THIỀN SƯ Y Sơn (? 1216)

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 151)

(70b1) Chùa Đại từ, Đại thông trường, Long phúc1. Người Cẩm hương, Nghệ an2, họ Nguyễn, Sư mặt mày đẹp đẽ, ăn nói hoạt bát, Thuở nhỏđi học, coi khắp thư sử, chọn bạn, lựa nghề tất nhằm hữu ích. Nhưng đối với kinh điển Tây trúc, Sư hết sức lưu tâm. Năm 30 tuổi sư xuất gia với một vị Trưởng lão trong làng, sau đến kinh thành tham bái Quốc sư Viên Thông, nhờ một lời nói, đạt được yếu chỉ.

Từđấy, Sư tùy nơi đi giáo hóa, chỉ nhằm lợi người. Vật do người cúng Sưđều dùng vào việc Phật. Sư có làm bài văn khuyên người:

Ham danh chuộng lợi Đều như bọt nước trôi sông Kết phúc gieo duyên Ấy là trong lòng hoài bão.

1Đại thông được nhiều sách sử ghi lại. Đại Việt sử lược 3 tờ 20a4-5 ghi nó như một tên châu và một bến đò. Toàn thưB4 tờ 6b1 nói nó là tên một trấn. Lĩnh ngoại đại đáp 2 tờ 16 bảo nó là tên một phủ. Nhưng không thấy nơi nào ghi Đại thông trường cả. Với chữ trường đi sau nó, Đại thông đây chắc phải liên hệ với một cửa sông hay một của bể bởi vì ta thấy những địa danh thời Lý có chữ trường theo sau thường chỉ liên hệđó. Chẳng hạn Toàn thưB3 tờ 291 nói: "Năm Thiên Thuận thứ nhất (1128) mùa xuân tháng giêng ngày Mậu thân Quang lang trường dâng chín chiếc thuyền của thương gia người Tống dạt tới". Quang lang trường

đây dĩ nhiên không phải ở Lạng sơn mà là ở cạnh cửa bể Liêm hộ, huyện Thụy anh, tỉnh Thái bình. Bắc thành địa dư chí lục 4 có ghi một làng Quang lang thuộc huyện Thụy anh, trấn Sơn nam hạ.

Từđó, Đại thông trường chắc phải liên hệ với bến đò Đại thông và châu Đại thông do Đại Việt sử lược nói tới. Bến đò Đại thông hay Đại thông bộđược Đại Việt sử lược 3 nhắc nhiều lần nhưở tờ 21a1, 22a2, 25a2 v.v...Nhưng đặc biệt có hai lần, mà ta cần chú ý. Một ở tờ 25a3 nói: "Năm Kiến Gia thứ 3 (1213) mùa xuân tháng giêng ngày Tân dậu (Trần) Tự Khánh, dẫn quân vào trong cấm thành, đốt cầu Ngoạn thiền, rồi dẫn quân về bến Đại thông". Và một ở tờ 28a4 viết: "Năm Kiến Gia thứ 4 (1213) mùa hạ tháng 4 Tự Khánh đóng quân ở bến Đại thông, xây lũy ở Nghĩa trú". Như vậy một mặt bến Đại thông phải cách thủđô Hà nội không xa lắm. Mặt khác nó phải ở gần địa điểm Nghĩa trú, để Tự Khánh có thể chỉ huy việc xây lũy. Mà Nghĩa trú hiện nằm tại huyện Mỹ hà, tỉnh Hưng yên hiện nay. Như vậy bến Đại thông chắc nằm khoảng ranh giới huyện Gia lâm với huyện Văn giang, có thể chính tại xã Xuân lâm, huyện Văn giang, nơi những thượng lưu của sông Nghĩa trú tập họp lại để chảy xuống sông Kinh cầu. Từđó, Đại thông trường tất phải bao gồm xã Xuân lâm cũng như một vài xã khác quanh vùng tại huyện Văn giang.

