Thực trạng chính sách của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam..DOC (Trang 47 - 59)

2.2.3.1.Tình hình lãi suất huy động.

Chính sách lãi suất của Ngân hàng được xây dựng dựa trên nguyên tắc chính: thứ nhất là đảm bảo được độ chênh lệch hợp lý giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra, mức chênh lệch đó phải đảm bảo bù đắp chi phí đồng thời tạo ra mức thặng dư về lợi nhuận hợp lý; thứ hai là lãi suất được điều chỉnh tùy thuộc vào quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.

Để xác định lãi suất đầu vào, Ngân hàng thường tham khảo hướng thay đổi của các loại lãi suất chủ yếu sau: lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất của các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn như Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Công Thương...và lấy các loại lãi suất này làm lãi suất gốc cho mình, sau đó cộng lãi suất gốc này với biên độ (Margin) được xác định trong từng thời kỳ để có lãi suất huy động. Biên độ của Ngân hàng được xác định phụ thuộc vào sự phân tích tình hình và khả năng huy động của Ngân hàng trong mỗi thời kỳ.

Mặc dù lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hết sức quan trọng nhưng NHNN VN chưa xác định được lãi suất này một cách chính xác, cập nhật. Từ năm 1998, Hãng Reuters đã xây dựng một trang màn hình về lãi suất chào giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng hằng ngày. Cơ chế xác định lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng như sau: Hằng ngày các ngân hàng được yêu cầu chào lãi suất của các kỳ hạn lên trang màn hình bao gồm cả lãi suất

chào vay và lãi suất đi vay. Trên cơ sở lãi suất chào của các ngân hàng, Hãng tính toán xác định lãi suất bình quân của từng kỳ hạn thường là 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Cho thấy, lãi suất hình thành trên cơ sở các giao dịch liên ngân hàng chưa phản ánh lãi suất của thị trường, các giá chào của ngân hàng nhiều khi không sát với giá thị trường, lãi suất giao dịch nhiều khi chỉ là theo cảm tính của các ngân hàng mà chưa thể hiện cung cầu vốn trên thị trường. Vì vậy nếu Ngân hàng sử dụng lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng làm lãi suất tham chiếu, cơ sở để bắt đầu xác định lãi suất của mình sẽ làm lãi suất không thể hiện quan hệ cung cầu và lãi suất xác định sẽ không mang lại hiệu quả cho hoạt động của Ngân hàng.

Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam là một ngân hàng có quy mô còn nhỏ bé so với các ngân hàng thương mại quốc doanh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thị phần khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng còn thưa thớt, nhỏ bé so với các ngân hàng khác nên Ngân hàng không thể kiểm soát được lãi suất thị trường vì lãi suất do mức cung, cầu vốn trên thị trường quyết định. Lãi suất thị trường Việt Nam hầu hết do các Ngân hàng thương mại quốc doanh khống chế, bởi thị phần của họ rộng, và vì họ có thể có tác động lớn đến cung, cầu vốn trên thị trường. Chính vì thế nên khi xác định lãi suất huy động, Ngân hàng phải theo sát lãi suất của các NHTM lớn, và thường thì Ngân hàng lấy lãi suất huy động của các ngân hàng lớn như Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Công Thương để tham chiếu. Trong thời kì khan hiếm vốn ngân hàng thường tăng lãi suất huy động ở các kì hạn lên cao hơn mặt bằng lãi suất thị trường nhằm thu hút vốn từ phía đối thủ cạnh tranh bằng lãi suất cạnh tranh, bởi Ngân hàng chưa thể cạnh tranh bằng qui mô và thương hiệu. Chính sách này có hai mặt, một mặt là chính sách chấp nhận đầu vào cao để huy động được nguồn vốn với quy mô lớn từ đó hy vọng nguồn này sẽ mang lại thu nhập lớn từ việc đầu tư đủ bù đắp chi phí huy động cao, nhưng mặt ngược lại đôi khi làm cho chi phí quá cao khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Ngân hàng luôn đưa ra các biểu lãi suất huy động cho mỗi thời kỳ để phù hợp với tình hình nền kinh tế, phù hợp với tình hình kinh doanh của mình. Mới nhất, ngày 21/1/2005 Ngân hàng ban hành biểu lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, không có kỳ hạn, và tiền gửi thanh toán như sau:

