Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SHB.doc (Trang 85 - 87)

Ngoài các giải pháp trên, còn có các giải pháp khác như: Chú trọng thực hiện tốt công tác quản lý điều hành, đa dạng hóa loại hình TTQT…

Ngày nay, nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ và việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới gia tăng nhanh chóng. Ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, để không chỉ làm tăng sức cạnh tranh mà còn giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động TTQT cả về chiều rộng và chiều sâu.

Ngân hàng cần hoàn thiện một số điểm như sau: - Đa dạng hóa các hình thức L/C

- Chỉ đạo thanh toán viên tuân thủ theo quy định về nghiệp vụ TTQT. - Linh hoạt trong quan hệ ký quỹ bắt buộc, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển vòng quay vốn cho doanh nghiệp. đối với khách hàng truyền thống có thể giảm cước ký quỹ hoặc không cần ký quỹ.

Kết hợp chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và chính sách giá cả nhằm thu hút khách hàng, ví dụ nếu khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của ngân hàng sẽ được hưởng một số tiện ích khác với giá ưu đãi.

Giữa các nghiệp vụ ngân hàng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Sự phát triển một nghiệp vụ này sẽ tạo điều kiện cho nghiệp vụ liên quan phát triển. Hoạt động tín dụng ngoại tệ có một mối quan hệ đặc biệt với hoạt động TTQT. Hầu hết phần lớn phục vụ cho việc TTQT của khách hàng tại SHB là nguồn vốn vay ngân hàng.

Một nghiệp vụ có quan hệ mật thiết với hoạt động TTQT của ngân hàng là hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hai hoạt động gắn liền và bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Kinh doanh ngoại tệ vừa mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vừa có tác dụng giải quyết nhu cầu về các loại ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện nay, Hội sở chính đang đóng vai trò là đầu mối kinh doanh ngoại tệ mặt của

cả SHB. Cùng với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, hoạt động thanh toán quốc tế của HSC cũng đạt được những kết quả quan trọng, doanh số các năm liên tục tăng cao. Tuy nhiên do biến động của chính sách cũng như thị trường thế giới nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Vì vậy, trong thời gian tới, SHB cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ để có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động thanh toán, đảm bảo an toàn tài sản và tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu. Để phòng tránh rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, Sở giao dịch cần phải áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro trong lĩnh vực này như: hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn (FORWARD), hợp đồng tương lai (FUTURE), hợp đồng mua bán quyền chọn (OPTION), hợp đồng hoán đổi SWAP và nghiệp vụ Acbit... vào kinh doanh ngoại tệ để có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại SHB – HSC như đã phân tích ở trên là chưa phát triển mạnh, chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán. Để mở rộng hoạt động TTQT ngân hàng phải có sự quan tâm đúng mức đến phát triển nghiệp vụ này.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SHB.doc (Trang 85 - 87)