Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu 2009 Tỷ lệ(%) 2008 Tỷ lệ(%) 2007
Doanh thu thuần 1173136 33,65 877728 7,63 815446
Giá vốn hàng bán 1060264 31,4 806954 6,9 754637 Chi phí quản lý DN 81325 46,1 55658 56,3 35599 Chi phí tài chính 38858 47,7 26315 13,8 23122
Lợi nhuận sau 13175 33,1 9895 55,8 6348
thuế
Bảng 2.8 Tăng trưởng doanh thu và LNST ngành khoáng sản
Đơn vị:phần trăm
Nguồn Báo cáo chỉ số ngành khoáng sản
Thông qua bảng tóm tắt tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của TCT qua 3 năm 2007, 2008, 2009. Ta thấy doanh thu của TCT năm 2008 chỉ tăng 7,63% so với năm 2007 nhưng lợi nhuận lại tăng những 55,8%. Như vậy, tốc độ trong khi năm 2009 doanh thu tăng 33,65% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 33,1% so với năm 2008. Điều này là do trong năm 2008 có sự biến động giá rất lớn. Do đó, TCT phải đặc biệt chú trọng tăng cường quản lý giá mua, khối lượng sử dụng những khoản chi phí tiết kiệm để giảm giá vốn hàng bán. Có thể thấy trên bảng số liệu giá vốn hàng bán năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008. Năm 2009 chi phí tài chính cũng tăng mạnh so với năm 2008. Điều này là do trong chi phí tài chính thì chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2009 lãi suất ngân hàng tăng lên rất cao do ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng kinh tế.
So sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của TCT với các công ty trong ngành thì năm 2008 tăng trưởng doanh thu của TCT rất thấp so với ngành. Nhưng đến năm 2009 TCT đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Lợi nhuận sau thuế của TCT có sự tăng trưởng qua các năm. Mặc dù vậy, sự tăng trưởng này so với chỉ số trung bình của ngành là còn thấp. Do vậy, TCT cần có những biện pháp để tăng lợi nhuận thì mới có thể theo kịp với các công ty cùng ngành.
2009 2008 2007
Tăng trưởng doanh thu 44,5 33,3 47,3
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản TCT
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Hiệu quả sử dụng Tổng TS (lần) 1,13 1,19 1,4 Hiệu quả sử dụng TSCĐ (lần) 1,84 1,86 2,26 Sức sản xuất của TSNH (lần) 3,03 3,39 4,33 Vòng quay tiền (vòng) 26,2 26,6 36,65 Vòng quay dự trữ (vòng) 6,58 8,05 11,4
Vòng quay khoản phải thu (vòng) 7,27 7,62 8,77
Số ngày một vòng quay tiền (ngày) 13,49 13,57 9,83 Số ngày một vòng quay (ngày)
dự trữ 54,66 44,67 31,55
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 49,47 47,2 41,02
ROA 0,88% 1,34% 1,57%
ROS 0,77% 1,13% 1,12%
Nguồn Báo cáo tài chính TCT
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngành khoáng sản
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Hiệu quả sử dụng tổng TS (lần) 1,3 0,6 N/A
Hiệu quả sử dụng TSCĐ (lần) 2,9 1,0 N/A
Suất sinh lời của TSNH (lần) 10 10 N/A
Vòng quay tiền ( vòng) 10 3,3 N/A Vòng quay dự trữ ( vòng) 16,36 21,2 20
Số ngày 1 vòng quay tiền ( ngày) 36 12 N/A
Số ngày 1 vòng quay dự trữ(ngày) 22 17 18
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 55,6 76,7 82,3 ROA (%) 6,3 5,9 N/A ROS (%) 4,8 10 12,7
Nguồn Báo cáo chỉ số ngành khoáng sản
Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản của TCT tương đối tốt và có xu hướng tăng dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2008 hiệu quả sử dụng tổng tài sản và
tài sản cố định của các công ty trong ngành giảm thì chỉ số này của TCT vẫn ổn định thậm chí còn tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và tài sản cố định đều tính dựa vào doanh thu. Trong khi mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy ROA của TCT thấp so với các công ty cùng ngành. Điều này xuất phát từ việc sử dụng chi phí của TCT. Các khoản chi phí của TCT chiếm tỷ trọng cao nên mặc dù doanh thu cao nhưng lợi nhuận sau thuế thấp dẫn đến ROA thấp. TCT cần chú trọng việc quản lý giá mua, khối lượng sử dụng những khoản chi phí hợp lý tiết kiệm để nâng cao lợi nhuận.
