a, Kết quả đạt được
Từ năm 2006 phòng TTQT của SHB - Hội sở chính mới đi vào hoạt động, thời gian hoạt động còn chưa lâu và đây thực sự là một lĩnh vực mới mẻ đối với Ngân hàng nên kinh nghiệm chưa nhiều nhưng hoạt động TTQT của Ngân hàng luôn được quan tâm, và ngày càng nâng cao về cả số lượng và chất lượng, nhanh chóng tạo niềm tin đối với khách hàng. Sau 3 năm đi vào hoạt động SHB đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ.
Thứ nhất, hoạt động TTQT đóng góp ngày càng tăng vào thu nhập của
ngân hàng. Cụ thể, xem lại bảng 2.2 “Kết quả doanh số toàn hàng TTQT của SHB từ năm 2006 – 2008, ta thấy doanh số TTQT tăng dần theo các năm, đạt 985,04 nghìn USD năm 2008, tăng so với 332,26 nghìn USD trong năm 2006 – là năm đầu tiên đi vào hoạt động TTQT của ngân hàng. Doanh số tăng có nghĩa là phần đóng góp vào tổng thu nhập tăng, điều phản ánh rõ ràng nhất kết quả mà hoạt động TTQT đạt được đối với ngân hàng. Đạt được kết quả trên một phần nhờ SHB có lợi thế dồi dào về nguồn vốn. Đây là bởi số lượng thanh toán xuất khẩu tại SHB rất ổn định, đảm bảo nguồn ngoại tệ lớn. Không như những ngân hàng khác phải vay hoặc mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, SHB có sẵn nội lực này nhờ hai khách hàng lớn chuyên về xuất
không những SHB luôn sẵn có nguồn ngoại tệ ổn định phục vụ kinh doanh mà vì thế, SHB còn tạo được lợi thế của mình trong TTQT. Đó là tiết kiệm chi phí hoạt động TTQT, giảm chi phí dịch vụ TTQT cũng như tiến hành nghiệp vụ với thời gian nhanh nhất vì không phải chờ đợi, phụ thuộc vào việc mua bán ngoại hối như các ngân hàng khác. Ưu thế này giúp SHB lôi kéo được thêm các khách hàng tiềm năng đến giao dịch với mình.
Thứ hai, hoạt động TTQT phát triển đã thúc đẩy các hoạt động liên quan
phát triển theo. Giữa các nghiệp vụ của ngân hàng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, sự phát triển của nghiệp vụ này sẽ hỗ trợ cho các nghiệp vụ khác phát triển theo.
TTQT cung cấp ngoại tệ cho nghiệp vụ tín dụng có yếu tố nước ngoài. Nguồn ngoại tệ này có được từ nghiệp vụ nguồn vốn của ngân hàng. Phần lớn các nhu cầu TTQT của khách hàng tại SHB cần có sự hỗ trợ vốn ngoại tệ của ngân hàng. Chính sự phát triển của hoạt động TTQT đã làm tăng thêm nhu cầu vay mượn của ngân hàng, là cơ sở tạo điều kiện cho việc tăng dư nợ cho vay ngoại tệ. Những khoản vay ngoại tệ này thông qua TTQT sẽ giảm bớt được rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đối với ngân hàng.
Ngân hàng tạo được mối tin cậy với nhiều ngân hàng đại lý trên thế giới, do vậy đã khai thác rất tốt nguồn vốn ngoại tệ kiều hối, làm tăng doanh thu mua ngoại tệ và chuyển tiền. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ phát hành thẻ quốc tế và các nghiệp vụ khác liên quan đến dịch vụ khách hàng nhằm thu hút khách hàng nước ngoài tham gia hoạt động TTQT cũng đã tạo điều kiện cho TTQT tại SHB được mở rộng.
Thứ ba, SHB luôn quan tâm đến hoạt động TTQT và đã mở rộng, đa
dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu và các nhu cầu tài chính quốc tế khác.
Ngân hàng đã đa dạng hóa các loại hình dich vụ dựa trên việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào TTQT, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ TTQT. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyền thống như mở L/C, thông báo L/C, chuyển tiền … thì ngân hàng đã đáp ứng các nhu cầu phát sinh thêm của khách hàng bằng các dịch vụ khác liên quan đến kinh doanh ngoại hối.