Một khi đã xác định Đại thông trường như thế, thì châu Đại thông chắc phải là một bãi đất lồi tại Đại thông trường. Đại Việt sử lược 3 tờ 28a5 nói: "Tháng tư năm Kiến Gia thứ 4 (1213) Trần Tự Khánh giết Phan Lân ở châu Đại thông trong khi đang ở

bến Đại Thông xây lũy Nghĩa trú, vì Lân muốn liên kết với Nguyễn Nộn. Nhưng trước đó, vào tháng giêng năm đó, Khánh giao cho Lân giữ Siêu loại. Do vậy, châu Đại thông hẳn phải ở vùng bến Đại thông và không xa Siêu loại bao nhiêu.

Kết luận đấy hoàn toàn tỏ ra đúng đắn, khi truyện Y Sơn đây nói Đại thông trường thuộc Long phúc, mà truyện Đạo lâm tờ 66b3 lại nói Long phúc có làng Siêu loại. Từđó, Long phúc chắc là tên một quận đời Lý và địa phận nó gồm một phần huyện Siêu loại và một phần huyện Văn giang, tỉnh Bắc ninh đời Nguyễn, tức một phần huyện Thuận thành, tỉnh Bắc ninh và phần đất phía bắc huyện Văn giang, tỉnh Hưng yên ngày nay.

2Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Tăng Thích nói: "Thiền sư Y Sơn, người huyện Gia lâm, nhỏ thông kinh sử, lại càng giỏi cả sách Phật, có chí lớn, làm lợi người, đến khi thị tịch, hoa cỏ chim muông đều bi cảm". Rồi chua thêm là: "Nói rõ trong An nam chí, về thếđại của Thiền sư chưa thể khảo được".

An nam chí mà lời chua nói đến, là tác phẩm của Cao Hùng Trưng, mà bản in ngày nay gọi là An nam chí nguyên do một lầm lẫn. Khảo An nam chí nguyên 3 tờ 210 thì những ghi chú trên của Đại nam nhất thống chí về Y Sơn quảđã rút ra từđấy. Đến lượt mình, An nam chí nguyên 3 tờ 208 nói là mình đã rút tài liệu từ "Cựu chí" và quan báo các nơi cùng tương truyền của các phụ

lão mà những bản hiện còn nhưAn nam chí lược và Việt kiều thư không thấy sách nào nói đến Y Sơn cả. Phải chăng nó đã lấy từ

những bản đã mất như Giao châu thông chí hay Các châu huyện chí v.v...? Dẫu rút từđâu đi nữa, thì những ghi chú trên về Y Sơn cuối cùng cũng phải rút ra từThiền uyển tập anh, bởi vì văn cú giữa chúng và những chi tiết đều giống nhau. Nếu vậy, tại sao những ghi chú ấy lại có thể bảo Y Sơn là "người huyện Gia lâm?" đây là vì Sơn hoạt động chính ở Gia lâm.

Đến lúc tuổi già, Sư dời về làng Yên lãng1 trụ trì chùa Nam mô, thường dạy đồ chúng rằng: "Các ngươi nên biết, Như Lai thành Chánh giác, đối với tất cả nghĩa lý, không còn có chỗ xem xét. Đối với các pháp bình đẳng, không có gì nghi hoặc, không hai, không tướng, không đi, không đứng, không lường, không hạn, xa lìa hai bên, ở nơi trung đạo, vượt khỏi hết thảy văn tự, ngôn thuyết, truyền được thân lượng bằng hết thảy chúng sanh, được thân lượng bằng hết thảy mọi cõi, được thân lượng bằng hết thảy tam giới, được thân lượng bằng hết thảy Phật, được thân bằng hết thảy ngôn ngữ, được thân lượng bằng hết thảy nguyện, được thân lượng bằng hết thảy hành, được thân lượng bằng hết thảy tịch diệt"2.

Lại nói rằng: "Như Lai thành chánh giác Hết thảy lượng đẳng thân Hồi hổ không hồi hổ3 Đồng tử mắt sáng thần" Lại nói:

"Chân thân thành vạn tượng Vạn tượng tức chân thân Cung trăng xanh quếđỏ Quếđỏ tại cung trăng".

Khi sắp thị tịch, Sư gọi môn đồ dạy: "Ta không trở lại đây nữa". Bấy giờ, hoa trên cây trước chùa tự nhiên rơi rụng, chim sẻ kêu bi thương suốt ba tuần không dứt.

