Công ty thường sử dụng các nghiên cứu thử nghiệm bán hàng mô phỏng như là một bước kiểm soát cuối cùng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Kỷ thuật nghiên cứu này mô phỏng một tiến trình mua mà không có những chi phí và thời gian đòi hỏi ở một quá trình giới thiệu sản phẩm ra thị trường (thường đòi hỏi một chi phí quảng cáo, và thiết lập hệ thống phân phối cao.
Một sản phẩm mới thường đi từ thử nghiệm bán hàng mô phỏng tới việc tung sản phẩm ra thị trường. Các thử nghiệm thị trường (market tests) hiếm khi được sử dụng do nó có thể tiêu tốn nhiều thời gian và để lộ nhiều thông tin về sản phẩm mới cho đối thủ cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp sản phẩm mới sẽ được giới thiệu ở một khu vực thị trường cụ thể nào đó và sau đó chuyển sang thực hiện tung sản phẩm ra toàn thị trường một cách nhanh chóng.
Nghiên cứu bán hàng mô phỏng là thời điểm đầu tiên mà các yếu tố marketing khác như sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì, quảng cáo được tập hợp lại với nhau và thử nghiệm thay vì thực hiện các cuộc nghiên cứu đơn lẽ cho từng yếu tố như đã đề cập ở giai đaọn phát triển sản phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu giai đoạn này là lựa chọn ra những sản phẩm đưa ra được những cơ hội tốt cho sự thành công trên thị trường sau này, đây là những sản phẩm được lựa chọn cuối cùng để tiếp tục giới thiệu ra thị trường. Và một mục tiêu khác của các nghiên cứu bán hàng mô phỏng là đưa ra được một ước lượng về lượng tiêu thụ hoặc thị phần
Mục đích cuối cùng của phương pháp thử nghiệm này là đưa ra một đo lường đánh giá tiềm năng sản phẩm được tiêu thụ, thường được diễn giải thông qua sự đo lường về thị phần hoặc sự đo lường về doanh số dựa trên số tiền hoặc số lượng tiêu thụ.
Nguồn:
- Pratical Marketing Research - Jeffrey L. Pope –American Management
Association
- Practical Marketing Research An Integrated Global Perspective – Neil Bruce
Holbert, Mark W. Speece – Prentice hall.