2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cơ cấu tài sản
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản của TCT.
Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản của TCT
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 293438 31,9 248719 32,9 268992 37,4
1. Tiền và tương đương tiền 32035 3,49 33099 4,37 30547 4,25 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 532 0,06 545 0,07 497 0,07 3. Phải thu ngắn hạn 149261 16,2 118094 15,6 112045 15,6 4. Hàng tồn kho 100167 10,9 85692 11,3 114573 15,9 5. Tài sản ngắn hạn khác 11443 1,25 11291 1,49 11330 1,58
B. Tài sản dài hạn 625452 68,1 508380 67,1 449706 62,6
1..Tài sản cố định 539069 58,7 498461 65,8 443258 61,7 2.. Đầu tư tài chính dài hạn 79579 8,66 2820 0,37 2463 0,34 3. Tài sản dài hạn khác 5035 0,55 4711 0,62 3985 0,55
Tổng tài sản 918890 100 757099 100 718698 100
Nguồn: Báo cáo tài chính của TCT
Tổng tài sản trung bình của ngành năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là: 251159; 723742; 919333 triệu đồng. Như vậy, so về quy mô tổng tài sản thì TCT khoáng sản nằm ở mức trung bình so với các công ty cùng ngành.
Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn của TCT tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản ngắn
hạn có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến 2009. Dựa vào bảng ta có thể thấy tỷ trọng là tài sản ngắn hạn giảm phần lớn là do hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng TSNH và tỷ trọng của nó giảm khá rõ từ năm 2007 đến năm 2009. Điều này là một tín hiệu tốt chứng tỏ lượng hàng ứ đọng của TCT đã giảm. Tuy nhiên, trong TSNH, các khoản phải thu của TCT chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Điều này lại không phải là dấu hiệu tốt vì nó sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Khoản mục “Đầu tư tài chính ngắn hạn” của TCT chiếm tỷ trọng rất thấp chứng tỏ công ty tập trung cho sản xuất kinh doanh mà ít quan tâm đến việc đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong tương lai, TCT cũng nên xem xét đến việc đầu tư tài chính. Bởi vì, đầu tư tài chính cũng là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có cũng như lợi thế của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lượng tiền mặt của TCT chiếm tỷ trọng vừa phải và tương đối ít biến động qua các năm. Trên thực tế, vốn bằng tiền là tài sản linh hoạt nhất nên việc dự trữ một lượng tiền nhất định giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán.
Tài sản dài hạn của TCT chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Điều này cũng là dễ hiểu vì đây đều là các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoáng sản nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt, thực hiện chủ trương đổi mới TSCĐ của Hội đồng quản trị TCT, các doanh nghiệp khoáng sản trong TCT đã tập trung các nguồn vốn trung và dài hạn để đổi mới đầu tư TSCĐ. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng dần về tỷ trọng qua các năm. Nhưng tỷ trọng tài sản cố định lại giảm tỷ trọng tương đối so với năm 2008. Tuy nhiên, nếu xét thêm cả bảng xu hướng biến động theo thời gian thì về số tuyệt đối tài sản cố định vẫn tăng 8,1% so với năm 2008. Điều này cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của TCT vẫn được tăng cường đầu tư để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT. Nguyên nhân của giảm tỷ trọng này chính là do phần tăng đột biến của đầu tư tài chính dài hạn mà cụ thể chủ yếu là do đầu tư vào các công ty con. Ngoài ra, các tài sản dài hạn khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và ổn định qua các năm.
