Đánh giá thực trạng tài chính của Tổng công ty khoáng sản

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của Tổng công ty khoáng sản Việt Nam - TKV.DOC (Trang 55)

2.3.1 Điểm mạnh

 Thứ nhất : Tình hình tài chính của TCT tương đối ổn định và có xu hướng tích cực hơn qua các năm.

Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nói chung và ngành khoáng sản nói riêng do tình hình trong nước và thế giới thường xuyên biến động, gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp. Việc huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn, năm 2009 lãi suất vay ngân hàng rất cao. Mặc dù vậy, TCT và các đơn vị thành viên vẫn nỗ lực không ngừng vượt qua khó khăn nên kết quả đạt được là các chỉ tiêu như tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận của TCT đều tăng qua các năm. Tình hình thanh toán và tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của TCT cũng đều có xu hướng tích cực qua các năm. Tình hình tài chính của TCT tương đối ổn định, rất ít biến động. Hàng năm, với mức doanh thu và lợi nhuận thu được, TCT luôn đảm bảo việc nộp ngân sách đầy đủ và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

 Thứ hai : TCT cùng các đơn vị thành viên đã có nỗ lực lớn trong việc đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương đổi mới tài sản cố định của Hội đồng quản trị TCT, các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư đổi mới tài sản cố định. Qua phân tích, ta cũng thấy được tỷ trọng tài sản cố định của TCT chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và tăng đều qua các năm. Gần 15 năm hoạt động trong ngành, TCT bứt phá ngoạn mục, chấp nhận cạnh tranh quyết liệt để mở rộng nhiều ngành nghề sản xuất kinh .

Thứ ba: Chính sách phân phối thu nhập trong công ty được tiến hành hiệu quả, đảm bảo lợi ích của nhà quản lý và lợi ích của công nhân viên. Lãnh

đạo công ty đã chú ý đến việc củng cố khối đại đoàn kết trong toàn TCT; tạo bầu không khí vui vẻ giữa cán bộ và công nhân viên; sự hòa đồng tin tưởng, cởi mở, thân thiện giữa các nhân viên. Xây dựng môi trường TCT trong sạch, lành mạnh tạo động lực tinh thần cho nhân viên lao động tốt.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

 Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của TCT tuy không phải là yếu nhưng thấp so với các công ty trong cùng ngành.

 Khả năng thanh toán lãi vay của TCT tuy lớn hơn 1 nhưng so với các công ty trong cùng ngành cũng là rất thấp.

 Doanh thu của TCT cao và tăng đều qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại không cao. Nếu so sánh với ngành thì tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của TCT đều thấp, dẫn đến ROA, ROE của TCT không cao.

 Tốc độ tăng của tổng vốn qua các năm tương đối thấp. TCT chưa đủ điều kiện để tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ

 Do đặc thù ngành nghề nên tài sản cố định của TCT chiếm tỷ trọng cao nhưng tỷ trọng nợ dài hạn của TCT lại thấp. Một số công ty con đã sử dụng nợ ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định, những đơn vị này có tình hình tài chính khó khăn và khả năng thanh toán yếu.

Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan

 Công tác quản lý dự trữ còn chưa tốt

TCT có công tác quản lý dự trữ chưa tốt. Tiền và các khoản tương đương tiền được TCT duy trì ở mức thấp. Lượng hàng dự trữ nhiều gây ứ đọng vốn và hạn chế khả năng thanh toán của TCT.

Công tác quản lý doanh thu, chi phí của TCT chưa thực sự hiệu quả. Trong bối cảnh khó khăn, lạm phát tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao.

b)Nguyên nhân khách quan

 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Hiện nay, hầu hết các ngành nghề nói chung và ngành khoáng sản nói riêng vẫn còn trong quá trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Cũng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, trong năm 2009 lãi suất vay ngân hàng rất cao. Điều này dẫn đến việc huy động nợ dài hạn của TCT gặp rất nhiều khó khăn.

 Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành

Hiện nay, với xu hướng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Điều này tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt và TCT cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó. Các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá, ...

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty khoáng sản3.1.1. Chiến lược khai thác phát triển 3.1.1. Chiến lược khai thác phát triển

Than do sản xuất điện năm 2009 tổng nhu cầu tiêu thụ mới 6.500.000T đến 2015 là 65.700.000 gấp 10 lần.

Than sản xuất XM, phân bón và ngành công nghiệp khác đều tăng từ 1,5 lần – 2 lần.