Ngày 18 tháng 3 năm Bính tý Kiến Gia thứ 64 (1216) Sư mất.

1 Làng Yên lãng này nghi là làng Yên lãng quê mẹ của TừĐạo Hạnh, tức nay là làng Láng ở phía tây ngoại thành thủđô Hà nội. Xem chú thích (3) truyện Đạo Hạnh. Làng này hiện có chùa Chiêu thiền, nơi thờĐạo Hạnh và Lý Thần Tôn, mà Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà nội, mục Tự quán, nói tới chùa đấy, Bắc thành địa dư chí lục 1 gọi là chùa Yên lãng. Nhưng chưa thấy tài liệu nào, ghi hay nói làng Yên lãng đấy có chùa Nam mô. Phải chăng làng Yên lãng đây là Yên lãng thuộc huyện Yên lãng, tỉnh Vĩnh phúc ngày nay? Chúng tôi hiện chưa biết làng đấy có một ngôi chùa nào tên Nam mô?

2Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh 52 tờ 274c29-275a17: "Phật tử bồ tát ma ha tát ưng tri Như Lai thành chánh giác ư nhất thiết nghĩa, vô sở quán sát, ư pháp bình đẳng, vô sở nghi hoặc, vô nhị vô tướng, vô hành vô chỉ, vô lượng vô tế, vin ly nhị biên, trú ư trung đạo, xuất quá nhất thiết văn tự ngôn thuyết (... ), đắc nhất thiết chúng sanh lượng đẳng thân, đắc nhất thiết tam thế

lượng đẳng thân, đắc nhất thiết Phật lượng đẳng thân, đắc nhất thiết ngữ ngôn lượng đẳng thân, đắc chân như lượng đẳng thân,

đắc pháp giới lượng đẳng thân, đắc hư không giới lượng đẳng thân, đắc vô ngại giới lượng đẳng thân, đắc nhất thiết nguyện lượng đẳng thân, đắc nhất thiết hành lượng đẳng thân, đắc tịch diệt Niết bàn giới lượng đẳng thân".

3 Hồi hộ bất hồi hộ. Xem Thạch đầu tam đồng khế trong Nhân thiên nhãn mục 5 tờ 327a19.

4 Nguyên văn: Kiến Gia tam niên Bính tý. Nhưng cứĐại Việt sử lược 3 tờ 24b9 và Toàn thưB4 tờ 30b6 thì Kiến Gia tam niên là năm Quí dậu, chứ không phải năm Bính tý. Bính tý thì phải là Kiến Gia lục niên, nhưĐại Việt sử lược và Toàn thưđã có. Chúng tôi nghĩ, chữ tam là một viết lộn của chữ lục, một việc rất dễ xảy ra, và đề nghị sửa lại thành Kiến gia lục niên, như bản dịch đã có.

[71b1]

H P h á i ca T h in Sư T ho Đ ư ờn g 69. THIN SƯ Tho Đường1

Chùa Khai quốc2, kinh thành Thăng long. (Truyền tôn phái của Tuyết Đậu Minh Giác3}

T hế H T h N ht ( 3 n gư ời )

70. HOÀNG ĐẾ Lý Thánh Tôn 71. THIN SƯ Bát Nhã4

Chùa Từ quang, Phúc khánh5 Làng Dịch vương, Trương canh6.

72. CƯ SĨ Ng

Làng Bảo tài1, Long chương {Ba vị trên đều thừa kế Thiền sư Thảo Đường}

1An nam chí lược 15 tờ 147 viết: "Thảo Đường theo Sư phụđến sống khách ở Chiêm thành. Xưa Lý Thánh Vương đi đánh Chiêm thành, bắt được, đem cho vị Tăng lục làm đứa ở. Vị Tăng lục viết Ngữ lục, để trên bàn mà đi, Sư lén sửa lại. Vị Tăng lục lấy làm lạ

vềđứa ở, đem tâu vua. Vua bèn phong làm Quốc sư".

