THIỀN SƯ Thần Nghi (? 1216)

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 88 - 90)

Chùa Thắng quang, làng Thị trung, Kim bài3. Người Ngoại trại4, họ Quách, con nhà đời đời phạm hạnh. Lúc mới xuống tóc, Sư thờ Thường Chiếu chùa Lục tổ làm thầy. Đến khi Chiếu sắp tịch, Sư hỏi: "Người ta tới giờ phút đây, làm sao lại chết theo lối thế tục?".

Chiếu đáp: "Ngươi nhớđược mấy người, mà không chết theo lối thế tục?". Sư thưa: "Chỉ có Đạt Ma (40a1), một người."

Chiếu hỏi: "Ngài có cái gì lạ lùng đâu?" Sư thưa: "Một mình thong dong về Tây". Chiếu hỏi: "Thế Hùng nhĩ là cái gì?"1

1 Huyền Tráng (604-664) một dịch giả nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc, và người đã có công thiết lập trường phái Duy thức của Trung quốc với người học trò của mình là Khuy Cơ. Về cuộc đời, Xem Đại từ ân tự tam tạng pháp sư truyện, 10 quyển, ĐTK 2053, về câu nói dẫn ởđây, chúng tôi hiện chưa tìm thấy xuất xứ của nó, nhưng về nội dung thì đương nhiên là nằm trong quỹđạo của tư tưởng Duy thức của Huyền Tráng.

2 Hoàng triều đây chỉ triều Trần, bởi Thiền uyển tập anh viết dưới thời ấy.

3 Tức làng Thời trung huyện Thanh oai, tỉnh Hà đông ngày nay. Về bàn cãi, xem chú thích (3) truyện NgộẤn

4Đại Việt sử lược 3 hai lần nhắc đến địa doanh Ngoại trại. Một ở tờ 29b7 nói: "Năm Kiến gia thứ 6 (1216) tháng năm Mậu thìn (nguyên bản viết ngọ) vua đi chơi Ngoại trại". Một ở tờ 32b3-4 viết: "Năm Kiến Gia thứ 14 (1224) mùa đông tháng 12, núi Phật tích ở Ngoại trại nứt dài 30 trượng".

Về việc đầu, ta biết Lý Huệ Tôn theo Đại Việt sử lượcđã cho thị triều ở Thảo điện vào tháng giêng. Tháng ba, sai người đi bắt bọn cướp ở xóm Cơ Xá, bịĐỗẤt chống lại. Tháng năm, bịĐỗ Nhuế tấn công. Ngày Mậu thìn tháng đó, Lý Huệ Tôn mới đi Ngoại trại, "nhân đó sai người đi xin quân ở Tự Khánh đểđánh Nhuế". Hôm sau tức ngày Kỷ tị, đày Nhuế làm khoa giáp. Sáu ngày sau tức ngày Giáp Tuất (nguyên bản viết thìn, nhưng nghi sai) Huệ Tôn cùng vợđi về Thuận lưu (Nam định). Mà Thảo điện của Huệ Tôn nguyên là ở tại xóm Chi tác của cầu Tây dương. Như vậy cứ hành trình vừa kể của Huệ Tôn, Ngoại trại chắc phải là một tên đất tại vùng Sơn tây.

Kết luận này càng tỏ ra đúng đắn, khi ta bàn đến sự việc thứ hai, đây là chuyện núi Phật tích ở Ngoại trại nứt. Núi Phật tích này đương nhiên không phải là núi Lạn kha ở xã Phật tích, huyện Tiên du, tỉnh Bắc ninh. Nó phải là núi Phật tích mà An nam chí lược 1 tờ 22 nói: "vì trên đá có dấu chân, nên có tên đó". Và núi đó theo Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Sơn xuyên, không gì hơn là Sài sơn hay núi Thầy, hiện ở hai xã Thụy khê và Thiên phúc, huyện Quốc oai tỉnh Hà tây ngày nay. Đất Ngoại trại của Thần Nghi như vậy phải rơi vào vùng huyện Quốc oai này, nếu không phải là giới hạn vào hai xã Thụy Khê và Thiên phúc, nơi đấy hiện đang có núi Phật tích. Toàn thưB10 tờ 22a3 cũng kê Ngoại trại như một trận địa giao tranh giữa quân ta và bọn xâm lược Minh vào hôm 6-11-1426, và nó chắc nằm sát Cổ sở, tức làng Yên sở, huyện Hoài đức, tỉnh Hà đông ngày nay. Có người không hiểu Ngoại trại ởđây của Toàn thưlà một địa danh, bèn dịch thành "doanh trại ngoại vi".