Biểu lãi suất huy động:

Kỳ hạn Lãi suất VND/tháng Lãi suất USD/năm Áp dụng đối với TGTK và TGTT TGTK Tiền gửi < 100 triệu 100 -> 500 < 500 triệu CN PN Không kì hạn 0.20 0.30 0.35 1.0 1.0 0.1 KH 1 tháng 0.50 0.51 0.52 1.7 KH 2 tháng 0.60 0.61 0.62 1.9 KH 3 tháng* 0.65 0.66 0.67 2.0 KH 3 tháng ** 0.64 0.65 0.66 1.9 KH 6 tháng * 0.67 0.68 0.69 2.4 2.4 0.4 KH 6 tháng ** 0.65 0.66 0.67 2.3 KH 12 tháng * 0.70 0.71 0.72 3.0 3.0 0.8 KH 12 tháng** 0.67 0.68 0.69 2.9 KH 24 tháng* 0.75 0.76 0.77 3.4 KH 24 tháng** 0.69 0.70 0.71 3.3 KH 36 tháng* 0.79 0.80 0.81 3.6 KH 36 tháng** 0.69 0.70 0.71 3.5

*: trả lãi vào cuối kỳ. CN: Cá nhân

**: trả lãi vào hàng tháng. PN: Pháp nhân

Như vậy, biểu lãi suất cho tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán thông thường của Ngân hàng cũng đa dạng.

Lãi suất đối với đồng Việt Nam, tham khảo bảng biểu lãi suất sau đây của Ngân hàng Công thương Việt Nam:

Loại huy động Tiền gửi dân cư Tiền gửi pháp nhân VNĐ (%/tháng) VNĐ (%/tháng) Tiền gửi không kỳ hạn 0.20 0.20

Kỳ hạn 1 tuần 0.35 0.32

Kỳ hạn 1 tháng 0.45 0.42

Kỳ hạn 2 tháng 0.50 0.50

Kỳ hạn 3 tháng 0.60 0.58

Kỳ hạn 12 tháng 0.67 0.65 Kỳ hạn 18 tháng 0.69 0.66 Kỳ hạn 24 tháng 0.70 0.67 Kỳ hạn 36 tháng 0.72 0.68 Kỳ hạn 48 tháng 0.73 0.69 Kỳ hạn 60 tháng 0.75 0.70

Ta so sánh với lãi suất của Ngân hàng với lãi suất của Ngân hàng Công Thương Việt Nam như sau: Ở các loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lãi suất của Ngân hàng cao hơn Ngân hàng bạn khoảng 0,02 đến 0.03% một tháng, đến kỳ hạn 24 tháng và kỳ hạn 36 tháng thì lãi suất huy động của Ngân hàng cao hơn ngân hàng bạn đến 0,05%/tháng, và với mức lãi suất 0,81% / tháng cho kỳ hạn 36 tháng lĩnh lãi cuối kỳ với số tiền gửi lớn trên 500 triệu là mức lãi suất huy động cao nhất so với các tất cả các NHTM khác trong huy động vốn trung và dài hạn. Lý do là bởi, trong năm vừa qua, sức ép tăng lãi suất nội tệ rất lớn do có biểu hiện của lạm phát trong nền kinh tế và lãi suất đồng USD có xu hướng tăng; trong khi vốn ngoại tệ có xu hướng dư thừa thì vốn nội tệ VNĐ lại có xu hướng khan hiếm, tạo sức ép lên lãi suất huy động vốn nội tệ, và lãi suất huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM cổ phần có xu hướng gia tăng đáng kể. Mặc dù các NHTM quốc doanh đã thống nhất với nhau về kiềm chế lãi suất huy động vốn, nhưng đến quý IV năm 2004 các NHTM quốc doanh cũng đồng loạt phải tăng lãi suất huy động VNĐ cùng kết hợp với nhiều hình thức quà tặng, khuyến mãi,...Mức lãi suất huy động cao nhất của các NHTM quốc doanh cũng đã lên tới 0,72 đến 0,73% một tháng. Mặt khác, VPBank đang trong giai đọan hồi phục, mở rộng thị trường, vì vậy lãi suất cao hơn mặt bằng lãi suất thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