Thứ tư, Ngân hàng đã làm tốt công tác tư vấn khách hàng về lựa chọn
phương thức thanh toán, bảo hiểm rủi ro… xử lý các bộ chứng từ phức tạp. Theo báo cáo TTQT của SHB 2008, chưa có bộ chứng từ nào do SHB lập và bảo lãnh bị từ chối thanh toán trong năm qua. Ngân hàng đã nhanh chóng có được sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng và ngày càng thu hút nhiều khách hàng thực hiện thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng. Ngân hàng áp dụng mức phí hợp lý theo chỉ đạo của Tổng giám đốc và có linh hoạt đối với khách hàng truyền thống.
Với chính sách khách hàng được cải thiện, SHB đã thu hút được thêm nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu thanh toán qua ngân hàng. Ngân hàng cung cấp đầy đủ mọi yêu cầu về thanh toán và các nghiệp vụ liên quan cho doanh nghiệp với chi phí hợp lý so với ngân hàng khác. Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng cung cấp đầy đủ như chi trả kiều hối, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ một cách nhanh chóng, chính xác và thân thiện đối với khách hàng.
Bằng các nỗ lực trên, ngân hàng đã duy trì được một số khách hàng truyền thống và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng mới, tăng uy tín của ngân hàng.
Thứ năm, SHB có một đội ngũ cán bộ TTQT trẻ, chuyên môn cao, có
tinh thần trách nhiệm và hiểu biết rộng. TTQT là nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi cán bộ thực hiện không những phải giỏi nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải có
quản lý xuất nhập khẩu hiện hành của nhà nước. Cán bộ TTQT cũng là người trực tiếp tiếp xúc khách hàng, tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện TTQT, là nhân tố quyết định sự trôi chảy và thành công của hoạt động TTQT tại ngân hàng.
Đội ngũ cán bộ TTQT tại SHB hầu hết là những cán bộ giỏi có kinh nghiệm tại các ngân hàng khác được SHB mời về. Để nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro, trong quá trình công tác, SHB luôn tạo điều kiện để họ tham gia các khóa học của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng quốc tế như Citibank, ANZ… mở ra. Trong năm 2007, 2008, cán bộ TTQT được tham gia vào hội thảo mà SHB mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy. Cán bộ không chỉ được tìm hiểu về nghiệp vụ chính của phòng ban mình mà còn tham gia các buổi học về nghiệp vụ khác để nắm vững chức năng, hoạt động liên quan đến ngân hàng.
Với đội ngũ cán bộ TTQT hiện nay, SHB thực sự đã tạo lực lượng nòng cốt, là một yếu tố quan trọng góp phần mở rộng hoạt động TTQT.
b, Hạn chế và nguyên nhân
• Hạn chế
Thời gian qua, kết quả mà SHB – HSC đã đạt được trong bước đầu tiến hành dịch vụ TTQT đã chứng tỏ sự nỗ lực của của toàn bộ hệ thống. Tham gia vào hoạt động TTQT chưa lâu nhưng dịch vụ này đã được ngân hàng tiến hành thuận lợi so với một số ngân hàng khác cũng mới tham gia TTQT.
Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại SHB – HSC, ta cũng nhận thấy hạn chế của ngân hàng là hoạt động này chưa được mở rộng, ngân hàng chưa chiếm lĩnh được thị trường dịch vụ này. Những con số TTQT được tiến hành qua ngân hàng chưa gây được ấn tượng với toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung cũng như trong hoạt động TMQT. Vậy, hoạt động này
chưa thực sự mang lại hiệu quả chưa được tiến hành nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng…
Đầu tiên, hạn chế trong hoạt động TTQT tại SHB thể hiện ở tổng doanh số thanh toán còn thấp, mặc dù Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay có rất nhiều công ty tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các công ty có yếu tố nước ngoài có dự án TMQT, nhưng doanh số hoạt động TTQT của ngân hàng còn ở con số rất khiêm tốn, tỷ trọng nhỏ so với doanh số hoạt động trên địa bàn.
