Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ TTQT

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SHB.doc (Trang 77 - 78)

Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển kinh tế. Thực tế đã chứng minh một ngân hàng muốn phát triển và hoạt động hiệu quả thì phải có một đội ngũ quản trị có năng lực, tư duy chiến lược, tinh thông về nghiệp vụ ngân hàng và có tâm huyết với nghề. Trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng vậy, năng lực trình độ của các cán bộ làm công tác TTQT có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Qua tiếp xúc trực tiếp và đánh giá năng lực của cán bộ ngân hàng, khách hàng sẽ quyết định có nên sử dụng dịch vụ của ngân hàng hay không. Vì vậy, để có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực, hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ thanh toán,

Phòng TTQT của SHB mới đi vào hoạt động ba năm với đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng động, sáng tạo nhưng đây cũng chính là một điểm yếu của ngân hàng, vì đội ngũ cán bộ trẻ chưa hoặc ít kinh nghiệm về hoạt động thực tiễn. Trong khi đó, hoạt động TTQT lại khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. Vì thế yêu cầu đối với thanh toán viên

vực ngoại thương, luật lệ, tập quán quốc tế mà còn phải biết tư vấn cho khách hàng, giúp khách hàng an tâm khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Để làm được như vậy, SHB cần có chiến lược phát triển con người. Đây là chiến lược mang tính lâu dài. Cụ thể, Ngân hàng cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức trong việc giải quyết và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT. Cử cán bộ đi khảo sát, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, học các nghiệp vụ mới về thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, pháp luật, thông lệ quy ước quốc tế để bắt kịp với những thay đổi trong qui trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đồng thời, Ngân hàng tích cực giáo dục triệt để cán bộ nhân viên về văn minh trong giao tiếp và văn hóa kinh doanh. Đề cao khả năng độc lập, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, sự am hiểu luật pháp, tập quán của từng nước, nhân viên thanh toán quốc tế có thể tư vấn nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, SHB cần từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ thông qua chất lượng và hiệu quả công việc được giao. Thực hiện tốt việc phân loại cán bộ, bố trí và sử dụng nhân lực đúng người, đúng việc. Tăng cường số lượng cán bộ gắn với trình độ chuyên môn cho các phòng, tổ nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công việc.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SHB.doc (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w