An nam chí nguyên 3 tờ 209 viết: "Thiền sư Thảo Đường, rất có đạo hạnh, biết rành sách Phật, vua Lý tôn làm thầy, sau ngồi thẳng mà mất". Vua Lý đây tức Lý Thánh Vương của An nam chí lược mà Lý Thánh Vương đấy tức Lý Thánh Tôn. CứĐại Việt sử lược 2 tờ 13b3-14a8 và Toàn thư B3 tờ 4b7-5a2 thì suốt đời mình Lý Thánh Tôn chỉđi chinh phạt Chiêm thành một lần vào năm Thần Vũ thứ nhất (1069). Việc bắt được Thảo Đường chắc chắn xảy ra vào năm đó. Còn Thảo Đường được phong làm Quốc sư có lẽ vào năm 1070, hay cùng lắm là năm 1071, bởi vì đầu năm 1072, tức tháng giêng năm Thần Vũ thứ 4, Lý Thánh Tôn bị

bệnh nặng rồi mất luôn. Vị Tăng lục, ngày nay ta chưa biết đích xác là ai. Rất có thể là Huệ Sinh, lúc bấy giờđã làm Tăng Thống và theo Việt điện u linh tập, đã có tham dự vào cuộc viễn chinh Chiêm thành ấy.

Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 15b10 viết Thiền sư Thảo Đường rất có đạo hạnh, tinh thông kinh điển, Vua Lý tôn làm thầy, sau ngồi kiết già mà mất". Tây hồ chí, tập Tự am, dưới mục chùa Khai quốc và chùa Vạn niên, nói Thảo Đường họ Lý, và nơi cư trú của Đường không phải chỉ có chùa khai quốc, mà có cả chùa Vạn tuế, tức Vạn niên nữa.

2 Về chùa Khai quốc, xem chú thích (1) truyện Vân Phong.

3 Tức Thiền sư Trùng Hiển (980 - 1052) núi Tuyết đậu tại châu Ninh, Trung Quốc, đệ tử của Trí Môn Quang Tộ thuộc phái Vân môn. Xem Tục Truyền đăng lục 2 tờ 475a9-476a25 và Tuyết đậu minh giác ngữ lục.

4 Tức Nguyễn Bát Nhã, đại diện cho thiền phái Thảo Đường, mà Quách Thần Nghi khi xem xong Chiếu đối bản của Thông Biện và

Nam tôn tự pháp đồcủa Thường Chiếu đã hỏi Chiếu: "Sao không thấy nói tới hai phái Nguyễn Đại Điên và Nguyễn Bát Nhã?" Chiếu trả lời: "Aét Thông Biện có một ức ý nào đó".

5 Chùa Từ quang, Phúc thánh này rất có thể là chùa Phúc thánh mà Toàn thưB4 tờ 5b4 nói là dựng vào năm Đại Định thứ 5, tức năm 1154, cùng với chùa Vĩnh long.

T hế H T h H a i ( 4 n gư ời )

73. THAM CHÁNH Ngô Ích

{Thừa kế Hoàng đế Thánh Tôn}

74. THIN SƯ Hoàng Minh

Làng An lãng2, Vĩnh hưng {Thừa kế Thiền sư Bát Nhã}

75. THIN SƯ Không L

Chùa Quang nghiêm, Hải thanh3

(72a1)

76. THIN SƯĐịnh Giác {Tc Giác Hi}

Hai vị trên đều thừa kế Ngộ Xá, bản truyện của họ dựa theo Nam tôn đồ, đều đặt vào phái Kiến sơ.

1 Làng Bảo tài cũng như Long chương, hiện chưa có thể khảo được.

2 Làng Yên lãng đây nghi làng Yên lãng hay làng Láng tại ngoại thành Hà nội, quê của mẹ TừĐạo Hạnh. Xem chú thích (3) truyện

