Vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn thực hành kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC (Trang 30 - 33)

đoạn thực hành kiểm toán

Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán không chỉ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán mà còn cả trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Đối với tính trọng yếu, nó chính là ba bước sau cùng của mô hình đánh giá trọng yếu đã trình bày ở trên:

Bước 3: Ước tính tổng sai sót trong từng bộ phận

Khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục, bộ phận của Báo cáo tài chính, kiểm toán viên dựa trên những sai sót phát hiện được trong mẫu để ước tính sai sót của toàn bộ khoản mục, bộ phận. Sai sót này được gọi là sai sót ước tính, được so sánh với các sai sót có thể chấp nhận nhằm quyết định có bỏ qua hay không bỏ qua sai sót đó, hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán thích hợp.

Bước 4: Ước tính sai số kết hợp của Báo cáo tài chính

Trên cơ sở sai sót ước tính, kiểm toán viên tổng hợp sai sót ước tính của tất cả các khoản mục trên Báo cáo tài chính.

Bước 5: So sánh sai số ước tính tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu

Sai số ước tính tổng hợp của toàn bộ Báo cáo tài chính sẽ được so sánh với sai số ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của toàn bộ Báo cáo tài chính. Việc so sánh này cho phép đánh giá toàn bộ các sai sót trong các khoản mục có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu chung của toàn bộ Báo cáo tài chính không. Kết hợp với việc so sánh sai số ước tính và sai sót có thể chấp nhận ở

từng khoản mục, kiểm toán viên sẽ quyết định lập báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần, báo cáo loại trừ…

Khi đánh giá việc trình bày hợp lý Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải đánh giá xem liệu tổng tất cả các sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm toán, nhưng chưa được sửa chữa có hợp thành một sai sót trọng yếu hay không. Tổng cộng những sai sót chưa được sửa chữa bao gồm những sai sót cụ thể mà kiểm toán viên đã xác định, bao gồm cả ảnh hưởng của những sai sót đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán kỳ trước nhưng chưa được sửa chữa; những ước tính tối ưu của kiểm toán viên về những sai sót khác có thể đã không được xác định cụ thể (những sai sót dự kiến).

Nếu kiểm toán viên kết luận rằng những sai sót có thể là trọng yếu thì cần có biện pháp giảm bớt rủi ro kiểm toán bằng cách tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết hoặc yêu cầu khách hàng điều chỉnh lại Báo cáo tài chính. Thông thường, Ban Giám đốc khách hàng sẽ điều chỉnh Báo cáo tài chính theo các sai sót đã được xác định. Nếu Ban Giám đốc quyết định không chấp nhận điều chỉnh Báo cáo tài chính và các thủ tục kiểm toán thực hiện thêm không cho phép kiểm toán viên kết luận rằng tổng sai sót chưa được sửa chữa không hợp thành sai sót trọng yếu thì kiểm toán viên cần xem xét sửa đổi lại ý kiến nhận xét cho phù hợp. Nếu, theo kiểm toán viên, tổng sai sót chưa được sửa chữa đang tiến đến gần mức trọng yếu thì kiểm toán viên phải xét xem liệu những sai sót chưa được phát hiện khi kết hợp với tổng sai sót chưa được sửa chữa có vượt quá mức trọng yếu hay không và cũng có thể thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán hoặc đề nghị các bút toán điều chỉnh. Sau đó, như đã trình bày ở mục trước, tuỳ thuộc vào thái độ Ban quản lý của khách hàng, kiểm toán viên quyết định loại ý kiến kiểm toán phù hợp.

Đối với rủi ro kiểm toán, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên kiểm tra lại các đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá rủi ro phát hiện bằng cách xem xét kỹ các nội dung sau:

Tính chất của các thủ tục kiểm tra chi tiết: Chẳng hạn như cách kiểm tra bằng thu thập những xác nhận trực tiếp từ bên thứ ba, độc lập với đơn vị thay vì kiểm tra nhằm thu thập các tài liệu nội bộ của đơn vị, hoặc kiểm tra chi tiết cho phép trả lời cho một mục tiêu kiểm toán nào đó, cộng thêm với những thủ tục phân tích.

Thời hạn của các kiểm tra chi tiết: Ví dụ như thực hiện vào cuối kỳ kế toán thay vì thực hiện vào thời điểm giữa kỳ.

Phạm vi của các thủ tục kiểm toán chi tiết: Ví dụ như xác định một mẫu kiểm tra chi tiết rộng hơn hoặc hẹp hơn.

Việc đánh giá của kiểm toán viên về các thành phần của rủi ro kiểm toán có thể thay đổi trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Chẳng hạn, trong quá trình kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên có thể phát hiện ra những thông tin khác rất nhiều so với thông tin làm cơ sở ban đầu cho đánh giá rủi ro kiểm toán. Trong trường hợp này, kiểm toán viên sẽ thay đổi mức độ, tính chất hoặc phạm vi các thủ tục kiểm tra chi tiết so với kế hoạch đã xây dựng ban đầu cho phù hợp với đánh giá mới về rủi ro kiểm toán

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC (Trang 30 - 33)