Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo& PTNT Đinh Công.DOC (Trang 33 - 37)

2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

2.2.8.2. Nhóm yếu tố khách quan

Bên cạnh những yếu tố chủ quan trên, cho vay tiêu dùng còn chịu tác động của các yếu tố khách quan khác nữa. Có thể có những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng như: Môi trường kinh tế, môi

trường văn hoá xã hội, môi truờng pháp lý, chính sách kinh tế và đinh huớng phát triển của Nhà nước, những nhân tố khách quan từ phía khách hàng.

 Môi trường văn hoá- xã hội

Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm các yếu tố như trình độ dân trí, thói quen chi tiêu của người dân, nhu cầu của người dân…Các yếu tố này đều ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu ở một xã hội thói quen chi tiêu của người dân chỉ dừng ở mức độ là các mặt hàng thiết yếu thì tại đó ngân hàng không thể phát triển hình thức tín dụng tiêu dùng được. Hay tại một xã hội mà người dân có thói quen tiết kiệm, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập cao thì ngân hàng cũng không có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Trình độ dân trí cao là một cơ hội để mở rộng các dịch vụ ngân hàng trong đó có cho vay tiêu dùng.

 Môi trường kinh tế

Có thể nói sự biến động cho vay tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự biến động của môi trường kinh tế. Nếu một nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ổn định, nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ tăng lên, lúc ấy ngân hàng có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình. Còn nếu như một đất nước có nền kinh tế đình trệ, suy thoái, không ổn định thì người dân sẽ không muốn đi vay tiền để thoả mãn những nhu cầu chi tiêu của mình, họ chỉ duy trì cuộc sống ở mức bình thường.

 Môi trường pháp lý

Hiện nay không riêng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng phải nằm trong khuôn khổ luật pháp mà mọi hoạt động khác của ngân hàng đều phải tuân thủ những qui định của Nhà nước, của pháp luật. Môi trường pháp lý bao gồm những văn bản pháp luật của Nhà nước là một nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu một xã hội có môi trường pháp lý chặt chẽ, đồng bộ sẽ tạo cơ hội phát triển cho hoạt động cho vay tiêu

dùng, nhưng nếu một xã hội tồn tại một hệ thống các văn bản pháp luật chằng chịt, không rõ ràng, đầy đủ thì sẽ cản trở không chỉ hoạt động cho vay tiêu dùng và còn cản trở tất cả các hoạt động kinh tê-xã hội khác.

Định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước

Các chính sách kinh tế hay định hướng phát triển của Nhà nước đều có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu định hướng phát triển và chính sách kinh tế của Nhà nước kích thích sự phát triển kinh tế trong nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho nền kinh tế đất nước được phát triển, GDP tăng lên, thu nhập của người dân được cải thiện. Nhu cầu của người dân về hàng tiêu dùng tăng lên, các ngân hàng có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình. Bên cạnh đó những chính sách của Nhà nước như: Xoá đói giảm nghèo, chỉ định các ngân hàng áp dụng những chính sách ưu đãi khi cho vay với những đối tượng chính sách, hộ nghèo…Những chính sách này góp phần vào việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, làm tăng lượng khách hàng với hình thức tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Những chính sách hợp lý và định hướng kinh tế đúng đắn của Nhà nước còn có thể kích thích nhu cầu tiêu dùng trong dân cư, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.

 Các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng

Các yếu tố xuất phát từ bản thân khách hàng của ngân hàng khi thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay tiêu dùng.Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay tiềm ẩn rủi ro rất cao, những rủi ro này thường xuất phát từ phía khách hàng. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng bao gồm có: Khả năng tài chính của khách hàng, đạo đức khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng…

Khả năng tài chính của khách hàng chính là nguồn trả nợ cho các khoản vay của ngân hàng. Thu nhập của người vay là nguồn trả nợ chủ yếu của các khoản vay tiêu dùng. Nếu một khách hàng có thu nhập thường xuyên và ổn định sẽ luôn được chào đón sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trong đó có dịch vụ cho vay tiêu dùng. Như vậy khả năng tài chính của khách hàng là một sự đảm bảo cho ngân hàng khi cung cấp tín dụng tiêu dùng, nó đảm bảo cho ngân hàng sự an toàn, tránh rủi ro.

• Đạo đức khách hàng

Đạo đức khách hàng bao gốm các yếu tố liên quan đến uy tín của khách hàng, năng lực pháp lý của khách hàng…Các yếu tố này có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi ngân hàng tiến hành xem xét các khoản vay nói chung và các khoản vay tiêu dùng nói tiêng. Nếu một khách hàng có khả năng tài chính dồi dào, nguồn tài chính dùng trả nợ cho ngân hàng được đảm bảo, nhưng đạo đức của khách hàng này không được đảm bảo thì khả năng trả nợ của khách hàng này là rất thấp. Ngân hàng sẽ không muốn cấp tín dụng cho những khách hàng như vậy. Đạo đức khách hàng cón thể hiện ở việc cung cấp cho ngân hàng những thông tin cá nhân đầy đủ và chính xác, sự thiện chí muốn trả nợ cho ngân hàng và sự trung thực trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng kí kết với ngân hàng.

• Tài sản đảm bảo của khách hàng

Tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ hai sau nguồn trả nợ thú nhất là thu nhập của người vay trong tín dụng tiêu dùng. Do tài sản có sự đảm bảo của những cơ sở pháp lý nên nó tăng tính an toàn cho các khoản vay. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, tài sản đảm bảo chính là tấm đệm cho các ngân hàng. Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro cho mình khi người vay không trả được nợ bằng cách phát mại tài sản đảm bảo của người vay. Mặc dù vậy khi ngân hàng tiến hành phát mại tài sản cũng gặp một số vấn đề như: Chi phí

phát mại, thời gian phát mại…, những nhân tố đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Trong cho vay tiêu dùng nguy cơ xảy ra rủi ro rất cao do người vay có thể gặp rất nhiều rủi ro: Ốm đau, mất việc…ảnh hưởng thu nhập là nguồn trả nợ chính của khách hàng. Do vậy trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng phải hết sức chú ý đến tài sản đảm bảo, tuy nhiên tài sản đảm bảo không phải là yếu tố quyết định để ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho người vay. Nếu các khoản vay tiêu dùng có giá trị nhỏ cùng với sự đảm bảo của người vay thì ngân hàng có thể không yêu cầu tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo& PTNT Đinh Công.DOC (Trang 33 - 37)

w