Xác định mức độ trọng yếu (PM_Planning Materiality)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC (Trang 78 - 81)

- Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp nhập

6. Có những vấn đề liên quan đến việc lập lại báo cáo tài chính?

2.2.4.1. Xác định mức độ trọng yếu (PM_Planning Materiality)

Đánh giá trọng yếu là một bước công việc quan trọng và là một trong những quyết định quan trọng nhất kiểm toán viên phải làm. Việc xác lập mức trọng yếu nhằm mục đích:

- Ước lượng mức độ sai phạm có thể chấp nhận được cho mục đích báo cáo;

- Xác định phạm vi kiểm toán;

- Xác định bản chất, thời gian, quy mô của các quy trình kiểm toán áp dụng;

- Đánh giá tác động của những sai sót có thể phát hiện được hoặc không phát hiện được trên Báo cáo tài chính.

Việc đánh giá trọng yếu phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và óc xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên, do vậy tại VACO công việc này thường do chủ nhiệm kiểm toán thực hiện. Công việc đánh giá trọng yếu chỉ được thực hiện sau khi đã có sự đánh giá rủi ro kiểm toán trên Báo cáo tài chính vì như vậy cơ sở để xác định trọng yếu sẽ chắc chắn hơn. Ngoài ra, việc đánh giá trọng yếu sau khi đã đánh giá rủi ro trên Báo cáo tài chính sẽ được trực tiếp sử dụng để đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ và điều này sẽ tạo thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán.

Deloitte đã xây dựng những hướng dẫn cụ thể cho việc đánh giá trọng yếu trên Báo cáo tài chính, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13: Hướng dẫn ước lượng về tính trọng yếu của Deloitte Touche Tohmatsu

Loại hình khách hàng Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng

Công ty đăng ký trên thị trường

chứng khoán Thu nhập sau thuế 5% - 10%

trường chứng khoán Vốn chủ sở hữu 2%

Lợi nhuận sau thuế 10%

Tổng doanh thu 0.5% - 3%

Chi nhánh của công ty xuyên quốc gia

Mức trọng yếu được xây dựng trên cơ sở doanh thu và ở mức độ cao hơn 2% với công ty không đăng ký trên thị trường chứng khoán ngang bậc. Mức độ trọng yếu ở chi nhánh phải thấp hơn ở công ty mẹ.

Nguồn: Tài liệu VACO - AS/2.

Tuy nhiên các cơ sở được nêu ra ở trên không phải là bất biến, tùy thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên mà nó có thể thay đổi. Theo Bảng hướng dẫn trên thì cũng có một số trường hợp đặc biệt kiểm toán viên cần chú ý trong quá trình đánh giá tính trọng yếu trên Báo cáo tài chính:

Thứ nhất, đối với công ty đăng ký trên thị trường chứng khoán. Trong trường hợp thuế thu nhập giảm xuống mức danh nghĩa hoặc lỗ thì kiểm toán viên có thể sử dụng chỉ tiêu thay thế như vốn góp cổ phần, công nợ phải trả để tính toán mức trọng yếu.

Thứ hai, đối với công ty không đăng ký trên thị trường chứng khoán: - Chỉ tiêu tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu chỉ áp dụng làm cơ sở đánh giá trọng yếu trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động chưa ổn định.

- Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chỉ sử dụng làm cơ sở đánh giá trọng yếu trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục.

- Chỉ tiêu doanh thu thường xuyên sử dụng làm cơ sở đánh giá trọng yếu vì chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết đánh giá trọng yếu theo chỉ tiêu doanh thu:

Bảng 2.14: Hướng dẫn đánh giá trọng yếu theo chỉ tiêu doanh thu

Giá trị doanh thu (USD) Tỷ lệ áp dụng (%)

Đến 500.000 3,0

600.000 2,5

700.000 2,3

900.000 1,81.000.000 1,7 1.000.000 1,7 2.000.000 1,6 6.000.000 1,5 10.000.000 1,2 15.000.000 1,0 30.000.000 0,9 50.000.000 0,8 100.000.000 0,7 300.000.000 0,6 1.000.000.000 và lớn hơn 0,5

Nguồn: Tài liệu VACO.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w