Sư thưa: "Là chỗ chôn quan tài của chiếc giày". Chiếu nói: "Gạt kiếm lời là Thần Nghi"

Sư thưa: "Chớ bảo Tống Vân truyền nhảm, đến khi Trang Đế quật mồ thì sao?"2. Chiếu quát lớn: "Đó là chuyện chó sủa suông"3

Sư thưa: "Hoà thượng cũng theo thế tục sao?" Chiếu nói: "Theo thế tục".

Sư thưa: "Vì sao như thế?"

Chiếu nói: "Để cho giống với mọi người".

Sư hốt nhiên tỉnh ngộ, liền sụp lạy thưa: "Con đã hiểu lầm rồi". Chiếu liền hét.

Sư lại thưa: "Con hầu Hoà thượng đã nhiều năm, mà không biết người truyền đạo này đầu tiên là ai, cúi xin chỉ dạy thứ lớp truyền pháp, khiến cho người học biết được nguồn gốc".

Chiếu khen Sư có lòng tha thiết thành khẩn, bèn đem Chiếu đối bản4 của Thông Biện ra và ghi lại những điều về tôn phái, để làm đồ biểu phân Tôn tự pháp, đưa cho Sư xem.

Sư xem xong, liền hỏi: "Sao không thấy nói đến hai phái Nguyễn Đại Điên và Nguyễn Bát Nhã?"5

(40b1) Chiếu nói: "Ắt Thông Biện có một ức ý nào đó".

Ngày 18 tháng 2 năm Bính tý Kiến Gia thứ 6 (1216), Sưđem Nam tôn tự pháp đồvà Chiếu đối bản do Thường Chiếu trao6 mà dặn lại đệ tử là Ẩn Không rằng: "Ngày nay tuy loạn lạc, nhưng ngươi khéo giữ gìn chúng, cẩn thận chớđể cho binh hỏa thiêu hủy, thì Tổ phong ta mới không bị suy sụp vậy".

Nói xong Sư vĩnh viễn ra đi, *{Ẩn Không trước ở tại huyện Na ngạn7 của Lạng châu, nên thời bấy giờ gọi là Na Ngạn Đại sư}.

1 BồĐềĐạt Ma chết chôn trên núi Hùng nhĩ, tháp được dựng tại chùa Định lâm. Xem Truyền đăng lục 3.

2 Nhà Bắc Ngụy, Hiếu Trang Đế, năm Vĩnh An thứ 3 (530), Tống Vân đi sứ Tây vực, gặp Đạt Ma tại Thông lĩnh. Trang Đế nghe sự lạ

bèn quật mồ, chỉ thấy còn lưu lại một chiếc dép. Do đó có thiền thoại "chích lý tây quy". Xem Truyền đăng lục 3 tờ 220a-b.

3 Tục ngữ thường được dùng trong thiền: nhất khuyển phê hư hoặc cũng nói là nhất nhân tác hư vạn nhân truyền thật. Xem truyện Diên Chiểu trong Truyền đăng lục 13 tờ 303a28-29, truyện Chân giác 18 tờ 82 352b2 và truyện Thủ Trừng quyển 20 tờ 368a21- 23. Nguyên xuất xứ nó là trong Thiên Hiền nạn của Tiềm phu luận: "Nhất khuyết phệ hình, bách khuyến phệ thanh..." Xem Tiềm phu luận 1 tờ 23a5.

4 VềChiếu đối bản, xem chú thích (3) truyện Biện tài.

5 Nguyễn Đại Điên (? - 1110) chắc chắn là sưĐại Điên đánh chết cha của Đạo Hạnh, để rồi bị Hạnh đánh chết lại trong truyện Đạo Hạnh. Xem chú thích (8) truyện Đạo Hạnh.

Còn Nguyễn Bát Nhã tức Thiền sư Bát Nhã chùa Từ quang phúc thánh ở làng Dịch vương, Trương Canh, tức huyện Hoài

đức, tỉnh Hà tây ngày nay. Sư là đệ tử của Thảo Đường. Xem Thiền uyển tập anh tờ 71b6.

6 Nguyên văn: Sư dĩ chiếu sở thọđồ bản. Hai chữđồ bản trong đó, chúng tôi hiểu là Nam tôn tự pháp đồvà Chiếu đối bản.

7 Tức huyện Lục ngạn, tỉnh Bắc giang ngày nay. Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Phần dã, viết: "Huyện Lục ngạn, đời Trần hồi trước gọi là Na ngạn. Thuởđầu, thời thuộc Minh chia làm hai huyện Na ngạn và Lục ngạn (đúng ra là Lục na), sau gồm vào Lục ngạn. Triều ta nhân theo".

T hế H T h Mư ời Bn ( Gm 5 n gư ời , 3 n gư ời k h u yết lc )

Một phần của tài liệu Thiền Uyển Tập Anh- Lê Mạnh Thát (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)