Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SHB.doc (Trang 82 - 85)

Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động hàm chứa rất nhiều rủi ro, rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Nguyên nhân xảy ra rủi ro một phần khách quan là do sự biến động không lường trước được của thị trường, một phần chính là do bản thân con người gây ra. Như vậy, có thể nói rằng, sự thiếu hiểu biết, kiến thức cộng với khả năng chuyên môn hạn chế đã khiến rủi ra ngày càng gia tăng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và SHB nói riêng. Do đó, để hoạt động kinh doanh ngân hàng được an toàn và phát triển bền vững thì cần phải thực hiện một số giải pháp:

Trước hết, ngân hàng phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ; ban hành đầy đủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của nhà nước, của

chế, quy trình nghiệp vụ phải được tổ chức nghiên cứu tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ phải nắm vững đầy đủ và thực thi chính xác các quy định đó.

Bên cạnh đó, Ngân hàng phải hoàn thiện bộ máy giám sát hoạt động của mình trên cơ sở hình thành một bộ phận độc lập không tham gia vào quá trình tạo ra các rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro cho các ngân hàng, nhận diện và phát hiện rủi ro, phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu thức được xây dựng, đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro.

Đồng thời, Ngân hàng cần phải có các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi về cơ chế, chính sách nhà nước, sức ép từ việc thực hiện các cam kết theo thông lệ, các diễn biến phức tạp của cơ chế thị trường, tác động tiêu cực của các thông tin truyền thông bất cân xứng... SHB cần thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế chính trị của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam để có thể thực hiện tốt các dự báo thị trường thế giới có liên quan đến hoạt động TTQT nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Dựa trên dự đoán về sự biến động của giá cả, tỷ giá hối đoái, thay đổi chính sách đối ngoại của các nước bạn hàng… Ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng các biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu rủi ro hiệu quả nhất. Để có thể hạn chế tối đa rủi ro hoạt động do những tác động tiêu cực từ những nhân tố bên ngoài, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Tuân thủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Chính phủ, các bộ ngành có liên quan trong quá trình xây dựng quy chế, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ cũng như trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện.

Để thích ứng được với các yếu tố bất ngờ xảy ra trong cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ngân hàng cần phải thường xuyên cập nhật thông tin liên quan từ bên ngoài, kiểm soát được và hiệu chỉnh kịp thời các văn bản nội bộ khi phát sinh các thay đổi hoặc chủ động xây dựng các lộ trình để thực hiện các cam kết theo quy định.

Hướng tới hình thành bộ phận chuyên gia về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, thị trường... Nhiệm vụ của nhóm này là định kỳ đưa ra báo cáo phân tích, đánh giá tổng quan về nền kinh tế trong nước và trên thế giới, xu hướng phát triển và những tác động của nó tới hoạt động của ngân hàng. Từ đó có những hành động kịp thời trong xây dựng, điều chỉnh chính sách và định hướng chiến lược phù hợp.

Hoàn thiện môi trường đầu tư tranh thủ nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài. Cuối cùng, tuân thủ các điều kiện bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng giúp cho SHB hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tham gia TTQT.

Hoạt động TTQT đòi hỏi cao về tính an toàn và hiệu quả. Nó đánh giá khả năng và mức độ hội nhập quốc tế của ngân hàng. Càng ngày hoạt động TTQT càng đa dạng, phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Để tránh được những rủi ro trong TTQT có thể ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế thì công tác quản lý, điều hành luôn phải sát sao với hoạt động. Không chỉ dừng lại ở phát hiện sai sót mà phải quan tâm đến phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trong nghiệp vụ TTQT để kịp thời hạn chế nhằm nâng cao chất lượng TTQT.

Tiếp tục hiện đại hóa cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ hoạt động TTQT.

Công nghệ là một yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của một ngân hàng thương mại. Công nghệ thanh toán hiện đại chính là cơ sở để một ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đa dạng hóa các loại hình hoạt động. Công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ cho phép ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí bởi nó cho phép thực hiện giao dịch ngay tại chỗ. Từ một địa điểm, nhờ có hệ thống máy tính mà thanh toán viên có thể kiểm tra được các nghiệp vụ thị trường liên ngân hàng, cập nhật thông tin một cách chính xác. Công nghệ thông tin còn giúp cho công tác quản lý thông tin, hồ sơ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, từ đó đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Nó cũng là một điều kiện cần thiết khi ngân hàng muốn hòa nhập vào mạng ngân hàng quốc tế. Để thực hiện được điều đó, ngân hàng cần phải:

- Triển khai ứng dụng tốt chương trình hiện đại hóa ngân hàng, tiếp tục nâng cấp và bổ sung các phần mềm mới trong giao dịch với khách hàng, chương trình gửi nhiều nơi rút nhiều nơi, phần mềm kết nối thanh toán, chương trình giao dịch qua mạng Internet, SMS,…nhằm cung cấp dịch vụ tiện ích tốt nhất cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

- Áp dụng công nghệ để phát triển có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh Western Union, thanh toán qua một tài khoản; ứng dụng các lợi ích của mạng kết nối chuyển mạch tài chính (Banknet), để phục vụ tốt hơn cho hoạt động TTQT.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SHB.doc (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w