Chi phí lãi suất huy động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam..DOC (Trang 59 - 61)

Lãi suất huy động từ tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn và dài ở mức cao trong khi nguồn này lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của Ngân hàng đã gây áp lực chi trả lãi tiền gửi ở một mức lớn cho khách hàng, khỏan chi trả lãi này chiếm đến khoảng 50% chi phí hoạt động chung của ngân hàng. Có thể thấy được mức chi phí qua bảng sau:

Tình hình chi phí trả lãi huy động vốn 6 tháng đầu năm 2004

Đơn vị: nghìn VNĐ Tỷ giá : 15.784

Loại tiền gửi Số huy động Lãi suất trung bình Chi phí trả lãi Tiền gửi có kỳ hạn VNĐ 28.363.000 0,63%/tháng 180.065 Tiền gửi tiết kiêm USD 8.406 0.16%/tháng 13 Tiền gửi tiết kiệm VNĐ 395.240.675 0.67%/tháng 220.379 Tiền gửi không kỳ hạn USD 302 0.02%/tháng 0.663 Tiền gửi không kỳ hạn VNĐ 48.181.366 0.3%/tháng 146.274

Tổng 471.793.749 546.732

(Báo cáo tình hình lãi suất huy động vốn của Ngân hàng)

Qua bảng trên ta có thể thấy, do tỷ trọng huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm cao với lãi suất huy động cao nên chi phí huy động chủ yếu là chi phí trả lãi cho các nguồn này, chiếm hơn 73% chi phí trả lãi cho tổng nguồn tiền. Còn chi phí trả lãi cho tiền gửi không kỳ hạn thấp chỉ chiếm hơn 20% do quy mô huy động nguồn này nhỏ mà lãi suất huy động nguồn lại rẻ.

Như vậy cần phải cơ cấu lại nguồn hợp lý, tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn tiền huy động tại ngân hàng để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Lãi suất đầu vào cao như vậy khiến lãi suất đầu ra cũng có áp lực tăng phải tăng lên, điều này làm hạn chế khả năng kinh doanh của ngân hàng, khi lãi suất cho vay tăng lên, khách hàng vay vốn sẽ có thể chuyển sang vay tại ngân hàng khác với lãi suất cho vay thấp hơn. Vì thế, việc cân đối lại cơ cấu

vốn cho tăng tỷ trọng nguồn tiền có chi phí lãi suất thấp cũng sẽ góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng từ đó làm giảm áp lực phải tăng vốn đầu ra của Ngân hàng.

Bảng chi phí hoạt động:

(Đơn vị: triệu VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Chi trả lãi tiền gửi 50.343,73 53,8% 85.820,27 50,3% Chi trả lãi tiền vay 63,84 0,07% - - Tổng số tiền chi trả lãi 50.407,73 53,87% 85.820,27 50,3% Chi phí khác cho huy động vốn 38,59 0,04% 39,56 0,02% Tổng chi phí huy động vốn 50.446,32 53,91% 85.859,83 50,32%

Tổng chi phí 93.561,85 100% 170.675,47 100%

( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2002 – 2003)

Nhìn vào bảng ta thấy, chi phí huy động vốn của Ngân hàng trong các năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động của ngân hàng (trên 50%). Trong đó, chi trả lãi tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, chi phí huy động khác ngoài lãi chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số chi phí huy động. Chi phí trả lãi tiền gửi so với chi phí trả lãi tiền vay luôn lớn hơn rất nhiều lần. Như vậy, chi phí trả lãi huy động tiền gửi chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí hoạt động của ngân hàng trong những năm qua. Nhưng năm 2003, chi phí này đã giảm một cách tương đối so với năm 2002, mà nguồn huy động lại tăng một cách tương đối, tuy tỷ lệ là thấp, song đây cũng là dấu hiệu chi phí cho huy động thêm một đơn vị vốn của ngân hàng được tiết kiệm hơn.

Từ tháng 7/2004 tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VNĐ của các NHTM tăng lên từ 2% lên 5% trên tổng số tiền gửi phải dự trữ bắt buộc của tiền gửi không có kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng; tăng từ 1% lên 2% đối với tiền gửi từ 12 tháng đến 24 tháng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ 4% lên 8%, loại từ 12 tháng đến 24 tháng tăng từ 1% lên 2%. Mục đích của việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là nhằm không khuyến khích các NHTM tăng lãi

suất huy động vốn nội tệ và ngoại tệ, hạn chế tình trạng đô la hóa trong nguồn vốn của hệ thống ngân hàng. Đầu năm 2005 NHNN công bố lãi suất tái chiết khấu tăng từ 3% lên 3,5%, mức lãi suất tái cấp vốn tăng từ 5% lên 5,5% với mục đích hạn chế các NHTM xin vay vốn Nhà nước. Như vậy, áp lực cho các NHTM phải tích cực huy động vốn từ thị trường tiền tệ mà không lệ thuộc vào nguồn vay từ NHNN khiến các NHTM cạnh tranh nhau huy động nguồn tiền gửi từ nền kinh tế mạnh mẽ hơn, công cụ lãi suất các ngân hàng sử dụng cũng sẽ gay gắt hơn. Nhưng mặt ngược lại, áp lực về tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến các NHTM sẽ phải cân nhắc về qui mô vốn huy động và lãi suất huy động của mình, cùng với sự cạnh tranh giữa các NHTM sẽ khiến tỷ lệ lợi nhuận của các NHTM giảm xuống. Điều này gây khó khăn cho việc tính toán lãi suất huy động cho mỗi ngân hàng vừa đáp ứng được nhu cầu người dân, vừa đảm bảo ngân hàng tiết kiệm được chi phí huy động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam..DOC (Trang 59 - 61)