THIỀN SƯ Trì Bát (1049-1117)

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 123 - 124)

Chùa Tổ phong, núi Thạch thất, làng Đại cù, Tân trại1. Người Luy lâu1, họ Vạn. Nhỏđã thiết tha với Phật giáo. Đến tuổi trưởng thành, tới xuống tóc và thọ Cụ túc giới với Sùng Phạm chùa Pháp vân. Phạm thấy Sư tính hạnh siêng năng, gặp việc cẩn thận, bèn dốc lòng ấn khả và ban cho hiệu trên.

D khiến người đời thương xót thay Tỏ dấu người đời không ý tiếc Thầy xưa bao thuở vẫn thầy nay.

Nói xong, đi lên Động tiên, va đầu vào vách đá, dẫm chân lên bàn đá nghiễm nhiên thi giải mà mất. Ấy là năm Bính thân Hội Tường Đại Khánh thứ 3 mùa xuân tháng 3 ngày mồng 7. Đạo Hạnh Niết bàn, ra đời làm con của Sùng Hiền Hầu, không phiền nuôi nấng mà mau lớn, không nhọc dạy dỗ mà thông minh, nhan sắc đẹp đẽ, tài năng hết sánh. Vua xuống chiếu đem vào nuôi dưỡng ở trong cung, sau phong làm Hoàng thái tử. Nhân Tôn băng vua lên ngôi, ấy là Thần Tôn ...".

TừĐạo Hạnh đại thánh sự tích thật lục này, Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Tục biên chép với một vài sai khác không đáng kể cho lắm. Trừ việc nó thiếu bài thơ thị tịch của Hạnh và thêm bài thơ báo mộng cho Lý Nhân Tôn cùng chuyện nhờ Minh Không sau này chữa bệnh hộ mình.

An nam chí lược 15 tờ 147-148 viết: "TừĐạo Hạnh là Nho sinh, ưa thồi sáo ngày cùng bạn leo núi du ngoạn, đêm đọc sách đến sáng. Một hôm, Hạnh vào núi Phật tích thấy trên đá có dấu bàn chân bên phải, bèn lấy bàn chân mình án lên trên thì giống như một. Bèn trở về nhà, giã từ mẹ mình, vào núi dựng am tu hành. Vua Lý vô tự, sai danh tăng cầu đảo. Có một vị tăng không dự, dùng thuật yểm đi. Vua nghe được sai bắt các vị tăng trong nước. Sư cũng bị hạ ngục. Vị Hoàng tửđem sức ra cứu, nên Sư khỏi được. Vị hoàng tử nói: "Tôi cũng không có con nối dòng, xin Sư cầu đảo dùm tôi". Sư bèn nói với vị Hoàng tử nên sai phu nhân vào trong nhà tắm. Sưđi qua ngoài nhà. Phu nhân cảm được mà có thai. Đến khi sinh, vị Hoàng tử cho mời Sư, nhưng Sưđã ngồi mà hóa. Phu nhân bèn sanh một người con trai kỳ vĩ. Vua Lý lấy làm người nối dõi. Nhục thân Sư nay vẫn còn". Việt sử tiêu án 1 tờ 101a1-16 chép: "Xét phu nhân Sùng Hiền Hầu có thai gặp Sư núi Thạch thất là TừĐạo Hạnh đến nhà cùng bàn việc cầu tự. Sư hẹn khi sắp đẻ, nên trước báo cho Sư biết. Đến lúc ấy phu nhân đẻ khó, Hầu nhớ lời Sư, sai người đi báo. Sư liền thay áo tắm rửa, vào trong hang thi giải mà chết. Phu nhân liền sanh một người con trai, tức Dương Hoán. Núi Thạch thất ở tại làng Lật Sài, huyện Yên sơn, cao vút xanh đẹp, mọc lên giữa một đám đất bằng. Động đá có in dấu đầu và dấu chân, hình như rồng lân, tục truyền là nơi thi giải. Người làng cho đó là điềm lạ, bỏ thây vào trong khám mà thờ. Mỗi năm đến ngày 7 tháng 3 là thắng hội của một địa phương. Sau trong khoảng Vĩnh lạc, người Minh đốt thây đó. Dân làng mới đắp tượng cùng thờ

với Thần Tôn, Trong khoảng Lê Quang Thuận, sai Nguyễn Đức Trinh đến cầu tựở trong động thì điềm lạ là có một mảnh đá bay tới. Bèn cung kính rước về dâng lên. Khi đã vậy, Thái hậu Trường Lạc mộng thấy rồng vàng vào hông bên phải mình, bèn sinh ra Hiến Tôn. Từđó dấu thiêng càng hiện rõ".

Rồi nó nhận xét thế này: "Xét Dã sử thì Đạo Hạnh là con của Từ Vinh, dòng dõi nổi tiếng về pháp thuật, chẳng phải là một cao tăng. Việc thi giải đầu thai của ông quái đản không thường. Cao tăng minh tâm kiến tánh, tất không dùng pháp thuật mê hoặc mọi người. Sách sử nên bỏ chuyện lạ lùng, chỉ ghi lại việc thường, mà không nên đem chuyện thần quái mà mê hoặc đời". Dẫu vậy, với dẫn chứng vừa đọc, ta cũng thấy Việt sử tiêu ánđã không quên bước chân theo Toàn thưvà Đại Việt sử lượcđể ghi lại những việc làm có vẻ quái đản của Đạo Hạnh. ChỉCương mục chính biên là đã làm theo lời giáo huấn của Ngô Thời Sĩ, và từ đó đã tự làm giảm giá trị của chính mình thôi.

