• Hạn chế
Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của TCT tuy không phải là yếu nhưng thấp so với các công ty trong cùng ngành.
Khả năng thanh toán lãi vay của TCT tuy lớn hơn 1 nhưng so với các công ty trong cùng ngành cũng là rất thấp.
Doanh thu của TCT cao và tăng đều qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại không cao. Nếu so sánh với ngành thì tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của TCT đều thấp, dẫn đến ROA, ROE của TCT không cao.
Tốc độ tăng của tổng vốn qua các năm tương đối thấp. TCT chưa đủ điều kiện để tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ
Do đặc thù ngành nghề nên tài sản cố định của TCT chiếm tỷ trọng cao nhưng tỷ trọng nợ dài hạn của TCT lại thấp. Một số công ty con đã sử dụng nợ ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định, những đơn vị này có tình hình tài chính khó khăn và khả năng thanh toán yếu.
• Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
Công tác quản lý dự trữ còn chưa tốt
TCT có công tác quản lý dự trữ chưa tốt. Tiền và các khoản tương đương tiền được TCT duy trì ở mức thấp. Lượng hàng dự trữ nhiều gây ứ đọng vốn và hạn chế khả năng thanh toán của TCT.
Công tác quản lý doanh thu, chi phí của TCT chưa thực sự hiệu quả. Trong bối cảnh khó khăn, lạm phát tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao.
b)Nguyên nhân khách quan
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Hiện nay, hầu hết các ngành nghề nói chung và ngành khoáng sản nói riêng vẫn còn trong quá trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Cũng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, trong năm 2009 lãi suất vay ngân hàng rất cao. Điều này dẫn đến việc huy động nợ dài hạn của TCT gặp rất nhiều khó khăn.
Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành
Hiện nay, với xu hướng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Điều này tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt và TCT cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó. Các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá, ...
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VIỆT NAM