THIỀN SƯ Đạo Lâm (? 1203)

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 143 - 145)

Chùa Long vân, làng Siêu loại, Long phước5. Người Cửu cao, Chu diên6, họ Tăng sớm mộ Không tôn1, chỉ hạnh thuần khiết. Ban đầu, Sư theo Pháp Dung chùa Hương nghiêm thọ nghiệp. Trải qua nhiều

1 Tuổi hạ mà từ Phật học Trung Quốc gọi là hạ lạp, là một thứ tuổi tính theo tiêu chuẩn tổ chức Phật giáo. Tuổi ấy bắt đầu tính từ

khi một người được chính thức nhận vào tổ chức Phật giáo của những người xuất gia, thể hiện qua việc người đó chấp nhận những kỷ luật đầy đủ của một người sống hoàn toàn theo Phật giáo, tức kỷ luật Tỳ kheo. Chỉ khi nào chấp nhận kỷ luật đó, tức thường gọi là "Cụ túc giới", tuổi hạ bắt đầu tính.

Mỗi tuổi hạ là tương đương với một tuổi đời, bởi vì nhận giới Tỳ kheo mỗi năm phải sống cấm túc ba tháng mùa mưa, còn những tháng khác họ phải đi lang thang hoạt động truyền giáo, nên nếu ai sống mỗi năm được ba tháng cấm túc đó thì được một tuổi hạ.

2 Hoàng thái hậu đây tức Linh nhân Hoàng thái hậu (?- 1117), mẹ của Lý Nhân Tôn. Xem chú thích (3) truyện Thông Biện. Còn Thiên Thành công chúa (? - 1149) là con của Lý Thánh Tôn và là vợ của Thân Đạo Nguyên. Xem chú thích (3) ở trên.

3 Cả hai bản in đời Lê lẫn bản in đời Nguyễn đều viết: "Đệ tử Mậu Nhân ni sư". Nhưng truyện của ni sưở tờ 67a8 thì nói ni sư tên Diệu Nhân. Chúng tôi nghi chữ Mậu là một sai khác của chữ Diệu, tỵ húy tên mẹ Trần Thái Tôn là Lê thị Diệu, nên Diệu đổi làm Mậu.

4Kiến văn tiểu lục 4 tờ 13b3-6 chép y nguyên bài thơ, trừ câu thứ 5 mà nó chép thành: "Vân oanh bích thảo thiêm tân tháp". Về

những bàn cãi liên quan tới tác giả bài thơ này cùng bài thơở truyện Quảng Trí xem chú thích (3).

5 Cái tên Long Phúc được nhắc tới hai lần trong Thiền uyển tập anh một ởđây và một ở truyện Y Sơn tờ 70b1. Cứ vào thành phần cấu tạo nên nó, tức làng Siêu loại và Đại thông trường, ta có thể xác định phần đất đó thuộc gồm hai huyện Siêu loại và Gia bình

đời Nguyễn, tức huyện Thuận thành và phần bắc huyện Gia lương, tỉnh Hà bắc hiện nay. Về vị trí là làng Siêu loại, xem chú thích (1) truyện Thiện Hội vềĐại thông trường. Xem chú thích (1) truyện Y sơn.

6Cương mục tiền biên 2 tờ 10b1-2 nói: "Huyện Chu diên đời Hán đặt thuộc quận Giao chỉ, đời Đường đổi làm Diên châu, đời Lê là phủ Tam đái, nay tức là đất phủ Vĩnh tường, tỉnh Sơn tây". Nhưng cả Tùy thơ 21 tờ 7b8 lẫn Cựu Đường thơ 41 tờ 42b11 đều nói Chu diên là đất quận Vũ bình thời trước. Mà ta đã khảo ra đất quận Vũ bình rơi vào khoảng tỉnh Hưng yên ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Tịnh Lực. Ngoài ra Nguyên hòa quận huyện đồ chí 38 tờ 13a1 và Thái bình hoàn vũ ký 170 tờ 10a5 lại ghi Chu diên ở về phía đông nam, trị phủ Giao châu, nghĩa là đóng phía nam thành phố Hà nội ngày nay. Chi tiết này Độc sử phương dư

kỷ yếu cũng chép y lại. Như vậy Chu diên chắc phải nằm phía đông nam thành phố Hà nội, nhưng nó gồm phần đất những huyện nào?

năm, mật nhận tâm ấn, bèn được chính Dung giao phó đèn Tổ, tùy chỗ thắp sáng, theo cơ giúp việc, lợi người không ít.

