Cải thiện khả năng thanh toán của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của Tổng công ty khoáng sản Việt Nam - TKV.DOC (Trang 59 - 61)

Khả năng thanh toán của TCT là khả năng trả được nợ khi đáo hạn của các khoản nợ của TCT, đây là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của TCT, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính. Đồng thời, thông qua đó có thể thấy rõ được những rủi ro tài chính của TCT như: không thanh toán được nợ khi đến hạn, có thể dẫn đến phá sản.

 Thứ nhất : TCT nên tăng tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền.

Như đã phân tích thì tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của TCT là chưa cao nên dẫn đến khả năng thanh toán nhanh của TCT tuy chưa đến mức yếu kém nhưng vẫn còn khá thấp. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc giữ đủ tiền cho kinh doanh có những lợi thế sau:

+ Khi mua các hàng hóa dịch vụ nếu có đủ tiền mặt, công ty có thể được hưởng lợi thế chiết khấu.

+ Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh giúp doanh nghiệp tạo được uy tín với ngân hàng và nhà cung cấp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi.

+ Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả.

+ Khi có đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong trường hợp khẩn cấp như đình công, hỏa hoạn, vượt qua khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.

Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn khi gần đến hạn để tránh rủi ro từ phía chủ nợ. Có thể vì một lý do nào đó chủ nợ đòi yêu cầu thanh toán ngay. Ngoài ra, TCT cũng nên dự trữ một số chứng khoán có tính thanh khoản cao như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc Nhà nước và các loại chứng khoán của các tổ chức nước ngoài nhằm đảm bảo cho tính thanh khoản cho tài sản lưu động.

 Thứ hai : Giảm lượng hàng hóa dự trữ

Nguyên vật liệu dữ trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành bình thường. Bởi vì, đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ.

Qua phân tích, ta thấy mức dự trữ hàng hóa của TCT khá cao so với các công ty trong cùng ngành. Do đó cũng không nên dự trữ hàng hóa quá nhiều. Việc dữ trữ quá lớn sẽ gây tốn kém chi phí, ứ đọng vốn. Tuy nhiên, nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có giải pháp nhằm quản lý hoạt động dự trữ sao cho hợp lý nhất. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ được nâng lên hay số vòng quay vốn tăng.

 Thứ ba : Có chính sách tín dụng hợp lý đối với các khoản phải thu Một trong những tài sản lưu động mà TCT cần phải quan tâm nữa đó là các khoản phải thu.Các khoản phải thu của TCT bao gồm: các khoản phải thu khách hàng, các khoản trả trước cho người bán, các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn, các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. TCT nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để tránh bị chiếm dụng vốn và nguy cơ khó đòi được các khoản phải thu này. Việc nới lỏng chính sách tín dụng đối với các khoản phải thu sẽ là cần thiết trong trường hợp cần thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các công ty cùng ngành. Việc này làm tăng chi phí của TCT. Do tỷ trọng các khoản phải thu của TCT trong tổng tài sản ngắn hạn là tương đối lớn nên TCT cần cân nhắc kỹ lưỡng về khoản mục này. Để giúp TCT có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế phát sinh

các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, TCT có thể áp dụng các biện pháp sau:

 Mở sổ theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài TCT, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.

 Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán như: giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng (Hiện nay TCT đang áp dụng biện pháp này có nghĩa là đối với mỗi khoản phải thu khách hàng, TCT đều yêu cầu khách hàng phải thế chấp bằng một chứng chỉ có giá trị tín phiếu, trái phiếu hay giấy bảo lãnh của ngân hàng)

 Khi ký kết hợp đồng cần phải đề cập đến vấn đề các khoản thanh toán vượt quá thời hạn. Trong trường hợp đó, TCT phải được hưởng lãi suất khoản phải thu tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng. Sự ràng buộc này sẽ thúc đẩy khách hàng phải thanh toán nợ cho TCT.

 TCT cũng nên áp dụng cho khách hàng hưởng chiết khấu. Đây là một biện pháp mang lại hiệu quả tương đối cao, song các khoản này lại có

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của Tổng công ty khoáng sản Việt Nam - TKV.DOC (Trang 59 - 61)