Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm khả năng hoạt động và khả năng sinh lời.
Tổng công là một doanh nghiệp lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Một số giải pháp nhằm cải thiện khả năng hoạt động của Tổng công ty
Thứ nhất : Chú trọng công tác tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất một cách hợp lý, an toàn, quảng bá thương hiệu và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để giữ uy tín đối với các chủ hàng, tăng năng suất phương tiện để bù đắp chi phí, quyết tâm chỉ đạo đạt vượt chỉ tiêu đặt ra.
Thứ hai : Chọn thời điểm giá thiết bị phù hợp để đổi mới đầu tư TSCĐ
Trong điều kiện chi phí đầu vào luôn biến động, TCT cần chọn thời điểm giá kim khí phù hợp để tiến hành đầu tư bổ sung, thay thế .
Thứ ba : Tăng cường tham gia hoạt động trên thị trường tài chính.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Vì thế, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT, TCT cũng nên tham gia đầu tư vào hoạt động tài chính.. Đây là một lĩnh vực đầu tư có mức độ rủi ro lớn nhưng lợi nhuận mà nó mang lại rất cao. Việc tham gia vào thị trường tài chính cũng hứa hẹn mang lại cho TCT nhiều khoản lợi lớn.
Thứ tư : Tiết kiệm chi phí tới mức có thể
Như chúng ta đã biết các yếu tố cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp là doanh thu và chi phí.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí
Như vậy để tăng lợi nhuận thì một mặt TCT có chính sách sản xuất và cung ứng dịch vụ để tăng doanh thu, một mặt có những chính sách chi phí tối thiểu để làm giảm tổng chi phí.
Để nâng cao doanh thu, như cũng đã đề cập một số biện pháp ở trên. Việc nâng cao doanh thu là một trong những mục tiêu của TCT. Trên thực tế qua phân tích ta thấy doanh thu của TCT tăng liên tục trong những năm qua. Tăng doanh thu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mục tiêu hàng đầu của TCT là lợi nhuận chứ không phải là doanh thu nói chung. Thực tế phân tích cho thấy doanh thu của TCT tương đối cao nhưng lợi nhuận còn khiêm tốn.
TCT cần cố gắng giảm các khoản chi phí khác: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Về cơ bản thì các khoản chi phí này gần như là cố định, lại rất khó kiểm tra và kiểm soát nên rất dễ bị lạm dụng, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, TCT cần xây dựng định mức chi tiêu, không vượt quá mức khống chế tối đa theo tỷ lệ phần trăm tính trên doanh thu.
Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cũng là một biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí cho TCT.