Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu vốn theo loại tiền
0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Ngoại tệ Nội tệ a. Vốn nội tệ
NHNo&PTNT Hà Nội là ngân hàng hoạt động trên địa bàn có nhu cầu vốn nội tệ rất lớn. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng, tăng cường sử dụng vốn đầu tư trong nước, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi nhánh đã coi việc huy động vốn nội tệ là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh doanh. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua, nguồn vốn nội tệ của Chi nhánh đã liên tục tăng thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.9 : Vốn huy động nội tệ giai đoạn 2006- 2008
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Vốn huy động nội tệ 11487,8 12947,5 14233,5
Tỷ trọng 89,4% 93,7% 92,9%
Số tăng tuyệt đối 1003 1459,7 1286
Số tăng tương đối (%) +9,6 +12,7 +9,9
( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)
Với tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động luôn ở mức trên 89% chứng tỏ vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu của Chi nhánh. Năm 2006, vốn nội tệ đạt 11487,8 tỷ đồng, tăng 9,6% tương ứng với 1003 tỷ so với năm 2005. Sang năm 2007, nguồn vốn nội tệ tăng mạnh 12,7%, tương ứng với mức tăng 1459,7 tỷ đồng so với năm 2006. Nguồn vốn nội tệ tiếp tục tăng trong năm 2008 ở mức 9,9%, tăng 1286 tỷ so với năm 2007. Trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, để nâng cao hiệu quả huy động vốn, Chi nhánh đã đưa ra các hình thức huy động đa dạng đi kèm với các dịch vụ tiện ích mà khách hàng được hưởng khi giao dịch tại ngân hàng. Từ đó, vừa tối đa hóa lợi ích của khách hàng, vừa tăng thu hút vốn nội tệ cho ngân hàng. Các sản phẩm tiền gửi Ngân hàng đã và đang cung cấp như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng với nhiều kì hạn, thẻ ATM…cùng với các dịch vụ của ngân hàng hiện đại như dịch vụ thông tin tài khoản qua Phone banking, Internet banking,… Ngoài ra, Chi nhánh còn giữ mối quan hệ với các khách hàng cũ đồng thời xây dựng kế hoạch tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. Do đó, nguồn vốn nội tệ của Ngân hàng vẫn tăng cao và tăng đều qua các năm, đáp ứng nhu cầu vốn nội tệ đầu tư cho các dự án nội địa.
b. Vốn ngoại tệ
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, nhất là từ khi Việt Nam trở thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới WTO nhu cầu buôn bán xuất nhập khẩu hàng hóa với các nước khác tăng cao. Do đó, nhu cầu về ngoại tệ cũng tăng cao. Vì vậy, cùng với việc tăng cường huy động vốn nội tệ Chi nhánh đã rất chú trọng và phát triển nguồn vốn ngoại tệ.
Vốn ngoại tệ của Chi nhánh được huy động thông qua các hình thức thu hút tiền gửi USD, EUR,…và thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu,.... Tình hình huy động vốn ngoại tệ của Ngân hàng qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10 : Vốn huy động ngoại tệ giai đoạn 2006 – 2008
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Vốn ngoại tệ 1357,6 873,5 1088,6
Tỷ trọng 10,6% 6,3% 6,2%
Số tăng tuyệt đối +241 -484,1 +215,1
Số tăng tương đối (%) +21,6 -35,6 +24,6
( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)
Năm 2006, vốn ngoại tệ đạt 1357,6 tỷ đồng, chiếm 10,6% trên tổng nguồn vốn và tăng 21,6% so với năm 2005. Sang năm 2007, nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi: tỷ giá USD không ổn định, giá vàng tăng cao, người dân chủ yếu đầu tư vào vàng mà bỏ qua kênh đầu tư ngoại tệ. Do đó, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm mạnh 35,6% tương ứng với 484,1 tỷ đồng so với năm 2006 và chỉ chiếm tỷ trọng trong tổng vốn là 6,3%. Tuy trong năm 2008 nền kinh tế tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp nhưng vốn ngoại tệ của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng, đạt 1088,6 tỷ đồng, tăng 24,6% so với năm 2007, chiếm 6,2% trên nguồn vốn huy động. Nhìn chung, tỷ trọng vốn ngoại tệ của Ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng thấp, dưới 11% trong tổng nguồn vốn. Vì vậy, Chi nhánh cần có những giáp pháp tăng cường huy động loại vốn này hiệu quả hơn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động thương mại quốc tế.