TRƯỞNG LÃO La Quý

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 104 - 105)

Chùa Song lâm, làng Phù ninh, Phủ Thiên đức1. Người An chân2, họĐinh. Thuở nhỏ vân du các phương, khắp hỏi các bậc thiền. Trải qua nhiều năm không gặp duyên đạo, bèn sắp thối chí. Sau tại pháp hội của Thông Thiện ở chùa Thiền chúng nghe nói một lời, lòng liền khai ngộ, bèn chịu phục thờ làm thầy.

Khi Thiền sắp tịch, gọi Sưđến dạy: "Xưa thầy ta là Định Công, căn dặn ta rằng: con khéo giữ pháp của ta, gặp người họĐinh thì truyền. Con đúng là người đó. Ta nay (48a1) đi vậy".

Khi đã đắc pháp, Sư tùy phương diễn hóa, chọn đất dựng chùa. Mỗi khi nói ra lời nào tất là phù sấm. Sư có lần ở chùa Lục tổ, đúc tượng Lục tổ bằng vàng, sau sợ trộm cướp nên đem chôn ở cửa chùa và dặn: "Gặp vua sáng lấy ra, đụng chúa tối thì dấu".

Khi sắp tịch, Sư dạy đệ tử là Thiền Ông rằng: "Xưa kia, Cao Biền3 xây thành bên sông Tô lịch, biết đất Cổ pháp ta có khí tượng đế vương, nên đã đào đứt con sông Điềm4 và những ao Phù chẩn5 v.v... đến 19 chỗđể trấn yểm nó. Nay ta đã khuyên Khúc Lãm lấp lại như xưa. Lại nữa ở chùa Châu minh6 ta có trồng một cây bông gạo để trấn chỗ dứt, biết đời sau ắt có kẻ hưng vương ra đời để phò dựng Chánh pháp của ta. Sau khi ta tịch, con khéo đắp một ngọn tháp bằng đất, dùng phép, yểm dấu trong đó, chớ cho người thấy".

Nói xong Sư tịch, thọ 85 tuổi.

1 Tức làng Phù ninh huyện Từ sơn, tỉnh Hà bắc ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Thường Chiếu.

2 Bắc thành địa dư chí lục 4 có liệt ra hai xã mang tên An chân thuộc trấn Sơn nam hạ. Một thuộc tổng Đông hối huyện Thanh quan, phủ Tiên hưng. Và một tổng Đông Chân, huyện Quỳnh côi, phủ Thái bình. Hai huyện này ngày nay đều thuộc tỉnh Thái bình. Huyện Thanh quan nay là huyện Thái bình, còn huyện Quỳnh côi nay vẫn giữ tên cũ. Chúng tôi hiện chưa biết làng An chân nào là quê quán của La Quý.

Ngoài ra cũng cần thêm là, chữ "An chân" có thể là một viết sai của An trinh. Chữ chân với chữ trinh, tự dạng chúng rất giống nhau. Thực ra nếu La Quý là người An trinh, thì nó hợp lý hơn. Bởi vì cứ truyện Định Huệ tờ 53a9 thì làng An trinh thuộc phủ Thiên đức, còn truyện La Quý ởđây để cho thấy La Quý hình như có quê quán tại Cổ pháp với những câu nói như "đất Cổ

pháp ta" hay những việc làm như trồng cây bông gạo tại chùa Châu minh.

3 Cao Biền (? - 887) bắt đầu xây thành khoảng vào tháng 11 năm Hàm Thông thứ 7 (866). Thành đây là thành Đại la, nằm tại địa phận thủđô Hà nội ngày nay. Xem Đại Việt sử lược 1 tờ 12b2 và Toàn thưB5 tờ 14b-15a. Về sông Tô lịch, xem chú thích (9) truyện Đạo Hạnh.

4 Sông Điềm hay là Điềm Giang, chúng tôi hiện chưa tìm thấy một tài liệu nào khác nói tới, nhưng nghi nó có thể chỉ sông Đuống, tức sông Thiên đức cũ. Tuy nhiên, sông Thiên đức chưa từng có tên sông Điềm, như tài liệu hiện tại cho biết. Có thể sông Điềm là sông Thiên đức hay một nhánh nó chảy qua làng Vân điềm huyện Từ Sơn tỉnh Bắc ninh ngày nay. Đại Việt lịch triều đăng khoa lục

có ghi một số tiến sĩ xuất thân từ làng Vân điềm, hạt Đông ngạn như Nguyễn Quán khoa 1595, Nguyễn Nghi khoa 1619 ...

5 Ao Phù chẩn chắc nằm tại làng Phù chẩn huyện Từ sơn, tỉnh Hà bắc ngày nay. Bởi vì Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 1 và 2 có ghi một số người đậu các khoa tiến sĩđến từ làng Phù chẩn, huyện Đông ngạn như Trần Cô trạng nguyên khoa 1266, Nguyễn Thì Phùng tiến sĩ khoa 1508, Nguyễn Niệm và Nguyễn Hiên khoa 1588, Nguyễn Xuân Chỉ khoa 1637, Nguyễn Đình Bảng khoa 1670 v.v... Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Từ miếu, có ghi miếu vua Lê Uy Mục ở xã Phù chẩn, huyện Đông ngạn. Những ao khác đào tại vùng xung quanh Phù chẩn này, ngày nay ta không biết và chắc không bao giờ ta biết, vì truyện nói "La Quý khuyên Khúc Lãm lấp chúng lại như xưa".

6 Cây bông gạo chùa Châu minh này chắc là cây bông gạo làng Diên uẩn, nơi đã bị sét đánh thành bài sấm tuyên truyền cho sự lên ngôi của Lý Công Uẩn, mà Đại Việt sử lược 2 tờ 1a-b và Toàn thưB1 tờ 31a-32 đã chép lại... Xem chú thích (8) truyện Vạn Hạnh.

Lại kể rằng, vào năm Bính thân đời Đường Thanh Thái thứ 3 (936). Sư trồng cây bông gạo, thường có làm bài thơ kệ rằng:

(49a1) "Đại sơn đầu rồng ngững Đuôi cù ẩn Châu minh Thập bát tửđịnh thành Bông gạo hiện long hình Thỏ gà trong tháng chuột Nhất định thấy trời lên". (49a1).1

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)