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của TCT khoáng sản 0 200 400 600 800 1000 2007 2008 2009 TSDH TSNH
Bảng 2.2 Xu hướng biến động của tài sản
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2008 Năm
2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền A. Tài sản ngắn hạn 293438 18 248719 -7,5 268992
1. Tiền và tương đương tiền 32035 -3,21 33099 8,4 30547 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 532 -2,4 545 9,7 497 3. Phải thu ngắn hạn 149261 26,4 118094 5,4 112045
4. Hàng tồn kho 100167 16,9 85692 -25,2 114573
5. Tài sản ngắn hạn khác 11443 1,3 11291 0,34 11330
B. Tài sản dài hạn 625452 23 508380 13,05 449706
1..Tài sản cố định 539069 8,1 498461 12,25 443258 2.. Đầu tư tài chính dài hạn 79579 2722 2820 14,5 2463 3. Tài sản dài hạn khác 5035 6,87 4711 18,2 3985
Tổng tài sản 918890 21,4 757099 5,3 718698
Nguồn: Báo cáo tài chính của TCT
Ngoài bảng phân tích tỷ trọng tài sản, thì để thấy được mức độ tăng trưởng và xu hướng biến động theo thời gian của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Chúng ta xem xét đến bảng 2.2 xu hướng biến động theo thời gian.
Như vậy, xét về biến động thời gian thì tổng tài sản của TCT có xu hướng tăng dần qua các năm và tương đối ổn định. Đặc biệt, năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng khá rõ rệt. Tuy vậy, tổng tài sản của TCT vẫn tăng đáng kể so với năm 2008 (21,4%). Điều này chứng tỏ nỗ lực rất lớn của TCT trong việc vượt qua khó khăn.
Đặc biệt, ta thấy khoản mục đầu tư tài chính dài hạn 2009 tăng 2722% so với năm 2008. Trong đó, sự gia tăng này chủ yếu là do các khoản đầu tư vào công ty con chiếm 97,7% của khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Phân tích cơ cấu vốn
Bảng 2.3 Cơ cấu vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 517676 56,3 444035 58,6 424032 59 1. Nợ ngắn hạn 325522 35,4 281935 37,2 309186 43 2. Nợ dài hạn 192155 20,9 162101 21,4 114846 16 B. Vốn chủ sở hữu 401214 43,7 313064 41,4 294666 41 1. Vốn chủ sở hữu 397367 43,2 307946 40,7 291306 40,5 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 3846 0,42 5118 0,67 3360 0,5 Tổng nguồn vốn 918890 100 757099 100 718698 100
Nguồn: Báo cáo tài chính của TCT
Bảng 2.4 Xu hướng biến động của cơ cấu vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ Lệ (%) Số tiền A. Nợ phải trả 517676 16,58 444035 4,71 424032 1. Nợ ngắn hạn 325522 15,5 281935 -8,8 309186 2. Nợ dài hạn 192155 18,6 162101 41,1 114846 B. Vốn chủ sở hữu 401214 28,1 313064 6,24 294666 1. Vốn chủ sở hữu 397367 29,1 307946 5,71 291306 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 3846 -24,8 5118 52,32 3360 Tổng nguồn vốn 918890 21,37 757099 5,3 718698
Nguồn: Báo cáo tài chính của TCT
Nguồn vốn chủ sở hữu trung bình ngành các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là: 92.546; 238.407; 353.844 triệu đồng. Qua đó, ta thấy vốn chủ sở hữu của TCT cao hơn so với các công ty trong ngành. Điều này chứng tỏ rằng TCT khá độc lập về mặt tài chính.
Nhìn vào bảng phân tích cơ cấu vốn của TCT khoáng sản ta thấy tổng vốn của TCT tương đối ổn định.
Nợ dài hạn của TCT chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn( khoảng 20%). Như đã phân tích trong phần cơ cấu tài sản thì tỷ trọng TSCĐ chiếm tỷ trọng cao trong tổng TS (cả 3 năm đều xấp xỉ 60%). Như vậy, TSCĐ của TCT được tài trợ chủ yếu bằng VCSH và một phần nợ ngắn hạn. Điều này không phải là tốt vì nợ ngắn hạn là những khoản nợ trong vòng một năm. Nếu TCT dùng các khoản nợ này tài trợ cho TSDH thì rất có thể sẽ bị mất khả năng thanh toán. TCT nên có những biện pháp để tăng tỷ trọng nợ dài hạn và VCSH để đảm bảo tự chủ về mặt tài chính.