Trong năm các đợt tăng lãi suất huy động nội tệ của Ngân hàng như sau: Loại tiền gửi VNĐ, số tiền gửi dưới 100 triệu, lãi suất: %/tháng

Trả lãi cuối kỳ.

Kỳ hạn Tháng 4/2004 Tháng 6/2004 Tháng 8/2004 Không kỳ hạn 0.20 0.20 0.20

KH 6 tháng 0.66 0.67 0.67

KH 12 tháng 0.69 0.70 0.70

KH 24 tháng 0.74 0.75 0.75

KH 36 tháng 0.78 0.79 0.79

Đến tháng 8 thì đợt tăng lãi suất huy động nội tệ của Ngân hàng dừng lại và giữ mức này đến đầu năm 2005. Tăng lãi suất tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn dưới 6 tháng, mức tăng này đáp ứng cho nhu cầu đẩy mạnh huy động nguồn vốn có kỳ hạn ngắn, với lãi suất thấp hơn các mức của kỳ hạn dài sẽ giúp giảm chi phí huy động nguồn của VPBank. Hiện tại, Ngân hàng gia tăng các hình thức huy động tiền gửi nội tệ một cách đa dạng thay vì tăng lãi suất huy động để giảm bớt áp lực chi phí trả lãi cho mình. Đặc biệt Ngân hàng đang huy động tiết kiệm đồng Việt Nam được bù đắp trượt giá Đô-la Mỹ và tiết kiệm đồng Việt Nam được đảm bảo bằng Đô-la Mỹ với kỳ hạn và lãi suất như sau:

Biểu lãi suất tiết kiệm VNĐ được bù đắp trượt giá USD

Kỳ hạn TK VNĐ bù trượt giá USD TK VNĐ bảo đảm bằng USD

%/ tháng %/tháng 1 tháng 0.17 2 tháng 0.21 3 tháng 0.60 0.25 6 tháng 0.63 0.29 12 tháng 0.67 0.33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tiết kiệm đồng Việt Nam được bù đắp trượt giá Đô-la Mỹ, VPBank cam kết bù đắp 100% phần tỷ giá tăng vượt mức 0,5%/ tháng trong thời gian gửi tiền; với tiết kiệm đồng Việt Nam được bảo đảm bằng Đô-la Mỹ, toàn bộ số tiền được quy dổi tương đương ra USD, tỷ giá biến động bao nhiêu thì số tiền tiết kiệm cũng tăng lên tương ứng, loại trừ biến động về tỷ giá, mà người gửi tiền lại được hưởng lãi suất cao hơn khi gửi bằng Đô-la Mỹ. Đây là hình thức rất phù hợp với nguyện vọng của người gửi tiền, bởi tâm lý người dân đang lo sợ đồng tiền Việt Nam sẽ mất giá, và họ gửi tiền vào ngân hàng sẽ chịu lỗ. Vì vậy số tiền huy động được từ hình thức này tăng rất nhanh chóng, đến cuối tháng 2/2005, riêng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng so với cuối tháng 1/2005 là 130 tỷ VNĐ nhờ tiết kiệm bù trượt giá Đô-la Mỹ. Mặc dù lãi suất không cao, nhưng hình thức này đánh vào tâm lý người dân là chủ yếu, góp phần tăng quy mô vốn huy động của VPBank với chi phí thấp.

