Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam..DOC (Trang 72 - 78)

Trong thời gian tới, việc điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ của NHNN cần được đổi mới về cơ chế:

Thứ nhất: Hiện nay, NHNN Việt Nam điều hành lãi suất thông qua hàng loạt các loại lãi suất như lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng qua đêm. Mối liên hệ giữa các loại lãi suất này còn lỏng lẻo, nhiều khi tách rời nhau, biến động chưa phù hợp với cơ chế

lãi suất thị trường. Có thể nói, cơ chế lãi suất hiện nay còn phức tạp và chưa đủ sức hướng dẫn lãi suất thị trường.

Thứ hai, lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng của Việt Nam hiện nay chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, quan hệ vay mượn trên thị trường diễn ra một chiều giữa các ngân hàng thương mại nhà nước có vốn dư thừa là bên cho vay đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng thương mại cổ phần.

Thứ ba, lãi suất VNIBOR chưa phản ánh cung cầu vốn ngắn hạn trên thị trường nên cũng chưa có tác dụng tham chiếu. Do cơ cấu các ngân hàng tham gia chào lãi suất trên màn hình xác định lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng chưa hợp lý, chất lượng các loại lãi suất chào chưa cao do các ngân hàng chưa tham gia thường xuyên trên thị trường, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với các ngân hàng tham gia chào vốn.

Trong tương lai, khi thị trường liên ngân hàng Việt Nam phát triển, việc lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm lãi suất mục tiêu định hướng lãi suất thị trường là phù hợp. Vì lãi suất liên ngân hàng là lãi suất bán buôn và có thể tác động tới mặt bằng lãi suất thị trường thông qua các lãi suất bán lẻ. Mặt khác lãi suất liên ngân hàng có thể đo lường được, quyết định lãi suất dài hạn; có liên hệ trực tiếp với công cụ của chính sách tiền tệ để có thể điều hành lãi suất ngắn hạn; có quan hệ với mục tiêu trung gian mà NHNN lựa chọn. Nhưng để lãi suất liên ngân hàng thực sự phù hợp với cung cầu vốn thị trường, có thể làm lãi suất mục tiêu của NHNN, cần phải thực hiện đổi mới như sau: thứ nhất các ngân hàng thương mại tham gia chào lãi suất cần được mở rộng hơn và các ngân hàng này phải đáp ứng được các điều kiện về khả năng tài chính mạnh, thường xuyên tham gia trên thị trường liên ngân hàng, có trách nhiệm trong việc đưa ra lãi suất chào trên thị trường; thứ hai là việc đưa ra lãi suất chào cần căn cứ vào lãi suất bình quân đầu vào của từng ngân hàng, vào nhu cầu vốn khả dụng của ngân hàng cung cầu vốn trên thị trường.

Khi lãi suất mục tiêu là lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng đủ sức làm lãi suất định hướng cho lãi suất thị trường tiền tệ, ngân hàng có thể căn cứ vào lãi suất này cùng với chi phí liên quan của ngân hàng mình mà đưa ra lãi suất huy động của mình đối với khách hàng. Lãi suất được dựa trên cơ sở như vậy sẽ đem lại hiệu quả hơn cho chính sách lãi suất huy động vốn của ngân hàng mình.

KẾT LUẬN

Xu hướng phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới hiện nay đòi hỏi các ngân hàng thương mại hơn bao giờ hết phải nỗ lực hoàn thiện mình để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Cơ chế điều hành lãi suất tự do của NHNN là tiền đề để các ngân hàng tự chủ trong định giá cả sản phẩm ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Có một chính sách lãi suất huy động hợp lý phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng không những làm mở rộng nguồn vốn cho ngân hàng với chi phí rẻ mà còn làm cho ngân hàng phát triển thinh vượng hơn.

Những năm gần đây, Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển, nên công tác huy động vốn cần phải đặc biệt quan tâm. Việc hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động tạo vốn của Ngân hàng. Mặc dù việc hoàn thiện chính sách này của Ngân hàng còn một số những hạn chế nhưng trong thời gian tới việc nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chính sách Ngân hàng sẽ từng bước tháo gỡ những vướng mắc đó. Trên cơ sở phân tích hoạt động huy động vốn và tình hình lãi suất huy động của Ngân hàng, em xin đưa ra những giải pháp tổng thể với hy vọng góp một phần nhỏ để góp phần hoàn thiện chính sách này tại Ngân hàng.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn - PGS.TS Phan Thị Thu Hà, cùng toàn thể cán bộ trong Ngân hàng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Ngân hàng thương mại – Quản trị và nghiệp vụ (NXB Thống kê). 2. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (David Cox).

3. Quản trị Ngân hàng thương mại (Peter S.Rose).

4. Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2002-2003-2004).

5. Báo cáo tình hình lãi suất của Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2003-2004).

6. Các báo: Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Tài chính Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Tạp chí Khoa học Ngân hàng, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Đầu tư chứng khoán (2003-2004).

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

Chương 1: Tổng quan về chính sách lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại...3

1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại...3

1.1.1.Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại...3

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại...5

1.1.3. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại...8

1.1.3.1. Huy động vốn chủ sở hữu...8

1.1.3.2. Hoạt động huy động tiền gửi...9

1.1.3.3. Hoạt động đi vay vốn...13

1.1.3.4. Huy động vốn từ nguồn khác...14

1.2. Chính sách lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại...14

1.2.1. Lãi suất huy động vốn của ngân hàng...14

1.2.2. Sự cần thiết của chính sách...19

1.2.3. Mục tiêu của chính sách...20

1.2.4. Nội dung chính sách...21

1.2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách...22

1.2.4.2. Cách xác định lãi suất huy động vốn...29

Chương 2: Chính sách lãi suất huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam...35

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng...35

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng...35

2.1.3. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng...41

2.1.3.1. Tình hình huy động tiền gửi...41

2.1.3.2. Tình hình huy động từ nguồn khác...44

2.2. Chính sách lãi suất huy động vốn của Ngân hàng...45

2.2.1. Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...45

2.2.2. Mục tiêu của Ngân hàng đối với chính sách...46

2.2.3. Thực trạng chính sách của Ngân hàng...47

2.2.3.1. Tình hình lãi suất huy động ...47

2.2.3.2. Chi phí lãi suất huy động...59

2.2.3.3. Chỉ tiêu quản lý lãi suất huy động...61

Chương 3: Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam...64

3.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng trong những năm tới...64

3.2. Các giải pháp...64

3.2.1. Các giải pháp trong ngắn hạn...65

3.2.2. Giải pháp trong dài hạn...69

3.3. Một số kiến nghị...72

KẾT LUẬN...75

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam..DOC (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w