Đối với nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu xuất khẩu gạch xây dựng tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng hà nội đến năm 2015 (Trang 64 - 67)

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Sự cần thiết và vị trí của xuất khẩu hàng hoá

1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân

*Xuất khẩu là phương tiện chính góp phần tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ CNH-HĐH đất nước.

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: -Đầu tư nước ngoài.

-Vay nợ, viện trợ.

-Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ. -Xuất khẩu hàng hố.

Trong đó nguồn thu từ xuất khẩu hàng hố là nguồn vốn quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, cơng nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý …Vì vậy, nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu để huy động phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của nước đó vì đây là nguồn chính đảm bảo cho đất nước có thể trả nợ được.

Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại với nước ngồi, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất khẩu và nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là điều kiện, vừa là tiền đề của nhau, xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu.

Đối với nước ta, để tránh được nguy cơ tụt hậu thì trong chính sách CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước ta coi nhập khẩu máy móc, thiết bị, cơng nghệ hiện đại là một nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.

*Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Có hai cách nhìn nhận và tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

-Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất, thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng triển chậm. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.

-Coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở chỗ:

+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và tạo ra một năng lực sản xuất mới.

+ Xuất khẩu góp phần trong việc hình thành cơ cấu sản xuất ln thích nghi được với thị trường.

+ Xuất khẩu thúc đẩy chun mơn hố, tăng cường hiệu quả sản xuất từng quốc gia. Khoa học cơng nghệ càng phát triển thì phân công lao động càng sâu sắc. Ngày nay, nhiều sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được những sản phẩm này, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp sản phẩm hồn chỉnh. Như vậy, mỗi nước có thể tập trung vào sản xuất một vài loại mà họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy những hàng hố mà mình cần.

*Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Xuất khẩu tác động đến nhiều mặt của đời sống nhân dân. Trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu người lao động và tạo ra thu nhập không thấp. Hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng phát triển kéo theo hàng triệu người tham gia lao động vào lĩnh vực này và dần dần nâng cao mức sống của người dân. Bởi vì xuất khẩu phát triển đã kéo theo hàng loạt các ngành nghề khác phát triển, khôi phục lại những ngành nghề truyền thống, khắc phục số nông nhàn trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng triệt để hơn. Xuất khẩu phát triển thúc đẩy quá trình liên doanh liên kết, hàng loạt các ngành nghề mới ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, xuất khẩu cịn tạo nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không tự sản xuất được hoặc sản xuất với giá thành cao phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu của người dân.

*Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới và tăng cường các quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản, là hình thức ban đầu của kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như: du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế phát triển theo. Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Xuất khẩu có vai trị quan trọng trong qúa trình phát triển nền

kinh tế đất nước. Hiện nay Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng vào xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Một phần của tài liệu xuất khẩu gạch xây dựng tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng hà nội đến năm 2015 (Trang 64 - 67)