Đạo Hạnh. Nhưng Toàn thưB2 tờ 20b1-2 viết: "Năm Thiên Thành thứ 3 (1030) mùa đông tháng mười được mùa lớn, vua đi xem gặt ở ruộng Ô lộ, đổi tên ruộng là Vĩnh hưng. Ngày đó vua về cung". Cương mục chính biên 2 tờ 35b6 chú rằng: "Ô lộ, Vĩnh hưng, chưa rõ đích xác chỗ nào. Xét huyện Đông yên, tỉnh Hưng yên, nghi là đó". Khảo Bắc thành địa dư chí lục 3 về những tên xã của tổng Vĩnh hưng cũng như của huyện Đông yên, ta không thấy có xã thôn nào tên Yên lãng cả, tuy có những tổng xã mang tên Yên cảnh, Yên lịch, Yên vĩ, Yên viên. Do thế không phải là không có thể làng Yên lãng của Vĩnh hưng ở tại vùng huyện Đông yên, tỉnh Hưng yên đấy. Thêm vào, truyện Cửu Chỉ nói núi Long đội ở Yên lãng. Như vậy, làng Yên lãng đời Lý có thể gồm cả phần đất phía đông của huyện Duy tiên, Hà nam nữa.

T hế H T h B a ( 4 n gư ời )

77. THÁI PHÓ Đỗ Vũ 1

{Thừa kế Tham chánh hoặc có nơi nói thừa kếĐịnh Giác}

78. THIN SƯ Phm Âm

Làng Thanh oai2, An la {Thừa kế Thiệu Minh3}

79. HOÀNG ĐẾ Lý Anh Tôn 80. THIN SƯ Đỗ Đô 80. THIN SƯ Đỗ Đô

Hai vị trên đều thừa kế Không Lộ hoặc có nơi nói thừa kếĐịnh Giác.

T hế H T h Tư ( 4 n gư ời )

81. THIN SƯ Trương Tam Tng

{Thừa kế Phạm Âm có nơi nói thừa kế Không Lộ, hoặc có nơi nói thừa kếĐịnh Giác.

1 Có thể là Đỗ Anh Vũ (? - 1158), Nhưng cứĐại Việt sử lược 3 tờ 3a4 thì năm Thiệu Minh thứ 3 (1139) Đỗ Anh Vũđã giữ chức Thái uý. Theo Toàn thưB4 tờ 1b1 thì năm sau, tức năm Đại Định thứ nhất (1140) "lấy Đỗ Anh Vũ làm Cung điện lịnh trị nội ngoại sự", nhưng không bao giờ thấy nó ghi thêm một tước gì cho Đỗ Anh Vũ cả. Dẫu thế, việc Đỗ Anh Vũ giữ chức Thái uý khoảng từ năm 1139 trởđi là một chắc chắn. Và cứAn nam chí lược 14 tờ 133 thì Thái úy phải là chức trên Thái phó. Do thế, chưa chắc Thái phó

Đỗ Vũ là Thái uý Đỗ Anh Vũ.

2 Tức địa phận tỉnh Thanh oai, tỉnh Hà đông hiện nay. Làng Thanh oai này, chúng tôi nghi là tương đương với làng Trung thanh oai do Bắc thành địa dư chí lục 3 liệt ra, bởi vì, làng đấy lúc bấy giờ có ba thôn, trong đó hai thôn mang tên Xa la và An xá. An xá và Xa la đây chắc là một phân xã của tên An la. Có thể An xá và Xa la thời Lý là phủ trị của An la, và chúng là một chứng tích cho sự

có mặt đó.

82. THIN SƯ Chân Huyn 83. THÁI PHÓ Đỗ Thường1 83. THÁI PHÓ Đỗ Thường1

{Ba vị trên đều thừa kếĐỗĐô hoặc có nơi nói thừa kế Thiền sư Tịnh Giới phái Kiến sơ2

T hế H T h Năm ( 4 n gư ời )

(72b1)

84. THIN SƯ Hi Tnh3

85. HOÀNG ĐẾ Lý Cao

86. XƯỚNG NHI QUN GIÁP Nguyn Thc

{ba vị trên đều thừa kế Trương Tam Tạng}

87. Phng Ng Phm Đẳng

{Thừa kế Chân Huyền, hoặc lại nói thừa kếĐỗ Thái phó}

1Đại Việt sử lược 3 tờ 24a6 nói trong lần lánh nạn năm 1112, Lý Huệ Tôn "đã đến nhà của Đại liêu ban Đỗ Thường ởĐông ngạn".

Đại liêu ban dĩ nhiên là một tên gọi khác của Thái phó. Do sắc lịnh năm Đại định thứ 20 (1159) của Lý Anh Tôn thiết định, mà Đại

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)