4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh
4.2.5. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm những doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh do họ đưa vào khai thác các năng lực kinh doanh mới và mong muốn giành được thị phần trên thị trường. Không phải doanh nghiệp bao giờ cũng gặp đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, song nguy cơ đó vẫn có thể xảy ra. Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới nhanh hay chậm chủ yếu do rào cản ngăn chặn sự gia nhập vào ngành kinh doanh và việc bảo vệ vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn trên thị trường.
Những rào cản chính để ngăn chặn sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh mới là: sự trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín đứng vững trên thị trường; lợi thế về nguồn nhân lực, nguồn tài chính… Những rào cản này có ý nghĩa là các doanh nghiệp khác phải tốn kém mới gia nhập được thị trường. Phí tổn càng cao thì rào cản càng lớn và ngược lại. Đặc biệt với kinh doanh dịch vụ thông tin di động có xu hướng đòi hởi phải tập trung nguồn vốn khá lớn, điều này làm tăng những rào cản gia nhập đối với các nhà đầu tư. Vì thế mà hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam đa phần là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp có hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Ngoài ra các doanh
nghiệp lớn trên thị trường còn tìm cách chống trả mạnh mẽ với sự gia nhập của đối thủ mới bằng cách cải tiến kinh doanh, phát triển dịch vụ, thu hút khách hàng gây khó khăn cho sự ra đời của đối thủ cạnh tranh mới. Đối với mạng điện thoại mới gia nhập thị trường việc thu hút khách và chiếm lại thị phần của các mạng đang hoạt động cần có sự đầu tư lớn về công nghệ, dịch vụ tiện ích, các chi phí cho quảng cáo, PR… Khách hàng chỉ sử dụng mạng điện thoại mới khi họ cảm thấy có nhiều lợi ích hơn ví dụ như giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, dịch vụ đa dạng nên sự ra đời của mạng điện thoại mới luôn có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, chương trình khuyến mại lớn.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG