THIỀN SƯ Viên Chiếu (99 9 1090)

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 30 - 42)

Chùa Cát tường, kinh đô Thăng Long, Sư họ Mai, tên Trực, người Long đàm1 Phúc đường2, là con người anh bà Linh Cảm thái hậu nhà Lý3. Thuở nhỏ thông minh hiếu học, nghe đồn vị trưởng lão tại chùa Mật nghiêm4 quận mình xem tướng giỏi, nên đến xem thử cho biết. Vị trưởng lão nhìn kỹ [11a1]

rồi bảo: "Ngươi có duyên với Phật pháp, nếu xuất gia sẽ là người trong hàng thiện Bồ tát, bằng không thì việc thọ yểu khó bảo toàn". Sư cảm ngộ, giã từ cha mẹ, đến núi Ba tiêu theo học với Định Hương, hầu hạ nhiều năm, nghiên cứu Thiền học, Sư thường trì kinh Viên giác, rõ thấy được phép Tam quán5. Một tối trong lúc thiền định, Sư thấy Bồ tát Văn Thù cầm dao mổ bụng, rửa ruột rồi dùng thuốc rịt lại. Từấy,

1 Tức huyện Thanh trì. Lịch triều hiến chương loại chí 2 tờ 28b2 nói: "Huyện Thanh trì, xưa gọi là Thanh đàm" Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà nội, nói: "Huyện Thanh trì xưa là châu Long đàm thuộc phủ Giao châu, Lê Quang Thuận đổi lại cho lệ thuộc vào phủ

thống hạt. Đời Trung Hưng tránh tên húy mới đổi là Thanh trì". Phương đình địa dư chí 5 nói: "Huyện Thanh trì xưa là Long đàm nhà Minh đổi làm Thanh đàm thuộc châu Phúc yên, Lê Trung Hưng đổi làm Thanh trì, lại đổi chữ Thanh ba chấm thủy thành chữ

Thanh không có ba chấm thủy, lĩnh mười hai tổng, 100 xã thôn sở". Hoàng minh thực lục ghi: "Ngày mồng một Quí tị tháng sáu năm Vĩnh lạc thứ năm (1407) đổi huyện Long đàm xưa ra làm Thanh đàm". Lịch triều hiến chương loại chí 2 tờ 28b2 viết: "Huyện Thanh trì xưa gọi là Thanh đàm, đời Lê Trung Hưng vì tránh húy của Thế tôn (là Đàm) cải làm Thanh trì". Nay là huyện Thanh trì, tỉnh Hà đông.

2 Phúc đường vì bao gồm Long đàm, tức phải gồm huyện Thanh trì và một số huyện khác, mà trong đó rất có thể nhất là huyện Thượng phúc ngày nay. Cái tên Phúc đường cho đến thời Trần vẫn còn dùng. Thầy của Tuệ Trung Thượng Sỹ là Tiêu Diêu, quê quán ở Phúc đường. Thượng sĩ ngữ lục tờ 31b7-32a3 còn chép một bài thơ của Tuệ Trung tả cảnh vật Phúc đường, nhan đề Phúc

đường cảnh vật:

Phúc đường cảnh trí đã sum vầy Nhờ ngọn gió thiền mát mẻ vây Lơ thơ dậu đổ măng gầy mọc Vắng vẻ sân sâu thông dại đầy Chưa nhằm lúc thới người hiền hiện Hãy thích rừng sâu thú quý đây Sớm muộn trời già khai Phật nhật Mận đào khắp ngõ ánh xuân say.

3 Tức là mẹ của Lý Thánh Tôn. Đại Việt sử lược 2 tờ 11a1 viết: "Long Thụy Thái Bình năm thứ nhất (1054) tôn mẹ Mai Thị làm Linh Cảm thái hậu". Hoàng Xuân Hãn trong Lý Thường Kiệt (Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản, 1966, tr 422 và 432) vì không nhận ra

điều vừa dẫn tưởng lầm Linh Cảm thái hậu là Linh Nhân thái hậu, nên đã hai lần viết "Sư Viên Chiếu cháu Thái hậu Linh Nhân" hay "Sư Viên Chiếu là con anh thái hậu _ Lan". Thực ra, Đại Việt sử lược là cuốn sử duy nhất nói thái hậu Linh Cảm là mẹ của Lý Thánh Tôn. Các cuốn sử khác nhưToàn thưB2 tờ 39b1 và Cương mục chính biên 3 tờ 21a1 thì ghi: "Tôn mẹ Mai Thị làm Kim Thiên hoàng thái hậu". Đại Việt sử lược là một cuốn sửđời Trần ghi là thái hậu Linh Cảm, thì không biết Toàn thưđã lấy cái tên Kim Thiên hoàng thái hậu từđâu?

4 Truyện của Nguyện Học ở tờ 35b7 có nói Học "nhỏ theo học với Viên Trí chùa Mật nghiêm". Nhưng Viên Trí chùa Mật nghiêm này tất không phải là vị trưởng lão chùa Mật nghiêm ởđây, bởi vì Nguyện Học mất năm 1175 thì dù Học có sống tới 95 tuổi đi nữa, Viên Trí bấy giờ mới là người cùng thế hệ với Viên Chiếu mà thôi. Chiếu sinh năm 999 và mất năm 1090. Do thế, vị trưởng lão chùa Mật nghiêm ởđây rất có thể là thầy của Viên Trí.

5 Tức ba phép tu thiền định kê ra trong kinh Viên giác nhằm đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, đây là samatha (Phạn: samatha), tam ma bạt đề (samàpatti) và thiền na (dhyàna). Samatha nguyên nghĩa nó là dừng nghỉ, nghĩa là, làm cho tâm hồn tán loạn, dừng nghỉ lại một chỗ. Do sự thanh trừng các ý niệm sai lầm và hiểu được sự vọng động của các thức, "trí tuệ thanh tịnh phát sinh, thân tâm khách trần theo đấy mà mất hẳn, từđó bên trong cảm thấy tĩnh tịch nhẹ nhàng. Do sự tịch tĩnh đó nên tâm của các Như

Lai ở trong mười phương thế giới được hiện rõ như bóng ở trong gương. Phương tiện đó gọi là sa ma tha". Samàpatti nguyên nghĩa là để vào một nơi, tập trung vào một chỗ, nghĩa là "đem cái tâm giác ngộ thanh tịnh, hiểu biết rằng tâm tính và căn trần

đều do huyễn hóa mà dấy lên các huyễn để trừ huyễn, biến ra các huyễn để phơi bày mọi thứ huyễn, nên bên trong phát ra lòng

đại bi nhẹ nhàng. Phương tiện đó gọi là tam ma bát đề". Dhyàna nguyên nghĩa là suy nghĩ, chiêm nghiệm nghĩa là, "biết rõ rằng thân tâm đều trở ngại vì không biết sự giác ngộ sáng suốt là không dựa vào các thứ ngăn che, vĩnh viên vượt qua được thế giới có ngăn che và không ngăn che, phiền não và niết bàn cũng không còn vướng mắc nhau, thì niềm nhẹ nhàng tịch diệt phát ra bên trong phương tiện đó gọi là thiền na". Xem Đại phương quảng viên giác tu đa la liễu nghĩa kinh ĐKT 842 tờ 917c14 tờ 918a4.

những gì đã học trong lòng, trở thành rõ ràng như từng biết1, sâu rõ ngôn ngữ tam muội2, thuyết giảng lưu loát. Sau đó, Sưđến bên tả kinh thành dựng chùa đểở. Người học qui tụđông đảo.

Có tăng hỏi: "Phật với Thánh, nghĩa ấy thế nào?" Sưđáp: "Cúc trùng dương dưới dậu

Oanh thục khí đầu cành3"

Lại hỏi: "Cảm ơn, nhưng người học này không hiểu xin thầy dạy lại". Sưđáp: "Ngày thì ác vàng dọi

Đêm đến thỏ bạc soi" Tăng lại hỏi: "Chân ý Sưđã rõ,

Máy huyền ấy thế nào?"

Sưđáp: "Bưng chậu nước đầy không cẩn thận Một phen vấp ngã hối mà chi?"

Vị tăng nói: "Cảm ơn thầy".

Sư chỉ nói: "Sóng sông chìm chớ tát

[12a1] Gieo mình tựđắm thôi".

Lại hỏi: "Thiếu Thất, Ma kiệt rất huyền, từ xưa đến nay, ai nối nhau làm chủ?"4. Sưđáp: "Sáng tối tượng trời do quạ thỏ

Lõm lồi hình đất nọ núi sông"5

Lại hỏi: "Thế nào là căn nguyên đại đạo thẳng đường đi?"

1An nam chí nguyên 3 tờ 209 dẫn đoạn này: "Thiền sư Viên Chiếu là vị sư huyện Thanh Đàm thông minh hiếu học, nghiên cứu Thiền tôn. Một hôm nằm mộng thấy Bồ tát Văn Thù đem dao đến mổ bụng súc ruột dùng thuốc rịt lại. Từđó những gì đã học trong lòng trở thành rõ ràng nhưđã từng biết. Về sau tôn phong của Sư nổi lớn". Xem thêm Đạo giáo nguyyên lưu quyển thượng tờ 16a4-5.

2 Ngôn ngữ tam muội này, tức là một tên khác của Phân biệt chư pháp cú tam muội, một trong 108 thứ tam muội do Đại phẩm bát nhã dẫn ra, mà Đại trí độ luận giải thích thế này: "Chứng được thứ tam muội đó thì có thể phân biệt hết ngôn ngữ văn tự của tất cả các pháp, giảng thuyết cho chúng sanh không vướng mắc trở ngại". Xem Đại trí độ luận 17 tờ 400c 28-29.

3An nam chí lược 15 tờ 147 dẫn đoạn này, rồi bảo là từTham đồ hiển quyết. Nó viết: " Thiền sư Mai Viên Chiếu thường viết Tham

đồ hiển quyết, đại khái nói rằng: "Một hôm đang ngồi trước nhà, bỗng có một vị sưđến hỏi: "Phật với Thánh, nghĩa ấy thế nào?" Chiếu đáp: "Cúc trùng dương dứơi dậu

Oanh thục khí đầu cành. Sách ấy phần lớn gồm những lời như vậy".

Cứ vào đâu nói "Sách ấy phần lớn gồm những thứđó" của Lê Tắc, ta có thể kết luận rằng tất cả cơ duyên thoại ngữ trong truyện này đều rút ra từTham đồ hiển quyết, nếu không là toàn bộTham đồ hiển quyết, mà các tác giảThiền uyển tập anhđã chép vào

đây. Chúng tôi nghĩ rằng, nó rất có thể là toàn bộ, bởi vì so với phần Đối cơ của Thượng sĩ ngữ lục, số thoại ngữ dẫn ra đây lên tới đến 180 câu hỏi đáp, trong khi của Thượng sĩ ngữ lục chỉ tới 96 câu mà thôi, thì cũng đủ thấy nó đã đầy đủ tới mức nào . Dầu một phần hay toàn bộ, ta có thể nói rằng Tham đồ hiển quyết là tác phẩm văn học và tư tưởng xưa nhất của đời Lý được bảo tồn dưới một dạng hình trọn vẹn.

4 BồĐềĐạt Ma chín năm bích quán trên Thiếu thất. Phật Thích Ca 20 ngày trầm mặc tại Ma Kiệt đà. ởđây muốn nói đến mật chỉ

của Phật và Tổ. Lâm Khê Kỉnh Thoát hoà thượng, nhập đạo thiển thâm tụng: Thiếu thất dữ Ma kiệt

Đệđại xưng dương hử

Ngã kim vấn nhữđồ

Thủy tác tương lai chủ. Xem Truyền đăng lục 29 tờ 454 a21.

5 Càn tượng và Khôn duy là những từ lấy ở Chu Dịch, thiên Hệ từ thượng:"Trời cao đất thấp, định ra càn và khôn. ở trên trời thành nên tượng, ở dưới đất tạo nên hình, biến hóa mà hiện ra". Xem Chu dịch 7 tờ 1a3-7. Những từđấy dùng để chỉ trời đất. Từ Nhạc Hoài là để chỉ núi sông. Nhạc tức là Ngũ nhạc, tức năm ngọn núi lớn của Trung quốc, đây tượng trưng cho tất cả núi. Hoài tức sông Hoài, đây chỉ cho tất cả sông.

Sưđáp: "Gió lộng bờ cao hay cỏ cứng

Nhà tan nước mất biết trung lương"1.

Lại hỏi: "Tất cả chúng sanh từđâu mà đến? Trăm năm sau sẽ vềđâu?" Sưđáp: "Rùa đui chui vách đá

Trạch què bò núi cao"

Lại hỏi: "Xanh xanh trúc biếc thảy chân như2. Thế nào là dụng của chân như?". Sưđáp: "Tặng anh ngàn dặm xa Cười mang trà một bình"3 Tăng thưa: " Đến suông có ích gì là sao?"4. Sưđáp: "Ai biết đi Đông a Nửa đường đầu đã bạc"5 Lại hỏi: "Đã hiên một cửa vắng Thong thả gõ ai hay"6

Sưđáp: "Kim cốc đìu hiu hoa cỏ rối Mà nay hôm sớm thả trâu dê".

Tăng thưa: "Vì sao như vậy?"

Sưđáp: "Giàu sang cùng kiêu thái Lầu chợ khiến tan hoang"7

Lại hỏi: "Long nữ[12b1] dâng châu thành Phật quả, Đàn na bố thí phước ra sao?"8.

1 Ý và tứ rút từ hai câu của Đường Thái Tôn tặng cho Tiêu Vũ: Tật phong tri kỉnh thảo

Bản đảng thức thành thần.

Xem Tân đường thơ 101 tờ 2a9-10. Trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi dịch: "Khi bão mới hay là cỏ cứng

Thuở nghèo thì biết có tôi lành."

2 Có người hỏi Thiền sư Viên Chiếu: "Một tạng tròn sáng, thì thế là gì?" Chiếu đáp: "Nhọc người xa đến". Hỏi: "Thế thì chẳng phải là một tạng tròn sáng sao?". Chiếu đáp: "Xin uống một chén trà". Xem Truyền đăng lục 20 tờ 367c13-15.

3 Có người hỏi Thiền sư Án Xương: "Khi không chịu bàn bạc thì sao?" Xương đáp: "Thì đến mà làm gì?". Hỏi "Đến cũng không bàn bạc". Đáp: "Đến suông cũng ích gì?" (Không lai hà ích). Xem Truyền đăng lục 20 tờ 363b 15-17.

4 Có người hỏi Thiền sưĐại Châu Huệ Hải: Pháp thân và Bát nhã là gì? Hải đáp: "Xanh xanh trúc bíêc đều là pháp thân, dờn dợn hoa vàng chẳng cái nào là chẳng Bát nhã". Xem Truyền đăng lục 6 tờ 247c15.

5Đông a, nơi ông già hẹn gặp Trương Lương sau 13 năm. Trương Lương là bầy tôi nước Hàn. Khi Tần Thỉ Hoàng thống nhất Trung quốc, Lương muốn báo thù cho nước, nhưng không có cách nào thành công. Môt hôm gặp một ông già trên cầu. Ông đánh rơi chiếc dép xuống cầu và bảo Lương đi lượm. Lương dầu tức giận, vẫn làm theo lời ông. Sau ông trao bí quyết cho Lương và dặn Lương sau 13 năm đến gặp ông ở Cốc thành. Bùi Ân chua Cốc thành ở huyện Đông a. Xem Sử ký 55 tờ 2b2-4.

6 Dã Hiên, tên một vị Thiền sư . Những tài liệu Phật giáo và Thiền tôn Trung quốc không ghi một ai có tên như vậy cả. Trong

Thượng sĩ hành trạng do Trần Nhân Tôn viết và in ởThượng sĩ ngữ lục tờ 40a4-5, Trần Nhân Tôn nói rằng trong khi để tang mẹ

mình thì có yêu cầu Tuệ Trung "giảng hai lục Tuyết đậu và Dã hiên". Tuyết đậu lục là của Thiền sư Trùng Hiển ((980-1052). Còn Dã hiên lục của ai, thì nay ta không rõ. Rất có thể là tác phẩm của một Thiền sư Việt nam. Nếu Dã Hiên là một Thiền sư Việt nam thì ông phải sống trước thời Viên Chíêu, tức trước năm 999.

7 Kim Cốc, nơi Thạch Sùng, người giàu nhất đời Tấn, xây dựng lâu đài cực kỳ tráng lệ xa hoa và là nơi ái thiếp của Sùng là Lục Châu tự tử, hiện ở phía tây bắc huyện Lạc dương, tỉnh Hà nam. Xem Tấn thư 3 tờ 10b7-13a4.

8 Long nữ hiến châu. Điển một người con gái dâng châu cho Phật trên hội Linh sơn và thành Phật ngay sau đó. Xem Diệu pháp liên hoa kinh 12, phẩm Đề Bà Đạt Đa tờ 3a-b. Xem thêm Hoà thượng Đan Hà, Ngoạn châu ngâm:

Long nữ Linh sơn thân hiến Phật Bần nhi y hạ kỷ ta đà.

Sưđáp: "Trong trăng quế muôn thuở Rậm, thưa vẫn một vành".

Tăng thưa: "Nhọc mà vô ích là sao?"1. Sưđáp: "Như gương treo trên trời Nhân gian soi khắp nơi".2

Lại hỏi: "Qua sông phải dùng bè

Đến bến hết cần ghe

Khi không qua sông thì sao?"3. Sưđáp: "Ao khô cá lên cạn Sống cả vạn năm xuân".

Tăng thưa: "Thế nào là "Theo dòng mới đạt được Diệu lý?"4. Sưđáp: "Nghe nói bạn Kinh Kha

Một đi không trở lại"5.

Lại hỏi: "Lẫn lộn quặng vàng cùng một chất Xin thầy phương tiện luyện tinh ròng"6.

Sưđáp: "Không phải khách Tề quân Sao biết biển cá lớn"7.

Xem Truyền đăng lục 30 tờ 463b25.

Đàn na, phiên âm chữ phạn dàna, nghĩa là bố thí.

1 Lao nhi vô công. Chữ lấy từ thiên Hiếu Hạnh lãm của Lã thị xuân thu: "Cầu chi kỳ bản, kinh tuần nhi đắc, cầu chi kỳ mạt, lao nhi vô công." (Tìm cái gốc nó thì qua tuần tất có, tìm cái ngọn nó thì nhọc mà vô ích). Xem Lã thị xuân thu 14 tờ 3a8, thành ngữ Lao nhi vô công cũng thường dùng trong Phật giáo để chỉ việc tu Thiền mà không kiêm tu Tịnh độ.

2 Có người hỏi Thiền sư Aâu chương:

"Thế nào là: Một vầng trăng treo Muôn nước đều thấy"

Chương đáp: "Khó nói với kẻ nhắm mắt". Xem Truyền đăng lục 20 tờ 367b 23-24.

3 Thí dụ chiếc thuyền, rút ra từ kinh Kim cang:

"Nên biết rằng Ta nói pháp cũng như thí dụ về chiếc thuyền". Xem Kim cang kinh tờ 749b10. Vĩnh Gia Huyền Giác, Quán tâm thập môn:

Nhiên độ hải ưng thượng thuyền Phi thuyền hà năng độ?

(Nhưng qua biển phải lên thuyền, Không thuyền sao qua được?) Xem Truyền đăng lục 5 tờ 242a18-19

4 T ùy lưu thỉ hoạch diệu lý. Từ và ý rút ra từ bài kệ truyền pháp của Ma Noa La, tổ thiền thứ 22 ởẤn độ: Tâm tuỳ vạn cảnh chuyển

Chuyển xứ thật năng u Tùy lưu nhận đắc tánh Vô hỷ phục vô ưu

Xem Truyền đăng lục 2 tờ 214a 24-25

5Điển Kinh Kha đi sứ Tần trong Chiến quốc sách. Thái tử nước Yên và khách khứa tin Kinh Kha đến sông Dịch. Cao Tiệm Ly đánh

đàn, Kinh Kha tiến mà ca:

"Gió vi vu hề sông Dịch lạnh tê Tráng sĩ một đi hề không trở về" Xem Chiến quốc sách 31 tờ 5b10-11

6 Thí dụ vàng quặng của kinh Viên giác: "Thiện nam tử, như luyện quặng vàng, vàng không phải do luyện mà có. Khi đã thành vàng

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)