THIỀN SƯ Quảng Nghiêm (112 2 1190)

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 82 - 84)

Chùa Tịnh quả, Trung thụy, Trương canh1. Người Đan phụng, họ Nguyễn (36b1). Sớm mất cha mẹ, Sư theo người cậu là Bảo Nhạc thọ nghiệp, đấy là bước đầu phát tâm. Nghe Trí Thiền2 giáo hóa ở chùa Phúc thánh tại Điển lãnh. Sư liền đến đó tham vấn.

Một hôm, nghe Thiền giảng Tuyết đậu ngữ lục3đến chuyện hai vị tôn túc Đạo Ngô và Tiệm Nguyên, tới nhà người chết hỏi việc sống chết4, Sư như có điều tỏ ngộ, liền hỏi: "Một câu thoại đầu ấy, cổ nhân nói, nhân trong sống chết còn có lý không?".

Thiền đáp: "Người thể nhận được lý do đó chăng?" Sư thưa: "Thế nào là lý không sinh tử?"

Thiền đáp: "Chỉở trong sinh tử, mới khéo hiểu được nó" Sư thưa: "Thế là đã vô sinh rồi"

Thiền bảo: "Tức cũng tự mình hiểu lấy"

Nghe xong, Sư hoàn toàn được giải đáp, bèn hỏi: "Làm cách nào để quyết chắc?" Thiền đáp: "Rõ rồi cũng giống như chưa rõ".

Sư sụp lạy, Từđấy, tiếng tăm Sư vang khắp Thiền lâm.

Lúc đầu Sưđến chùa Khánh ân tại Siêu loại trác tích. Binh bộ Thượng thư Bằng Giáng Tường nghe danh kính mộ, thỉnh Sư về trụ trì chùa Tịnh quả. Sư nêu cao tôn chỉ, Thiền (37a1) lữđến học đều không đến suông5.

Một hôm có đệ tử nhập thất là Thường Chiếu, nêu kinh Kim cang ra hỏi: "Pháp mà Như Lai đạt được, pháp đó không thật, không hư vậy nó là pháp gì?"6

Sưđáp : "Người đừng có chê khéo đức Như Lai" Chiếu đáp: "Hoà thượng đừng có chê khéo lời kinh". Sư hỏi: "Kinh đó do ai nói?"

Chiếu đáp: "Hoà thượng đừng có đùa lâu với con, há chẳng phải Phật nói sao?"

1 Xem chú thích (2) truyện Bảo Giám

2 Nguyên văn chép Trí Thiền. Nhưng truyện Minh Trí ở trên nói "tên trước của Trí là Thiền Trí". Vậy Trí Thiền chắc là một chép lộn của Thiền Trí hay ngược lại.

3 Tức Minh Giác Thiền sư ngữ lục, 6 quyển, ĐTK 1996 tờ 669-711, của Thiền sư Trùng Hiển (980-1052) núi Tuyết đậu ở Minh châu, sau khi mất, được vua Tống ban hiệu cho là Minh Giác.

4Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đi điếu tang. Nguyên vỗ quan tài nói: "Sống ư? Chết ư?". Ngô nói: "Sống, không nói. Chết không nói". Nguyên hỏi: "Vì sao không nói?". Nguyên đáp: "Không nói là không nói". Xem Bích nham lục 6, tắc 55 tờ 198a.

5 Nguyên văn: Hư vãng, Trang tử "Đức sung phù": "Lập bất giác, tọa bất nghị, hư nhi vãng, thật nhi quy". Xem Trang tử 2 tờ 16a3- 4.

6 Kim cang kinh: "Như Lai sởđắc pháp, thử pháp vô thật vô hư" Xem Kim cang kinh tờ 750b29

Sưđáp: "Nếu là Phật nói, tại sao trong kinh lại bảo: "Nếu nói Như Lai có chỗ thuyết pháp, tức là huỷ báng Như Lai"1

Chiếu không nói được.

Có vị Tăng đến hỏi: "Pháp thân là gì?" Sưđáp: "Pháp thân vốn không tướng". Lại hỏi: "Thế nào là Bát nhã?"

Sưđáp: "Bát nhã không hình" Hỏi: "Thế nào là cảnh Tịnh quả?".

Sưđáp: "Cây thông, cây thu bên bãi tha ma xưa". Hỏi: "Thế nào là người trong cảnh?"

Đáp: "Một mình ngồi bít miệng bình".

Lại thưa: "Chợt gặp tri âm, làm sao tiếp đây?" Sưđáp: "Tuỳ duyên nhướng đôi mày".

Lại thưa: "Làm sao mới là con cháu Kiến sơ và dòng dõi Âu công?"2

Sưđáp: "Người Ngu nước Sở". Vị Tăng không đáp được.

Đến ngày rằm tháng 2 năm Canh Tuất Thiên Tư Gia Thụy thứ 5 (1190), lúc sắp tịch, Sư nói bài kệ sau:

"Lìa tịch mới bàn câu tịch diệt Được vô sinh sau nói vô sinh Làm trai có chí xông trời ấy

Chở hướng Như Lai hành xứ hành"3.

Nói kệ xong, Sư chấp tay ngay ngắn mà mất, thọ 69 tuổi. Bằng công làm lễ hỏa táng, dựng tháp thờ.

1Đại Châu Huệ Hải hỏi một giảng sư kinh Kim cang: "Kinh đó là ai nói?" Vị sư lên tiếng đáp: "Hoà thượng nói giỡn sao: Há không biết Phật nói sao?. Sư nói: "Nếu bảo Như Lai có chỗ thuyết pháp tức là hủy báng Phật, người đó không biết nghĩa ta nói ..." Xem Truyền đăng lục 6 tờ 247a2-5.

2 Kiến sơ chỉ cho Vô Ngôn Thông, thiền phái của Thông cũng gọi là phái Kiến sơ. Âu công chỉ cho Đạo Huệ, Đạo Huệ họ Aâu.

3 Thiền sưĐồng An Sát, Thập huyền đàm: "Trượng phu tự hữu xung thiên chí Mạc hướng Như Lai hành xứ hành". Xem Truyền đăng lục 29 tờ 455b16-17.

T hế H T h Mư ời H a i ( C ó 7 n gư ời , 6 n gư ời k h u yết lc )

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)