Chỉ tiêu quản lý lãi suất huy động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam..DOC (Trang 61 - 64)

Để quản lý việc chi trả lãi suất huy động đầu vào, Ngân hàng sử dụng chỉ tiêu lãi suất bình quân:

Lãi suất của nguồn i * tổng nguồn i Lãi suất bình quân đầu vào =

Tổng nguồn huy động

Mức lãi suất nguồn i là mức lãi suất danh nghĩa cá biệt của nguồn huy động i cá biệt. Giả sử tổng chi phí trả lãi là 65 tỷ, tổng vốn huy động là 1000 tỷ, như vậy lãi suất bình quân đầu vào là: 65/1000 = 6,5%/năm.

Ước tính chi phí khác phát sinh cùng hoạt động huy động vốn là: 10 tỷ, tổng tài sản sinh lời là 700 tỷ, như vậy

Tỷ lệ thu nhập chi phí trả lãi + chi phí khác 65 + 10

hòa vốn đối với = = = 10,7%

10,7% được gọi là tỷ lệ thu nhập hòa vốn của ngân hàng bởi vì thu nhập từ tài sản sinh lời của ngân hàng tối thiểu phải bằng tỷ lệ này mới đủ bù đắp chi phí huy động vốn.

Tiếp theo, giả sử tỷ lệ thu nhập cổ đông đòi hỏi là 12% sau thuế, thuế suất là 40%, đầu tư của cổ đông là 100 tỷ, vậy:

Chi phí bình

quân cho vốn = tỷ lệ thu nhập hòa vốn + tỷ lệ chi phí trước thuế cho cổ đông

chủ sở hữu Chi phí sau Đầu tư của

thuế cho cổ đông cổ đông

= tỷ lệ thu nhập hòa vốn + *

( 1 – thuế suất ) tài sản sinh lời = 10,7% + [12%/ (1 – 0,4)] * 100/ 700 = 13,5%(/năm)

Vậy 13,5% là tỷ lệ thu nhập tối thiểu mà ngân hàng phải cố gắng tạo ra từ các tài sản nếu các cổ đông đầu tư vào ngân hàng 100 tỷ đồng.

Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra lúc này là 13,5% - 6,5% = 7% (thực tế thì chênh lệch này của ngân hàng thường tính toán vào khoảng 3 đến 5%). Chênh lệch lãi suất này làm cơ sở đánh giá cho nhà quản lý ngân hàng khi huy động được nguồn vốn mới. Sử dụng chỉ tiêu này Ngân hàng có thể tính được lãi phải trả bình quân tại một thời điểm hoặc trong một thời kỳ. Từ chỉ tiêu này ngân hàng có thể thấy xu hướng thay đổi lãi suất của nguồn, ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đối với lãi suất bình quân, sự kết hợp giữa lãi suất cá biệt và tỷ trọng mỗi nguồn làm thay đổi như thế nào đến lãi suất bình quân của nguồn. Mặt khác nó cho thấy nguồn nào có chi phí đắt tương đối (lãi suất cá biệt lớn hơn lãi suất bình quân của nguồn) và nguồn nào có chi phí rẻ tương đối (lãi suất cá biệt nhỏ hơn lãi suất bình quân của nguồn). Từ đó mà ngân hàng hoạch định chiến lược nguồn vốn cho mình, tính toán mức lãi suất huy động hợp lý với mình để có thể đạt được lợi nhuận mong muốn.

Với cách xác định lãi suất cho các khoản tiền gửi thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân này, đôi khi ngân hàng sẽ bỏ qua cơ hội đầu tư tốt mang lại lợi nhuận cao hơn cho mình.

Ngân hàng mới chỉ quan tâm đến lãi suất danh nghĩa nên khi tính toán chi phí đã không thấy được chi phí thực mà ngân hàng phải trả cho khách hàng, dẫn tới không biết được thu nhập lãi thực sự mà ngân hàng có được. Điều này dẫn đến việc kiểm soát chi phí của ngân hàng là chưa chính xác.

Chương 3

Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam..DOC (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w