Sức sinh lời TSNH của TCT thấp hơn nhiều so với ngành. Dựa vào các chỉ tiêu tốc độ luân chuyển TSNH, có thể thấy lượng dự trữ hàng hóa của TCT thấp hơn nhiều so với các công ty trong cùng ngành. Điều này là do lượng hàng chưa tiêu thụ được tồn đọng, gây ứ đọng vốn của TCT.
So sánh kỳ thu tiền bình quân và vòng quay các khoản phải thu của TCT so với ngành. Ta thấy, kỳ thu tiền bình quân của TCT thấp hơn nhiều so với ngành. Điều này thể hiện chính sách tín dụng của TCT có thể còn hơi chặt chẽ. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng là hàng hóa ứ đọng nhiều. Do vậy, TCT nên nới lỏng chính sách tín dụng để có thể đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 2.11 Chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu 2007 20087 2009
Vòng quay VCSH (vòng) 3,07 2,88 3,28 TIE (lần) 1,39 1,49 1,41 TIE ngành (lần) 3,2 3,5 3,3 Sức sinh lời của nguồn vốn (%) 4,04 5,19 6,36 ROE (%) 2,39 3,25 3,69 ROE ngành (%) 10,8 10,2 N/A
Chỉ tiêu vòng quay vốn chủ sở hữu cho biết trong kỳ vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu càng nhanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn chủ sở hữu của TCT tăng giảm không nhiều qua các năm. Năm 2009 vốn chủ sở hữu được sử dụng hiệu quả hơn cả. Chỉ tiêu ROE qua các năm của TCT đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ TCT có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của mình. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với ngành thì ta thấy chỉ số này rất thấp so với các công ty cùng ngành do lợi nhuận của TCT không cao, không tương xứng với quy mô tài sản của TCT.
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay của TCT tuy lớn hơn 1 chứng tỏ TCT có khả năng chi trả lãi vay. Tuy nhiên, nếu so với các công ty trong cùng ngành thì có thể nói TIE của TCT là thấp. Trong khi đó hệ số nợ của TCT lại thấp hơn so với các công ty cùng ngành như đã phân tích ở trên. Vì vậy, hệ số này thấp là do EBIT của TCT chưa cao, TCT nên có những biện pháp để thúc đẩy lợi nhuận của mình.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của TCT, ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont:
ROE = ROS * Hiệu suất sử dụng tổng TS * Hệ số tổng TS trên VCSH
Bảng 2.12 Chỉ số sử dụng trong phân tích Dupont
2007 2008 2009
ROS (lần) 0,77 1,13 1,12 ROS ngành (lần) 4,8 10 12,7 Hiệu suất sử dụng tổng TS (%) 1,13 1,19 1,4
Hiệu suất sử dụng tổng TS ngành (%) 1,3 0,6 N/A
Hệ số tổng TS/VCSH (lần) 2,44 2,42 2,29
Hệ số tổng TS/ VCSH ngành (lần) 2,71 3,04 2,7
Nguồn Báo cáo chỉ số ngành
Qua phân tích Dupont, ta có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho ROE của TCT thấp là do ROS của TCT thấp hơn rất nhiều so với ROS của ngành. ROS thấp do lợi nhuận sau thuế của TCT rất thấp. Trong khi đó doanh thu của TCT lại tương đối cao.