Đối với đồng Đô la Mỹ; Lãi suất tiền gửi bằng USD chịu sự tác động của lãi suất trên thị trường quốc tế. Quan hệ giữa thị trường tiền tệ Việt Nam với thị trường tiền tệ quốc tế đang trong tình trạng “tự do hóa” chưa đầy đủ, nghĩa là dòng vốn “ra” tương đối tự do hóa còn dòng vốn “vào” bị hạn chế. Nguyên do chủ yếu là do uy tín của các định chế tài chính Việt Nam chưa cao. Khi thừa vốn có thể đem ra gửi ở nước ngoài, nhưng khi thiếu vốn thì không dễ huy động mặc dù có thể chấp nhận ở mức lãi suất rất cao. Vì vậy khi lãi suất thị trường quốc tế lên cao, lãi suất thị trường Việt Nam sẽ lên cao tương ứng để huy động vốn, thừa sẽ gửi ra nước ngoài. Nhưng khi lãi suất thị trường quốc tế xuống mức quá thấp, lãi suất thị

trường Việt Nam cũng chỉ giảm đến mức không còn thừa vốn gửi ra nước ngoài mà thôi. Tính từ tháng 6 đến tháng 12/2004, Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED) đã 5 lần tăng lãi suất chủ đạo đồng USD từ mức 1,0%/năm đến 1,25%/năm rồi lên đến 2,25%/năm. Theo đó mà lãi suất thị trường liên ngân hàng Singapore và thị trường liên ngân hàng London cũng biến động tăng theo. Tất yếu lãi suất tiền gửi USD trong nước cũng tăng theo, VPBank cũng không nằm ngoài quy luật này, đã điều chỉnh lãi suất huy động ngoại tệ tăng dần theo xu hướng của các ngân hàng thương mại lớn khác.

Bảng lãi suất USD:

Kỳ hạn Tháng 1/2005 Tháng 10/2004 Tháng 4/2004 Đơn vị:%/năm Đơn vị:%/năm Đơn vị:%/năm

Không kỳ hạn 1.0 1.0 1.0 KH 1 tháng 1.7 1.6 1.2. KH 3 tháng 2.0 1.8 1.4 KH 6 tháng 2.4 1.9 1.5 KH 12 tháng 3.0 2.6 2.0 KH 24 tháng 3.4 3.1 2.5 KH 36 tháng 3.6 3.2 2.8

Bảng trên thể hiện lãi suất ngoại tệ USD tăng qua các thời kỳ hợp với xu hướng tất yếu của nền kinh tế, và lãi suất ngoại tệ của Ngân hàng so với các ngân hàng khác không chênh lệch là mấy.

Biểu lãi suất USD của Ngân hàng công thương:

Loại huy động Tiền gửi dân cư (%/năm) Tiền gửi không kỳ hạn 1.25

Kỳ hạn 1 tháng 2.00 Kỳ hạn 2 tháng 2.30 Kỳ hạn 3 tháng 2.60 Kỳ hạn 6 tháng 2.85 Kỳ hạn 9 tháng 3.10 Kỳ hạn 12 tháng 3.40 Kỳ hạn 18 tháng 3.60 Kỳ hạn 24 tháng 3.85 Kỳ hạn 36 tháng 4.10

Ở các kỳ hạn dưới 36 tháng, lãi suất tiền gửi USD của ngân hàng thấp hơn lãi suất tiền gửi USD của ngân hàng Công thương ở các kỳ hạn tương ứng là 0,05%. Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ vào Ngân hàng có quy mô nhỏ so với nguồn tiền gửi nội tệ, do lãi suất huy động cho loại tiền gửi này chưa đủ hấp dẫn khách hàng, những tiện ích cho thanh toán ngoại tệ của Ngân hàng còn những điểm chưa khuyến khích khách hàng gửi ngoại tệ vào để nhờ thanh toán qua Ngân hàng.

