Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính.DOC (Trang 60 - 62)

Thúc đẩy hoạt động bán hàng là điều mà bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng mong muốn vì nó đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp. Để thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng, có những cải tiến trong cung cấp hàng hóa dịch vụ, mở rộng mạng lưới bán hàng…Những để làm được những điều đó không thể không nói đến vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước. Các cơ quan này quản lý toàn nền kinh tế bằng các chính sách, bằng pháp luật…Để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các cơ quan Nhà nước cần:

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự cạnh tranh công bằng, một sân chơi bình đẳng thông qua việc ngày càng hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực thực hiện luật pháp về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá…

Thứ hai, Nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục và giấy tờ không cần thiết nhằm rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, giảm chi phí lưu kho từ đó giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa hợp lý. Bởi hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phụ thuộc vào các ngân hàng trong vấn đề vay vốn. Sự điều chỉnh lãi suất cơ bản của ngân hàng

thương mại. Điều này ảnh hưởng đến nguồn vốn vay dùng để mua vật liệu xây dựng đầu vào và hoạt động tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng theo.

Thứ tư, cơ quan hải quan cần kiểm soát chặt chẽ số lượng thép, xi măng nhập vào từ nước ngoài, có các biện pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng nhập lậu, khai man để chốn thuế. Nếu không kiểm soát được tình hình sẽ tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước sẽ khó tiêu thụ được sản phẩm, dẫn đến tồn kho, ứ đọng hàng hóa, hoạt động kinh doanh rơi vào trì trệ. Không những vậy, Nhà nước còn mất đi một khoản thuế không nhỏ. Các loại vật liệu nhập lậu không đảm bảo chất lượng sẽ trà trộn vào các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước.

Thứ năm, Nhà nước cần định hướng,quy hoạch cho sự phát triển của từng ngành trong các năm tới. Nếu không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước thì đâu đâu cũng mọc lên dự án về sản xuất kinh doanh thép, sản xuất xi măng. Dẫn đến sự quá tải về nguồn cung trong nước. Nhà nước cần quy hoạch lại các dự án ngành, địa phương để không phát triển đầu tư tràn lan, tập trung cho một số dự án trọng điểm. Ngược lại, với dự bảo thị trường trong thời gian tới ở tình trạng cung vượt quá cầu thì Nhà nước nên có chính sách hướng ra xuất khẩu.

Thứ sáu, Nhà nước cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển chuyên dụng cho bốc xếp, vận chuyển, đầu tư các trang thiết bị chuyên dụng, nâng cao công suất bốc dỡ tại các cảng, đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông vận tải để việc lưu thông hàng hóa thuận lợi.

Thứ bẩy, Nhà nước cần có chính sách tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố mối quan hệ khoa học công nghệ giữa các đơn vị sản xuất với các cơ quan nghiên cứu và phát triển, các trường đại học trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới vào nước ta.

Thứ tám, Nhà nước cần thực hiện tốt hơn công tác dự báo thị trường để thấy được xu hướng biến động của thị trường từ đó có hành động, giải pháp kịp thời, đem lại hiệu quả kinh tế cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính.DOC (Trang 60 - 62)