Than xuất khẩu có xu hướng giảm nhiều, năm 2009 ngành than ký hợp đồng xuất khẩu 21 triệu tấn thì lượng truyền tải khoảng 10 – 11 triệu tấn, đến 2015 lượng xuất khẩu chỉ còn khoảng 5 triệu tấn, giảm 4 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu điều tra nguồn hàng và khả năng phát triển ta có thể định hướng phát triển cho TCT:

Tổng khối lượng do TCT sản xuất là 17 triệu tấn tăng 2,1 lần so với năm 2009. Trong đó:

Than sản xuất điện: 13,6 triệu tấn tăng 3,4 lần so với năm 2009 bằng 28,6% Tổng cộng than là: 15,7 triệu tấn.

Hàng khác khoảng: 1,3 triệu tấn.

Như vậy từ 2010 – 2015 sản lượng tăng bình quân mỗi năm xấp xir15%/ năm. Để đạt được mục tiêu trên thì chiến lược của TCT như sau:

Xác định nguồn hàng chính của TCT là hàng than và trọng tâm là than cho sản xuất điện.

Khách hàng chiến lược là Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Công ty sản xuất phân bón, các Công ty sản xuất Xi măng…

3.2 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Tổng công ty khoáng sản

Để cải thiện tình hình tài chính của một doanh nghiệp, theo lý thuyết, các nhà lãnh đạo cần có chính sách thực hiện nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp: khả năng thanh toán, cơ cấu vốn hợp lý, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời.

3.2.1 Cải thiện khả năng thanh toán của Tổng công ty

Khả năng thanh toán của TCT là khả năng trả được nợ khi đáo hạn của các khoản nợ của TCT, đây là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của TCT, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính. Đồng thời, thông qua đó có thể thấy rõ được những rủi ro tài chính của TCT như: không thanh toán được nợ khi đến hạn, có thể dẫn đến phá sản.

 Thứ nhất : TCT nên tăng tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền.

Như đã phân tích thì tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của TCT là chưa cao nên dẫn đến khả năng thanh toán nhanh của TCT tuy chưa đến mức yếu kém nhưng vẫn còn khá thấp. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc giữ đủ tiền cho kinh doanh có những lợi thế sau:

+ Khi mua các hàng hóa dịch vụ nếu có đủ tiền mặt, công ty có thể được hưởng lợi thế chiết khấu.

+ Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh giúp doanh nghiệp tạo được uy tín với ngân hàng và nhà cung cấp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi.

+ Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả.

+ Khi có đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong trường hợp khẩn cấp như đình công, hỏa hoạn, vượt qua khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.

Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn khi gần đến hạn để tránh rủi ro từ phía chủ nợ. Có thể vì một lý do nào đó chủ nợ đòi yêu cầu thanh toán ngay. Ngoài ra, TCT cũng nên dự trữ một số chứng khoán có tính thanh khoản cao như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc Nhà nước và các loại chứng khoán của các tổ chức nước ngoài nhằm đảm bảo cho tính thanh khoản cho tài sản lưu động.

 Thứ hai : Giảm lượng hàng hóa dự trữ

Nguyên vật liệu dữ trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành bình thường. Bởi vì, đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ.

Qua phân tích, ta thấy mức dự trữ hàng hóa của TCT khá cao so với các công ty trong cùng ngành. Do đó cũng không nên dự trữ hàng hóa quá nhiều. Việc dữ trữ quá lớn sẽ gây tốn kém chi phí, ứ đọng vốn. Tuy nhiên, nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có giải pháp nhằm quản lý hoạt động dự trữ sao cho hợp lý nhất. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ được nâng lên hay số vòng quay vốn tăng.

 Thứ ba : Có chính sách tín dụng hợp lý đối với các khoản phải thu Một trong những tài sản lưu động mà TCT cần phải quan tâm nữa đó là các khoản phải thu.Các khoản phải thu của TCT bao gồm: các khoản phải thu khách hàng, các khoản trả trước cho người bán, các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn, các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. TCT nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để tránh bị chiếm dụng vốn và nguy cơ khó đòi được các khoản phải thu này. Việc nới lỏng chính sách tín dụng đối với các khoản phải thu sẽ là cần thiết trong trường hợp cần thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các công ty cùng ngành. Việc này làm tăng chi phí của TCT. Do tỷ trọng các khoản phải thu của TCT trong tổng tài sản ngắn hạn là tương đối lớn nên TCT cần cân nhắc kỹ lưỡng về khoản mục này. Để giúp TCT có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế phát sinh

các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, TCT có thể áp dụng các biện pháp sau:

 Mở sổ theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài TCT, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.

 Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán như: giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng (Hiện nay TCT đang áp dụng biện pháp này có nghĩa là đối với mỗi khoản phải thu khách hàng, TCT đều yêu cầu khách hàng phải thế chấp bằng một chứng chỉ có giá trị tín phiếu, trái phiếu hay giấy bảo lãnh của ngân hàng)

 Khi ký kết hợp đồng cần phải đề cập đến vấn đề các khoản thanh toán vượt quá thời hạn. Trong trường hợp đó, TCT phải được hưởng lãi suất khoản phải thu tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng. Sự ràng buộc này sẽ thúc đẩy khách hàng phải thanh toán nợ cho TCT.

 TCT cũng nên áp dụng cho khách hàng hưởng chiết khấu. Đây là một biện pháp mang lại hiệu quả tương đối cao, song các khoản này lại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm doanh thu, TCT phải áp dụng biện pháp này một cách linh hoạt.

3.2.2 Tăng cường huy động vốn để mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh doanh

Qua phân tích tình hình tài chính của TCT , tổng vốn của TCT tăng qua các năm nhưng mức tăng này chưa cao. Do không có đủ vốn dài hạn, một số công ty con trong TCT đã dùng vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định dẫn đến khả năng thanh toán thấp. Do đó, để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho sản xuất – kinh doanh của TCT, TCT có thể thực hiện huy động vốn từ các nguồn: huy động vốn chủ sở hữu và huy động nợ vay.

 Thứ nhất : TCT nên sớm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tăng vốn chủ sở hữu thì việc cổ phần hóa là rất cần thiết. Cổ phần hóa là hướng đi đúng đắn để huy động vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý.

Cổ phần hóa chính là tạo điều kiện để cho những người góp vốn và người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho TCT.

Những năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng TCT vẫn duy trì ổn định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tích: TCT đã huy động được một số lượng vốn lớn từ cán bộ công nhân viên chứng tỏ người lao động có trách nhiệm và gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT, năng suất lao động tăng, tăng lợi nhuận...Do đó duy trì VCSH của TCT và có xu hướng tăng qua các năm.

 Đối với những đơn vị đã cổ phần hóa: nên xóa bỏ tình trạng cổ phần hóa khép kín, tăng lượng cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược được tham gia với tỷ lệ sở hữu vốn lớn hơn, có vai trò và tác động thực sự làm thay đổi cung cách quản lý, tăng tiềm lực tài chính, công nghệ...

 Đối với những đơn vị chưa đủ điều kiện cổ phần hóa, cần phối hợp thường xuyên với các tư vấn được chỉ định thầu thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp.

 Thứ hai : Huy động vốn dài hạn từ các tổ chức tín dụng

Ngân hàng có vai trò bổ sung vốn kịp thời cho các doanh nghiệp. Qua phân tích, ta thấy việc bổ sung vốn trung và dài hạn cho TCT là thật sự cần thiết. Hiện nay các khoản nợ ngắn hạn của TCT đã dư thừa. Hơn nữa các khoản nợ ngắn hạn có thời hạn ngắn (dưới 1 năm) nên việc gia tăng nguồn tài trợ này dễ dẫn đến tình trạng các khoản nợ ngắn hạn chồng chất lên nhau, gây mất khả năng thanh toán. Trong khi TCT đang cần những nguồn tài trợ có thời gian dài để đầu tư TSCĐ. Vì vậy TCT nên giảm nợ ngắn hạn thay bằng nợ dài hạn. Mặc dù các khoản vay dài hạn có chi phí lớn hơn nên có thể ảnh

hưởng đến kết quả kinh doanh của TCT nhưng xét về mục tiêu lâu dài thì đó là điều cần thiết. Từ đó, TCT có thể sử dụng vốn ngắn hạn và dài hạn hiệu quả hơn nhằm tạo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục. Do vậy, đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn, tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn.

Trong thời gian tới, để huy động được nguồn tài trợ này, TCTcần:

 Tính toán, lựa chọn, thiết lập được các phương án kinh doanh cũng như các phương án đầu tư có tính khả thi cao.

 Trong sản xuất, phải lựa chọn được cơ cấu sản phẩm hợp lý để sản xuất sao cho vừa đảm bảo được chi phí sản xuất cộng chi phí ngân hàng mà vẫn có lãi.

Yêu cầu đặt ra đối với TCT là:

 TCT cần phải đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng để được vay vốn trung và dài hạn.

 TCT cần phải đảm bảo sử dụng tốt các nguồn vốn khác để khi để khi giảm nợ ngắn hạn tức là vốn lưu động giảm sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của TCT.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của Tổng công ty khoáng sản Việt Nam - TKV.DOC (Trang 55)