Ngân hàng còn có hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm dài hạn tới 20 năm. Đó là tiết kiệm An sinh. Tiết kiệm An sinh là hình thức tiết kiệm cho những mục đích dài hạn của khách hàng.

Biểu lãi suất tiết kiệm An sinh (tiết kiệm VNĐ với lãi suất cố định) của Ngân hàng như sau:

Lãi suất: %/tháng Năm thứ Kỳ hạn (năm) 1 2 3 4 5 7 10 15 20 1 0.68 0.685 0.690 0.695 0.700 0.710 0.720 0.730 0.740 2 0.713 0.719 0.724 0.730 0.741 0.752 0.764 0.776 3 0.749 0.755 0.761 0.773 0.786 0.800 0.814 4 0.787 0.793 0.807 0.822 0.838 0.854 5 0.827 0.843 0.859 0.877 0.895 6 0.879 0.897 0.918 0.939 7 0.918 0.938 0.961 0.985 8 0.980 1.006 1.033 9 1.024 1.053 1.083 10 1.070 1.102 1.136 11 1.154 1.191 12 1.208 1.250 13 1.265 1.311 14 1.324 1.374 15 1.386 1.442 16 1.512 17 1.586 18 1.663 19 1.744 20 1.829

So với năm 2003 thì bảng biểu lãi suất này giảm lãi suất xuống 0.01% một tháng. Lãi suất khách hàng được hưởng tăng theo độ lớn của kỳ hạn gửi tiền thực trong ngân hàng, và theo kỳ hạn tiết kiệm danh nghĩa. Nghĩa là khi khách hàng gửi kỳ hạn 3 năm, năm thứ nhất được hưởng lãi suất là 0,69%/tháng, năm thứ hai được hưởng lãi suất cao hơn năm thứ nhất là 0,719%/tháng, và năm thứ ba lãi suất lại cao hơn là 0,749%/tháng. Như vậy đây là một cách xây dựng lãi suất huy động theo thời gian gửi của khách hàng, lựa chọn loại hình tiết kiệm càng dài thì lãi suất mà khách hàng gửi ngay từ năm đầu tiên nhận được đã cao hơn loại kỳ hạn thấp hơn. Tuy sự chênh nhau là nhỏ nhưng đã hấp dẫn khách hàng gửi vào những kỳ hạn dài hơn, điều này sẽ giúp cho việc huy động vốn trung và dài hạn cho Ngân hàng.

Với tiết kiệm An sinh, Ngân hàng còn cho khách hàng được lựa chọn hình thức lãi suất thả nổi, và được tính bằng lãi suất tiết kiệm 6 tháng trả lãi cuối kỳ cộng với biên độ như sau:

Lãi suất: %/tháng Năm Kỳ hạn (năm) 1 2 3 4 5 7 10 15 20 1 0.000 0.005 0.010 0.015 0.020 0.030 0.040 0.050 0.060 2 0.033 0.039 0.044 0.050 0.061 0.072 0.084 0.096 3 0.069 0.075 0.081 0.093 0.106 0.120 0.134 4 0.107 0.113 0.127 0.142 0.158 0.174 5 0.147 0.163 0.179 0.197 0.215 6 0.199 0.217 0.238 0.259 7 0.238 0.258 0.281 0.305 8 0.300 0.326 0.353 9 0.344 0.373 0.403 10 0.390 0.422 0.456 11 0.477 0.511 12 0.528 0.570 13 0.585 0.631 14 0.644 0.694 15 0.706 0.762 16 0.832 17 0.906 18 0.983 19 1.064 20 1.149

Nhìn chung thì lãi suất được VPBank thả nổi nhưng thực chất cũng đã được ngân hàng khống chế các biên độ cụ thể, lãi suất tiết kiệm 6 tháng cũng đã được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam..DOC (Trang 47 - 59)