1Việt sử tiêu án 1 tờ 101b2 nói TừĐạo Hạnh là "nhà Sư núi Thạch thất" nhưng cứ truyện Đạo Hạnh tờ 53b2 ở trên thì Hạnh sống ở

Phật tích. Vậy Phật tích đời Lý phải chăng là núi Thạch thất thời Ngô Thời Sĩ, tác giảViệt sử tiêu án. Đây là một có thể vì dù Đại nam nhất thống chí, mục Sơn xuyên có ghi núi Phật tích ở huyện Yên sơn đi chăng nữa thì ở mục Kiến trí diên cách nó lại dẫn Đại thanh nhất thống chí nói rằng núi Câu lậu ở huyện Thạch thất, núi Phật tích cũng ở huyện Thạch thất". Rồi nó bình luận: "Nay núi Phật tích ở huyện Yên sơn là một huyện đời nào mới phân ra chưa rõ". Nhưthế ta có chứng cứ mà nghĩ rằng núi Phật tích và núi Thạch thất là một.

Tuy nhiên, theo Đại Việt sử lược 3 tờ 31 b4 thì núi Phật tích ở Ngoại trại, trong khi cứ truyện Trì Bát đây thì núi Thạch thất lại ở Tân trại. Tân trại đương nhiên không phải là Ngoại trại được. Từđó núi Thạch thất không thể là núi Phật tích, vấn đề

này Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Sơn xuyên, đã cung cấp sẵn một giải đáp. Nó dẫn Lê chí đời Minh nói rằng: "Núi Phật tích là một danh sơn trong 21 núi ở An nam, năm Hồng Vũ thứ 3 (1371) sai sứ sang tế, lại vẽ hình nó mang về. Phía đông bắc núi độ một dặm có sông Hát chạy vòng quanh. Phía tây nam độ hai dặm có một khe nước nhỏ chảy khuất khúc hơn 10 dặm

đổ vào sông Tích. Núi chuyển hướng đông thuộc thôn Thiên phúc làm núi Long đẩu, thuộc xã Sài khê thì làm núi Hoa phát, làm núi Lộc, làm núi Long, đến xã Khánh tân thì làm núi Hương, núi Mộng, núi Phụng Hoàng và thôn Ô cách, xã Cù Sơn thì làm núi Lân, núi Tượng, lại chuyển hướng nam làm núi Ma yên, thuộc thôn Trung, xã Cù Sơn làm núi Dương. Xã Quảng động có núi Âm. Hai núi ấy đối ngọn nhau. Núi Dương không có cỏ cây. Núi ÂM có cây rất tốt, nên có tên đó".

Cứ vào những mẫu tin vừa dẫn của Lê chí thì núi Phật tích "chuyển hương đông đến thôn Ô cách, xã Cù sơn thì làm núi Lân, núi Tượng, lại chuyển nam thuộc thôn Trung, xã Cù Sơn là núi Dương". Xã Cù Sơn nói đây chúng tôi nghĩ nó là phần đất làng

Đại cù, mà truyện Trì Bát nói tới. Từđó, núi Thạch thất nơi có ngôi chùa Tổ phong của Trì Bát phải là núi Lân, núi Tượng ở thôn Ô cách, xã Cù sơn. Chúng tôi không kểđến ngọn Dương sơn của xã này, bởi vì nó là một ngọn núi: "không cây cỏ" thì khó lòng là nơi làm cảnh dựng chùa được. Về núi Lân và núi Tượng, Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Sơn xuyên, có nói về núi Phục tượng như sau: "Núi Phục tượng tại huyện Yên sơn, nó từ Sài sơn mà đến, một chi phía nách trái có núi Phụng hoàng và núi Qui tích". Nó không nói gì đến núi Lân hết, thế cũng có nghĩa núi Lân chắc không có gì đặc sắc cho lắm. Núi Tượng như vậy cũng là núi Phục tượng. Và giống Phục tượng là đến từ Sài sơn, thì núi Thạch thất, tức núi Phục tượng, cùng là núi Phật tích, hay đúng

Khi Phạm qui tịch, Sư tự mình đi khắp những chỗ giảng Thiền, trải hỏi các bậc Tôn túc, rồi trở về chùa đó giảng dạy nghiên cứu. Tướng quốc Thái úy Nguyễn Thường Kiệt2, lúc bấy giờ là vịđàn chủ. Những gì Sưđược dâng cúng, đều đem dùng vào việc Phật. Sưđồng thời dựng lại các chùa Pháp vân, Thiền cư, Thê tâm và Quảng an... đểđáp lại ân pháp nhũ.

Ngày 18 tháng 2 (57a1), năm Hội Tường Đại Khánh thứ 8 (1117), khi sắp thị tịch, Sư nói kệ rằng: Có chết tất có sống Có sống tất có chết Chết đời lấy làm buồn Sống đời lấy làm vui Buồn vui thật vô cùng Bỗng nhiên thành đây đó Đối với việc sống chết Chẳng có gì bận lòng Án tô rô tô rô tất rị"3

Nói kệ xong, Sư ngồi thẳng mà mất, thọ 69 tuổi. Môn đồđệ tử là Thiền sư Tịnh Hạnh, Pháp Nhãn và Thuần Chân thu di cốt hỏa táng.

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)