Thứ hai, các sản phẩm dịch vụ TTQT chưa phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Giờ đây, SHB vẫn đang cố gắng đưa sản phẩm dịch vụ TTQT mới như thanh toán và làm đại lý séc du lịch, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế… vào hoạt động.
Các sản phẩm dịch vụ TTQT truyền thống thì hoạt động nhờ thu trên vẫn phải thực hiện thông qua Ngân hàng TMCP Quân đội, còn nhờ thu kèm chứng từ thì chủ yếu là thanh toán nhờ thu từ nước ngoài gửi đến là chính.
Thứ ba, tăng trưởng giữa các phương thức không đồng đều. Các khách hàng tham gia thanh toán chủ yếu bằng phương thức chuyển tiền và TDCT. Phương thức nhờ thu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong phương thức TDCT thì chủ yếu là thanh toán L/C xuất, thanh toán L/C nhập còn ít, doanh số tham gia qua phương thức tín dụng chứng từ cũng chiếm đa số. Với phương thức chuyển tiền cũng vậy, chủ yếu là chuyển tiền đi, chuyển tiền đến chiếm tỷ trọng nhỏ. Khách hàng tham gia ở SHB – HSC ngoài hai nhà xuất khẩu chính thường yêu cầu mở thư tín dụng để đảm bảo an toàn cho họ do tính ưu việt của hoạt động thanh toán TDCT là các nhà nhập khẩu nhưng với số lượng nhỏ lẻ. Đây là một sự khác biệt của SHB so với những ngân hàng lớn khác như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Kỹ thương,
Thứ tư, Ngân hàng chưa khai thác được hết các nhu cầu của khách hàng. Số lượng khách hàng giao dịch nội tệ tại ngân hàng ngày càng đông đảo, trong đó có những khách hàng có hoạt động kinh doanh XNK nhưng họ chỉ sử dụng dịch vụ nội địa của ngân hàng, còn các nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT họ lạ sử dụng của các ngân hàng khác. Hoặc họ chỉ sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán XNK của ngân hàng với số lượng hạn chế. Điều này chứng tỏ SHB chưa tiếp cận và khai thác hết các nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT của khách hàng.
• Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Trước hết, nguyên nhân gây ra hạn chế của SHB – HSC là do các sản phẩm dịch vụ TTQT gia nhập thị trường muộn, thị phần còn rất nhỏ.
Từ năm 1990 trở về trước, Ngân hàng Ngoại thương độc quyền trong TTQT. Sau đó, do yêu cầu đổi mới kinh tế, sự độc quyền trở bất hợp lý, vì thế, pháp lệnh số 38/LTC HĐBT của Nhà nước ra đời tháng 5/1991 cho phép các NHTM tham gia vào hoạt động TTQT. Hiện nay, khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới và hòa vào xu hướng hội nhập toàn cầu, các NHTM đều triển khai hoạt động và thu được nhiều kết quả khả quan về TTQT. Tuy đã chính thức hoạt động sang năm 2009 là năm thứ 4 nhưng ngày 24/7/2007, Ngân hàng Nhà nước mới ký quyết định chính thức cho SHB được phép hoạt động TTQT, coi đây là một trong những nghiệp vụ chính của ngân hàng.
SHB bắt đầu tham gia vào TTQT khi các ngân hàng khác đã ổn định hoạt động TTQT của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh số hoạt động TTQT tại SHB vẫn còn thấp là do hoạt động này được triển khai chậm, dẫn tới cơ cấu khách hàng giao dịch tại ngân hàng phần lớn là khách
hàng quen, đã có quan hệ tín dụng, gửi tiền… hoặc là các khách hàng kinh doanh trong nội địa, số lượng đơn vị có hoạt động TMQT còn rất hạn chế.
TTQT là hoạt động có rủi ro cao, khách hàng luôn đặt lên hàng đầu uy tín, khả năng thực hiện nghiệp vụ, khả năng tư vấn. Bên cạnh đó, những ngân hàng khác cũng có chính sách ưu đãi để giữ khách hàng cũ, nhất là những ngân hàng lớn thì an toàn và phát triển bền vững là rất quan trọng. Vì thế, nhìn chung các khách hàng truyền thống trong lĩnh vực TMQT chính ở Việt Nam thường tập trung hầu hết ở Ngân hàng Ngoại thương và một số Ngân hàng lớn khác, do đó khó để lôi kéo được họ.