Đến tháng 5 năm Quý hợi Thiên Gia Bảo Hựu thứ 2 (1203), Sư ngồi kiết già mà mất.2

sĩ xuất thân từ làng Cửu cao "hạt Gia lâm". Đây là Trần Văn Bính khoa năm 1505, Vũ Hữu Nghiêm khoa năm 1514 và Nguyễn Di khoa năm1532. Làng Cửu cao này đến khoảng năm 1685 thì đổi thành làng Thượng tốn bởi vì khoa năm đó có Đỗ Công Bật "người hạt Thượng tốn", đỗđệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân đến con của Bật là Đỗ Công Đỉnh cũng là đỗđệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa 1706 và Đỉnh lại ghi là người làng Thượng tốn hạt Gia lâm. Mà ta biết làng Thượng tốn là làng Cửu cao đổi ra, vì Đại Việt lịch triều đăng khoa lục khi nói Trần Văn Bính là người làng Cửu cao, thì có chua thêm tức làng Thượng tốn.

Như vậy, làng Cửu cao, Chu diên nay là làng Thượng tốn, huyện Gia lâm tỉnh Bắc ninh. Địa phận của Chu diên do thế

phải ăn thâm vào phần đất của huyện Gia lâm tỉnh Bắc ninh. Vùng Chu diên xưa từđó có thể gồm phần đất của những huyện Gia lâm, tỉnh Bắc ninh và huyện Đông yên, tỉnh Hưng yên ngày nay.

1 Tức chỉ Phật giáo, bởi vì toàn bộ tư tưởng Phật giáo được xếp thành hữu tôn, Không tôn và Tánh tôn mà Tánh tôn lại bao hàm cả

hữu lẫn không tôn. Nhưng Tánh tôn và Không tôn lại bị "các Thiền gia lộn cho là cùng một tôn, một giáo", nên Phật giáo gọi là không tôn. Xem Tôn cảnh lục 34 tờ 616a6-617a4.

2 Truyện Tịnh Thiền tờ 68a7 nói: "Đến khi Lâm mất rồi, Thiền bèn đi khắp chốn thiền tìm bạn học thêm". Mà Thiền mất vào năm 1139. Như vậy Lâm tối thiểu cũng phải mất trước năm đấy chừng mười năm, chứđâu lại có chuyện mất vào năm 1203, nghĩa là sau khi Thiền chết những mười năm. Lại thêm vấn đề, niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu chỉ thấy ởToàn thưB4 tờ 22b8 và 23a5, trong khi Đại Việt sử lược 3 tờ 14a1 v.v... viết là Thiên Tư Bảo Hựu. Chúng tôi do thế nghi rằng có thể người hiệu đính bản in năm 1715 đã sửa thêm niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu đấy vào, mà là tự nguyên ủy có thể là Thiên Cảm Chí Bảo hay Chính Long Bảo

Ứng. Vấn đề niên đại các vị sưởđây thật là nan giải. Trừ khi tìm thêm những bia văn mới, ta mới có thể giải quyết một phần nào. Chúng tôi hiện biết tính chất ngược ngạo phi lý của niên đại 1203 đấy, nhưng không thểđề nghị một cách có căn cứ một niên đại giả thiết nào mới, vì niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu năm thứ 2 đã nhằm đúng năm can chi của nó, tức năm Quý hợi, như

T hế H T h Mư ời By ( c ó 4 n gư ời , 1 n gư ời k h u yết lc )

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)