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu vốn của TCT khoáng sản Đơn vị: tỷ đồng. 0 100 200 300 400 500 600 2007 2008 2009 VCSH Nợ DH
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ta sử dụng “ Hệ số nợ so với tài sản”.
Dựa vào biểu đồ 2.4 ta cũng có thể thấy được tỷ trọng nợ qua các năm của TCT ít biến động qua các năm. Điều này thể hiện chính sách tài chính của TCT tương đối ổn định.
Khi đem so sánh hệ số nợ của TCT so với các công ty cùng ngành, ta thấy hệ số nợ của TCT thấp hơn mức trung bình ngành trong cả 3 năm. Tuy nhiên, chênh lệch này là không lớn, cũng có thể nói hệ số nợ của TCT xấp xỉ mức trung bình ngành. Do đó, có thể nói mức độ tài trợ tài sản của TCT bằng nợ là phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Điều này càng khẳng định chính sách tài chính đúng đắn của TCT trong việc sử dụng nợ. Nếu hệ số này quá thấp thì chứng tỏ khả năng độc lập tài chính của TCT nhưng sẽ không đạt được hiệu
44 Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng tài sản = 1- VCSH Nguồn vốn = 1- Hệ số tài trợ
quả trong kinh doanh. Còn nếu hệ số này quá cao thì TCT sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy chỉ số nợ là hợp lý nhưng cơ cấu nợ dài hạn và nợ ngắn hạn trong tổng nợ lại chưa hợp lý. Tỷ trọng nợ dài hạn quá nhỏ trong tổng nợ cũng khiến cho công ty có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Do đó xác định được một cơ cấu vốn hợp lý là rất quan trọng vừa giúp TCT có đủ khả năng thanh toán, vừa đạt được hiệu quả trong kinh doanh.
2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 2.5 Chỉ số khả năng thanh toán của TCT
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007
CR 0,9 0,88 0,87
QR 0,59 0,58 0,5
Vốn lưu động ròng (32084) (33216) (40194)
Nguồn Báo cáo tài chính TCT
Bảng 2.6 Chỉ số khả năng thanh toán của ngành khoáng sản
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu 2009 2008 2007
CR ngành 1,6 1,3 1,4
QR ngành 1,5 1,2 1,2
Nguồn Báo cáo chỉ số ngành khoáng sản
Khả năng thanh toán hiện hành(CR):chỉ số này lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ khả năng trang trải các khoản nợ, chỉ số này ở vào khoảng 1,7-1,8 là lý tưởng nhưng cũng tùy theo từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Qua bảng các chỉ số về khả năng thanh toán của TCT ta thấy các chỉ số này đều không có sự biến động nhiều qua các năm. Điều này chứng tỏ sự ổn định về mặt tài chính của TCT. Mặc dù vậy, các chỉ số khả năng thanh toán hiện hành mới chỉ gần bằng 1 chứng tỏ các TSNH của TCT vẫn chưa có đủ khả năng đáp ứng cho việc chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Lý do một phần cũng là do TCT là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản cho nên tỷ
trọng TSNH của doanh nghiệp thấp như đã phân tích trong phần cơ cấu tài sản. Dẫn đến chỉ số này không cao. Do vậy, khả năng thanh toán hiện hành của TCT chưa phải là tốt nhưng qua phân tích cũng tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần.
Về khả năng thanh toán nhanh chỉ số này vào khoảng trên 0,8 được cho là tốt. Tuy nhiên, qua bảng trên ta thấy chỉ số này của TCT không được cao do tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trong tổng TSNH khá lớn. Do vậy, TCT cần tiến hành dự trữ hàng một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu kinh doanh liên tục và không gây ứ đọng vốn đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.
