Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc (Trang 57 - 58)

Bảng 2.12 : Chi phí huy động vốn

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Chi phí huy động vốn 2204,49 2459,66 3650,31

Tổng chi phí của ngân hàng 2430,7 2651,8 3971,5

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội) 2.2.4.1. Lãi suất huy động

Trong chi phí tổng nguồn vốn thì chi phí trả lãi phải trả để có được nguồn vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất. Chi phí trả lãi bao gồm trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay và trả lãi phát hành giấy tờ có giá.

Trong năm 2006, chi phí trả lãi là 2204,48 tỷ đồng, năm 2007 là 2459,63 tỷ đồng. Đến năm 2008, chi phí trả lãi tăng mạnh, tăng 1190,65 tỷ đồng so với năm 2007. Sở dĩ trong năm này chi phí trả lãi tăng lên một cách đáng kể là do các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động. Lãi suất huy động trên thị trường của các NHTM tăng lên một cách chóng mặt, nhất là các NHTM nhỏ. Có những thời điểm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng lên tới 18,5%/năm đã làm cho cuộc đua tăng lãi suất trở nên căng thẳng hơn. Là Chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, nằm trong hệ thống NHTM Việt Nam, NHNo Hà Nội cũng đã có sự điều chỉnh tăng lãi suất huy động kịp thời, tránh hiện tượng người dân đổ xô đi rút tiền tại các NHTM Quốc doanh để gửi tiền tại các NHTM Cổ Phần với lãi suất hấp dẫn hơn. Việc điều chỉnh lãi suất của ngân hàng thực hiện dưới sự chỉ đạo, kiểm soát và định hướng của NHNo Việt Nam nên đã tạo được sự tin tưởng cho người gửi tiền. Do đó, nguồn vốn huy động từ dân cư trong năm qua đạt 5587 tỷ đồng, tăng 120,3% so với năm 2007. Việc tăng lãi suất làm tăng chi chí huy động của ngân hàng, từ đó làm tăng tổng chi phí của ngân hàng. Vì vậy, Chi nhánh phải tính toán sao cho biểu lãi suất mới phù hợp

với điều kiện cụ thể của mình. Chi nhánh thường xuyên theo dõi lãi suất đầu ra và đầu vào như sau:

Bảng 2.13: Lãi suất chênh lệch năm 2006- 2008

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Lãi suất đầu ra bình quân 17,8% 19,4% 25,2%

Lãi suất đầu vào bình quân 15,9% 16,7% 23,8%

Chênh lệch lãi suất 1,9% 2,7% 1,4%

( Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp)

Như vậy, chênh lệch lãi suất của Ngân hàng năm 2008 giảm chỉ còn 1,4%. Điều này được giải thích là do lãi suất đầu vào cao dẫn tới lãi suất cho vay tăng theo làm giảm đầu tư của các doanh nghiệp. Trong năm 2008, để thực hiện kiềm chế lạm phát, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB từ 5% lên 10%, lên 11% nhằm làm giảm lượng cung tiền VND trên thị trường. Điều này đã làm cho các ngân hàng thiếu vốn nay lại càng gặp khó khăn hơn. Các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động và do vậy lãi suất cho vay cũng tăng cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì chí phí lãi suất tăng cao, lợi nhuận thu được sẽ bị giảm xuống. Mức chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra là chỉ tiêu phản ánh lợi tức của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần có mức điểu chỉnh hợp lý giữa lãi suất huy động và cho vay để giảm chi phí huy động vốn, tăng lợi nhuận.

2.2.4.2. Chi phí khác

Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất bé trong công tác huy động vốn như phí giao dịch, lương cho các giao dịch viên, chi phí quảng cáo, tờ rơi, giá trị các giải thưởng của các đợt huy động có khuyến mãi, điện nước, hao mòn TSCĐ,…Những chi phí này chiếm tỷ trọng rất bé trong tổng vốn huy động, chiếm 1%.

2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w