm toán, độ tin cậy mặc định, độ tin cậy kiểm soát và độ tin cậy kiểm tra chi tiết hoàn toàn mang tính hướng dẫn của Delloite. Kiểm toán viên sử dụng bảng giá trị độ tin cậy kiểm toán để phục vụ cho quá trình lập kế hoạch sau khi xác định được giá trị trọng yếu.

Bảng 2.18: Bảng giá trị độ tin cậy của Deloitte Touche Tohmatsu

Cơ sở tin cậy

Rủi ro chi tiết phát hiện được Rủi ro chi tiết phát hiện được

Tin cậy vào hệ thống kiểm soát

nội bộ

Không tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội

bộ

Tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ

Không tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm tra các

bước kiểm soát nhằm xác định các sai sót tiềm

tàng

Kiểm tra các bước kiểm soát nhằm khẳng định độ tin cậy vào hệ thống kế toán Độ tin cậy mặc định 0 (tối thiểu) 0 (tối thiểu) 1 (tối đa) 1 (tối đa) 1 (tối đa) Độ tin cậy kiểm soát 0 (tối thiểu) 2.3 (tối đa) 2 (trung bình) 1.3 (cơ bản) 0 (tối thiểu) Độ tin cậy

kiểm tra chi tiết 3 (tập trung) 0.7 (cơ bản) 0 (lý tưởng) 0.7 (cơ bản) 2 (trung bình) Độ tin cậy 3 3 3 3 3

kiểm toán Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kiểm toán Tập trung toàn bộ vào kiểm tra

chi tiết

Kiểm tra chi tiết ở mức độ

cơ bản

Kiểm tra chi tiết ở mức độ

đại diện

Kiểm tra chi tiết ở mức độ

cơ bản

Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình

Nguồn: Tài liệu VACO.

Thứ ba, nếu giá trị của số dư khoản mục nhỏ hơn giá trị trọng yếu chi tiết MP nhân với giá trị tương ứng ở bảng tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được thì giá trị chênh lệch được tính như sau:

- Nếu độ tin cậy kiểm tra chi tiết R = 0.7 thì:

Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được = Số dư khoản mục x 20% - Nếu độ tin cậy kiểm tra chi tiết R = 1.7 thì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được = Số dư khoản mục x 16% - Nếu độ tin cậy kiểm tra chi tiết R = 2 thì:

Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được = Số dư khoản mục x 15% Có thể nhận thấy điểm khác biệt trong việc xác định mức trọng yếu do VACO thực hiện với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu trên toàn bộ Báo cáo tài chính sau đó phân bổ cho các khoản mục. Như vậy, kiểm toán viên đã coi khoản mục được phân bổ mức trọng yếu có cùng bản chất với khoản mục phân bổ. Chẳng hạn, nếu sử dụng khoản mục doanh thu làm cơ sở xác định mức trọng yếu sau đó phân bổ cho các khoản mục tiền, các khoản phải thu… thì cũng đồng nghĩa với việc coi doanh thu là khoản mục đại diện cho hoạt động của công ty khách hàng. Điều này không hợp lý đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tại VACO, kiểm toán viên chỉ sử dụng một mức trọng yếu chi tiết duy nhất. Thay cho việc phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, kiểm toán viên VACO sử dụng mức chênh lệch có thể chấp nhận được trên cơ sở tính toán là giá trị trọng yếu chi tiết MP và rủi ro của từng khoản mục. Như vậy, kiểm toán viên VACO vẫn xác định được mức chênh

lệch có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục mà không đồng nhất bản chất của chúng với nhau.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC (Trang 81 - 87)