Chủng loại sản phẩm chế biến và chất lợng sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chè ở Việt Nam.doc (Trang 34 - 35)

II. Chế biến chè

4. Chủng loại sản phẩm chế biến và chất lợng sản phẩm

Cơ cấu chủng loại sản phẩm: Do nhu cầu thị trờng trong nớc và quốc tế ngày càng đa dạng, nhất là trong những năm gần đây, công nghệ chế biến chè có nhiều biến đổi. Hiện nay sản phẩm chế biến của ta gồm: chè đen (gồm chè đen OTD và CTC), chè vàng, chè xanh, chè ớp hơng thảo mộc, chè dẹt (Nhật Bản), chè Ô Long, Phổ Nhĩ, Thiết Quan Âm (Trung Quốc).

Ngoài ra để phù hợp với thị hiếu ngời tiêu dùng trong và ngoài nớc còn có các sản phẩm chè ớp hơng nh: chè Sen, chè Nhài, chè Hoè, chè Sói, chè Ngâu, chè chiết suất cô đặc Pagmaro (Nga), chè bột, chè viên ngậm ( Nhật Bản), chè tan nhanh, chè thấm (chè túi nhúng) xuất khẩu sang Anh, Nhật Bản, ấn Độ, Srilanca,...

Tỷ trọng giữa các loại chè này nh sau: chè đen chiếm 60%, chè xanh chiếm 35% và các loại chè khác là 5% tổng sản lợng chè chế biến.

Về chất lợng sản phẩm chế biến: Chất lợng sản phẩm hiện nay của ta so với năm trớc có khá hơn. Các doanh nghiệp đã ý thức đợc rằng chất lợng sản phẩm quyết định sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Bởi vậy, trong những năm gần đây, ngời ta bắt đầu coi trọng chất lợng đa vào chế biến. Tỷ lệ chè búp tơi loại A và B trung bình đạt 60-70% tổng số nguyên liệu, nhng do nhiều yếu tố khác nhau nên sản phẩm sau khi chế biến của ta cha có loại tốt, loại trung bình khá trở lên chiếm khoảng 65%. Vì vậy giá bán chè cả ta nhìn chung chỉ mới đạt 80% giá của thị trờng thế giới. Đây là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp chế biến chè của ta.

Về bao bì đóng gói: Hiện tại ta xuất khẩu chè thờng là nguyên liệu thành phẩm nên sản phẩm đợc đóng gói trong các thùng gỗ dán có hai lớp giấy chống

ẩm, trọng lợng mỗi thùng 31-45 kg, bao giấy không khâu trọng lợng 35-60 kg. Loại bao bì này chỉ bảo quản 12 tháng. Đây là khâu yếu nhất trong công nghiệp chế biến xuất khẩu của ta cần đợc khắc phục trong thời gian tới. Hình thức sản phẩm chủ yếu là chè rời, còn chè bao gói và chè túi lọc chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác chế biến:

Thứ nhất, công suất nhà máy không phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu hoặc quá xa vùng nguyên liệu. Có những nhà máy chỉ sử dụng hết 56-60% công suất, ngợc lại cũng có những nhà máy công suất không đáp ứng đợc quy mô vùng nguyên liệu.

Thứ hai, nhiều nhà máy đợc xây dựng quá lâu cách đây gần 40 năm, thiết bị quá cũ, quy trình công nghệ ở một số nhà máy đã lạc hậu, hàng năm lại thiếu vốn để cải tạo và tu bổ... Một số nhà máy khác sản phẩm còn đơn điệu nên không tận dụng hết công suất.

Thứ ba, ngành chè nớc ta đang trong giai đoạn tiếp cận thị trờng mới nên cha ổn định. Mặt khác sản phẩm chè của chúng ta cha đáp ứng đợc nhu cầu thị hiếu của các thị trờng mới nên doanh lợi cha cao và phải chịu áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm đồ uống khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển chè ở Việt Nam.doc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w