Ngân hàng Nhà nước(NHNN) với chức năng quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng thương mại, là ngân hàng của các ngân hàng và đóng vai trò định hướng trong các hoạt động của ngân hàng.
NHNN tham gia thị trường tiền tệ liên ngân hàng với tư cách là người mua bán cuối cùng và chỉ tham gia khi cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường này là một trong những điều kiện quan trọng để NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho TTQT hoạt động một cách hiệu quả. Thông qua thị trường này NHNN điều hành tỷ giá một cách linh hoạt và chính xác nhất.
NHNN cần xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với thị trường. Cần nới lỏng các biện pháp quản lý như: công bố tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, biện pháp quản lý ngoại hối… để chúng trở thành động lực cho tị trường ngoại hối phát triển.
Điều chỉnh linh hoạt biên độ dao động tỷ giá giao dịch USD/VND (hiện nay là 3%) để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế; cùng với cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước bằng việc sử dụng công cụ lãi suất điều tiết thị trường ngoại tệ, thúc đẩy hoạt động XNK của nước nhà.
Đa dạng hóa các loại ngoại tệ các phương tiện TTQT được mua bán trên thị trường, đa dạng hóa các hình thức giao dịch như mua bán có kỳ hạn, mua bán quyền chọn, hoán đổi ngoại tệ, phát triển nghiệp vụ vay mượn trên thị trường trong nước và quốc tế.
NHNN cần tính toán xây dựng một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý, có đủ khả năng điều chính thị trường ngoại tệ khi có căng thẳng về tỷ giá, đồng thời có kế hoạch quản lý nguồn ngoại tệ vào ra cũng như hoạt động mặt bằng ngoại tệ tại thị trường tự do, tránh hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ dẫn tới cơn sốt ngoại tệ.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay, khi xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Hoạt động thanh toán quốc tế của mỗi ngân hàng thường nảy sinh nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp, giúp cho hoạt động này phát triển, tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thêm thu nhập và tạo thế cạnh tranh vững chắc cho ngân hàng trên thương trường.
SHB là một trong những ngân hàng Thương mại cổ phần quy mô còn nhỏ bé, thời gian hoạt động chưa lâu tại Việt Nam. Hoạt động thanh toán quốc tế của SHB tuy mới hình thành nhưng phát triển với tốc độ nhanh chóng và đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, thanh toán quốc tế cho đến nay vẫn được xem là hoạt động mới mẻ, chưa được hoàn thiện lắm về cả trình độ, công nghệ cũng như kinh nghiệm thực tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán của các NHTM nói chung và SHB nói riêng, em xin đóng góp một vài ý kiến của mình, hy vọng hoạt động kinh doanh đối ngoại trong đó có thanh toán quốc tế tại SHB ngày càng phát triển, góp phần khẳng định và củng cố vị thế của ngân hàng , khi mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng diễn ra mạnh mẽ và khốc liệt hơn.
Do sự hiểu biết còn hạn chế, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để khóa luận tốt nghiệp có điều kiện bổ sung và hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin một lần nữa gửi lời cảm ơn tới cô giáo Tiến sĩ Lê Thanh Tâm đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fredric S.Mishkin, 2001, Tiền tệ Ngân hàng & Thị trường tài
chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà, 2007, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, 2007, Nghiệp vụ Thanh toán quốc
tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
4. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2008, Thanh toán quốc tế và tài trợ
ngoại thương, NXB Thống kê.
5. GS.TS. Đỗ Đức Bình, 2007, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB ĐH KTQD
6. www.saga.com.vn 7. www.shb.com.vn
8. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2006 -2007 của SHB 9. Bản cáo bạch của SHB 2008
10. Quy trình nghiệp vụ Thanh toán quốc tế tại Hội sở chính – SHB. 11. Tạp chí, báo: Tạp chí Ngân hàng, Thị trường tài chính...