Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam..DOC (Trang 37 - 41)

Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng dựa trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân; Huy động gửi góp; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; Hùn vốn liên doanh, mua cổ phần theo pháp luật hiện hành; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Thực hiện

Hội đồng quản trị Hội đồng tín dụng

Ban Kiểm soát

Ban Điều hành Các Ban tín dụng P.KTKT nội bộ Hội sở Hà Nội Chi nhánh HCM Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh cấp II và các Phòng Giao dịch Đại hội cổ đông

kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác; Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.

Hoạt động huy động vốn được Ngân hàng đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây với mục tiêu bảo đảm nguồn vốn để cho vay, an tòan thanh khoản và tăng nhanh tài sản từ đó nâng cao vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại của cả nước. Khu vực dân cư được Ngân hàng tăng cường khai thác triệt để, chính sách chăm sóc khách hàng được nâng cao về chất lượng với phương châm “cạnh tranh bằng chất lượng chứ không phải bằng giá cả”. Trong những năm qua ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn mới như: các hình thức tiết kiệm an sinh mới, tiền gửi “siêu lãi suất”,... và đặc biệt gần đây Ngân hàng đã đưa ra một loại hình tiết kiệm đồng Việt Nam được bù trượt giá đồng đô la Mỹ. Những loại hình này đã mang lại sự phục vụ thuận tiện hơn với lợi ích cao hơn cho khách hàng, giúp Ngân hàng thu hút được ngày càng tăng lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các hình thức sản phẩm mới được ngân hàng tung ra cùng với các đợt khuyến mãi liên tiếp đã gây được sự chú ý của khách hàng và đã được khách hàng hưởng ứng rất nhiệt tình. Khu vực liên ngân hàng cũng được Ngân hàng chú ý và khai thác triệt để, tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của các ngân hàng khác để thực hiện kinh doanh mang lại thu nhập cho ngân hàng, và đáp ứng nhu cầu thanh khoản hàng ngày. Ngoài ra, trong năm 2004 vừa qua, Ngân hàng đã mở thêm 6 phòng giao dịch mới tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới huy động vốn cho ngân hàng, và đã có rất nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả là Ngân hàng đã có sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động huy động vốn.

Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện ở bảng sau:

Năm 2004 2003 2002

Số tiền Tăng Số tiền Tăng Số tiền Tăng Tổng nguồn huy động 3.872.813 75% 2.212.960 82,7% 1.211.500 18,6%

Tiền gửi tiết kiệm 1.541.341 49% 1.032.510 29.5% 797.110 3.7%

(nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng)

Như vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng đều qua các năm, trong năm 2003 tăng gần gấp đôi nguồn vốn huy động đựơc trong năm 2002, năm 2004 tăng gần gấp đôi so với năm 2003. Điều này thể hiện một bước tiến vượt bậc trong hoạt động này của Ngân hàng, hứa hẹn một tương lai mới, một vị thế mới của Ngân hàng trong những năm sắp tới.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng. Trong những năm qua, các chiến lược về quan hệ khách hàng và tiếp thị khách hàng luôn được chú ý và đấy mạnh; nguồn nhân sự cho các bộ phận phục vụ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp luôn được tăng cường bổ sung, được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngân hàng luôn chú ý đến xây dựng một hệ thống các tiêu chí, quy trình phù hợp chặt chẽ trong công tác thẩm định tín dụng, giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng và tạo điều kiện cho khách hàng của mình có điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp xúc với nguồn vốn của Ngân hàng.

Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2003 đạt 1.525 tỷ đồng, tăng 38,2% so với thực hiện năm 2002;

Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2004 đạt 2.155 tỷ đồng, tăng 23% so với thực hiện năm 2003;

Đặc biệt, Ngân hàng đã rất chú trọng và tập trung tiếp thị đến các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu, nhờ vậy mà số khách hàng đến vay vốn tại đây đã tăng lên rất nhiều so với các năm trước. Như vậy, đã chứng tỏ chiến lược đi tới là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu đã được triển khai và bước đầu có hiệu quả.

Những năm trước đây, Ngân hàng có một “thể trạng” yếu ớt với những tồn đọng quá lớn. Nợ quá hạn cuối năm 2000 là 335 tỷ đồng , trong đó nợ quá hạn khó đòi là trên 90%, ở tình trạng đóng băng; nợ quá hạn L/C trả chậm trên 36 triệu USD. Chính vì vậy công tác thu hồi nợ quá hạn được chỉ đạo rất sát sao trên tòan hệ thống theo chiều sâu. Sự nỗ lực của Ngân hàng đã mang lại kết quả đáng mừng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần đã mang lại cho Ngân hàng một niềm tin mới để vững bước tiến tới tương lai.

Điều này thể hiện ở bảng sau:

(Đơn vị: triệu VNĐ)

Năm 2002 2003 2004

Tổng dư nợ 1.103.426 1.525.212 1.900.452 Nợ quá hạn 373.042 201.645 20.000 Tỷ lệ nợ quá hạn 29,49% 13,22% 1,05%

(Nguồn báo cáo hàng năm của Ngân hàng)

Từ một tỷ lệ nợ quá hạn rất cao vượt mức an toàn cho phép, Ngân hàng đã phấn đấu một cách rất nỗ lực để đạt được tỷ lệ an toàn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ: chủ yếu diễn ra giữa hai đồng: đồng VND và đồng USD, để thực hiện nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng là chính và cũng mang lại thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng cũng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa USD và VND với giá trị tương đối, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng do chênh lệch lãi suất giữa hai đồng này lớn hơn nhiều so với chênh lệch tỷ giá trong cùng thời gian.

Đối với hoạt động thanh toán quốc tế: doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt trên 50 triệu USD, được duy trì ổn định và tăng trưởng. Trong những năm vừa qua, Ngân hàng đã giải quyết cơ bản toàn bộ giá trị L/C trả chậm của khách hàng còn tồn đọng với nước ngòai. Dư nợ L/C trả chậm hiện chỉ còn 1,5 triệu USD và phần lớn trong số này các chủ nợ đã phá sản hoặc không trình được giấy đòi nợ hợp pháp. Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ cố gắng giải quyết dứt điểm trong một

vài tháng đầu năm 2005. Doanh số mở L/C nhập khẩu đạt 23 triệu USD (2003); doanh số thông báo L/C xuất hiện được 9,5 triệu USD. Chuyển tiền thanh toán quốc tế toàn hệ thống đạt 22,2 triệu USD (năm 2003) tăng 2,9 triệu USD so với năm trước. Tổng số phí thanh toán quốc tế toàn hệ thống thu được trong năm 2003 là 3,4 tỷ đồng.

Chuyển tiền trong nước: Hiện nay, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và hộ cá thể sử dụng chuyển tiền qua hệ thống Ngân hàng, nên mặc dù số lượng món tiền nhiều nhưng doanh số chuyển tiền vẫn thấp. Do vậy kết quả chuyển tiền trong năm không tăng hơn nhiều so với các năm trước.

Đối với dịch vụ kiều hối: Bên cạnh thực hiện chi trả kiều hối truyền thống, Ngân hàng tích cực đẩy mạnh chi trả kiều hối thông qua mạng Western Union. Tính đến đầu năm 2005, tổng số đại lý là 110.000 điểm trên 194 Quốc gia trên toàn thế giới, và hơn 1.300 điểm đại lý chi trả trên toàn nước Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho khách hàng có thể nhận chuyển tiền tại bất kỳ điểm nào gần nơi ở của mình nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam..DOC (Trang 37 - 41)