So sánh các chỉ số về khả năng thanh toán của TCT so với các công ty trong cùng ngành. Ta thấy, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành và chỉ số khả năng thanh toán nhanh của TCT là thấp. Đặc biệt, chỉ số khả năng thanh toán nhanh của TCT rất thấp so với các công ty khác trong cùng ngành. Nhìn vào bảng các chỉ số khả năng thanh toán của ngành, ta thấy chỉ số khả năng thanh toán hiện hành và chỉ số khả năng thanh toán nhanh không lệch nhau nhiều. Điều này chứng tỏ các công ty trong ngành dự trữ hàng tồn kho không nhiều. Trong khi đó TCT có chỉ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn chỉ số khả năng thanh toán hiện hành nhiều, điều này là do TCTdự trữ hàng hóa nhiều.
Vốn lưu động ròng trong cả 3 năm đều âm. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn của TCT không đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Do đó khả năng thanh toán của TCT chưa thực sự tốt.
2.2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động
Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu 2009 Tỷ lệ(%) 2008 Tỷ lệ(%) 2007
Doanh thu thuần 1173136 33,65 877728 7,63 815446
Giá vốn hàng bán 1060264 31,4 806954 6,9 754637 Chi phí quản lý DN 81325 46,1 55658 56,3 35599 Chi phí tài chính 38858 47,7 26315 13,8 23122
Lợi nhuận sau 13175 33,1 9895 55,8 6348
thuế
Bảng 2.8 Tăng trưởng doanh thu và LNST ngành khoáng sản
Đơn vị:phần trăm
Nguồn Báo cáo chỉ số ngành khoáng sản
Thông qua bảng tóm tắt tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của TCT qua 3 năm 2007, 2008, 2009. Ta thấy doanh thu của TCT năm 2008 chỉ tăng 7,63% so với năm 2007 nhưng lợi nhuận lại tăng những 55,8%. Như vậy, tốc độ trong khi năm 2009 doanh thu tăng 33,65% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 33,1% so với năm 2008. Điều này là do trong năm 2008 có sự biến động giá rất lớn. Do đó, TCT phải đặc biệt chú trọng tăng cường quản lý giá mua, khối lượng sử dụng những khoản chi phí tiết kiệm để giảm giá vốn hàng bán. Có thể thấy trên bảng số liệu giá vốn hàng bán năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008. Năm 2009 chi phí tài chính cũng tăng mạnh so với năm 2008. Điều này là do trong chi phí tài chính thì chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2009 lãi suất ngân hàng tăng lên rất cao do ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng kinh tế.
So sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của TCT với các công ty trong ngành thì năm 2008 tăng trưởng doanh thu của TCT rất thấp so với ngành. Nhưng đến năm 2009 TCT đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Lợi nhuận sau thuế của TCT có sự tăng trưởng qua các năm. Mặc dù vậy, sự tăng trưởng này so với chỉ số trung bình của ngành là còn thấp. Do vậy, TCT cần có những biện pháp để tăng lợi nhuận thì mới có thể theo kịp với các công ty cùng ngành.
2009 2008 2007
Tăng trưởng doanh thu 44,5 33,3 47,3
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản TCT
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Hiệu quả sử dụng Tổng TS (lần) 1,13 1,19 1,4 Hiệu quả sử dụng TSCĐ (lần) 1,84 1,86 2,26 Sức sản xuất của TSNH (lần) 3,03 3,39 4,33 Vòng quay tiền (vòng) 26,2 26,6 36,65 Vòng quay dự trữ (vòng) 6,58 8,05 11,4
Vòng quay khoản phải thu (vòng) 7,27 7,62 8,77
Số ngày một vòng quay tiền (ngày) 13,49 13,57 9,83 Số ngày một vòng quay (ngày)
dự trữ 54,66 44,67 31,55
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 49,47 47,2 41,02
ROA 0,88% 1,34% 1,57%
ROS 0,77% 1,13% 1,12%
Nguồn Báo cáo tài chính TCT
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngành khoáng sản
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Hiệu quả sử dụng tổng TS (lần) 1,3 0,6 N/A