Mặt khác, các sản phẩm dịch vụ thanh toán mới như séc du lịch, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, … đang trong quá trình triển khai thực hiện trong khi các sản phẩm dịch vụ cùng loại của các ngân hàng khác đã và đang trong giai đoạn phát triển chín muồi. Điều này dẫn đến việc rất khó khăn trong việc phát triển dịch vụ của mình và tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường.
Trong những năm kinh tế mở cửa gần đây, số lượng ngân hàng được thành lập tăng lên một cách nhanh chóng, đặt SHB vào tình trạng phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội. Ngoài những ngân hàng lớn có tiếng tăm trong nước còn có các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như Citibank, ANZ, HSBC… các ngân hàng này có khả năng tài chính rất mạnh, nguồn ngoại tệ dồi dào, công nghệ hiện đại làm cho khâu thanh toán được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, chính xác, an toàn với chi phí hợp lý.
Như vậy, vấn đề chính gây ra hạn chế của SHB là do tham gia vào lĩnh vực TTQT sau, xuất phát điểm thấp nên chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc vươn lên khẳng định mình.
Một nguyên nhân khác gây ra hạn chế nữa là do chính sách Marketing chưa được quan tâm đúng mức
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có đặc điểm là thị trường thông dụng, sản phẩm mang tính đồng nhất. Điều đó đòi hỏi ngân hàng phải linh hoạt thì mới có khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường. Trên cùng một thị trường, cùng một địa bàn hoạt động, các ngân hàng đều đưa ra các loại hình sản phẩm TTQT như nhau, điều đó buộc các ngân hàng phải cố gắng hết sức trong việc chào bán sản phẩm dịch vụ của mình. Vì vậy áp dụng Marketing trong hoạt động của các ngân hàng là điều tất yếu.
Tại SHB, công tác Marketing chưa được tiến hành một cách có tổ chức và có hệ thống, hoạt động Marketing còn mang tính thụ động, chưa có biện pháp kích thích tiêu thụ. Bởi vậy, chưa khuếch trương được hoạt động TTQT của mình, không lôi kéo được khách hàng mới, doanh số hoạt động phần lớn tập trung vào một số khách hàng tryền thống.
Nguyên nhân của việc ứng dụng hạn chế Marketing vào hoạt động TTQT còn xuất phát ở chỗ đó là vấn đề đòi hỏi rất nhiều thời gian, tiền của và con người. Vì thế không phải ngân hàng nào cũng có điều kiện để thành lập phòng Marketing riêng trong khi còn hạn hẹp về nguồn vốn, hạn chế trong sự thống nhất giữa các phòng ban…
Bên cạnh đó, công nghệ ngân hàng chưa theo kịp mức độ tiên tiến của các ngân hàng bạn cũng làm giảm sức cạnh tranh của SHB.
Mặc dù SHB đã trang bị máy móc hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng nhưng cho đến nay, các chương trình phần mềm áp dụng cho TTQT vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc đưa thông tin cần thiết cập nhật phục vụ TTQT và việc nối mạng nội bộ trong hệ thống SHB tuy được thực hiện khá muộn. Vì vậy ngân hàng chưa phát huy được tối đa lợi thế sẵn có, đảm bảo cho công việc thanh toán được tiền hành trôi chảy, rút ngắn thời gian thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi
Ngoài ra, SHB là một ngân hàng mới tham gia hoạt động TTQT, số lượng khách hàng giao dịch còn ít, uy tín của ngân hàng trên quốc tế chưa cao, chưa được biết đến nhiều. SHB cũng mới chỉ có chính sách ưu đãi lãi suất tín dụng đối với các khách hàng có dư nợ tín dụng cao mà chưa có chính sách khuyến khích cụ thể nào đối với những khách hàng mới, để họ thấy được lợi ích khi giao dịch tại SHB. Điều này dẫn đến việc không khuyến khích được khách hàng đã tham gia sử dụng các dịch vụ TTQT của mình.