Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc (Trang 69 - 72)

So với các sản phẩm huy động và các sản phẩm dịch vụ truyền thống mà NHNo Hà Nội đang sử dụng như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm gửi góp,… thì tính chất đa dạng về sản phẩm của Ngân hàng còn quá thấp. Bên cạnh đó, các NHTM Cổ phần luôn tung ra thị trường những dòng sản phẩm mới, mang tính ưu việt, ứng dụng các công nghệ cao, đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Do đó, việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng là rất cần thiết để tăng tính cạnh tranh với các NHTM Cổ phần trong việc huy động vốn. Ngân hàng cần phải nghiên cứu, phân tích các đối tượng khách hàng trên địa bàn một cách định kỳ. Phân loại khách hàng theo từng tiêu chí để từ đó thiết kế các sản phẩm phù hợp và nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của từng nhóm khách hàng.

Trong mấy năm gần đây, tỷ trọng vốn huy động từ các TCKT chiếm gần 40% trong tổng nguồn vốn huy động cho thấy khách hàng chính của Ngân hàng là các TCKT. Các khoản tiền gửi của các TCKT chủ yếu là tiền gửi thanh toán nên chi phí

vốn rẻ nhưng tính ổn định không cao do số dư tài khoản luôn biến động thất thường theo nhu cầu mua bán hàng hóa của các doang nghiệp. Do đó, để chủ động về kỳ hạn và thu hút ngày càng nhiều hơn vốn có kỳ hạn của các doanh nghiệp, Chi nhánh cần tìm hiểu chu kỳ hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp lớn, có lượng vốn lưu động lớn để từ đó đưa ra loại hình tiền gửi có kỳ hạn linh hoạt, phù hợp đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, ngân hàng có thể cho phép các doanh nghiệp mở tài khoản thấu chi tại ngân hàng – nghĩa là có thể rút quá số dư trên tài khoản của mình. Ngân hàng cần phải xây dựng một hạn mức thấu chi cho từng khách hàng. Khi khách hàng rút quá số dư trong tài khoản thấu chi để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, phần rút quá số dư đó sẽ phải chịu lãi suất không kỳ hạn. Như vậy, khi sử dụng tài khoản này giúp khách hàng đảm bảo quá trình sản xuất nhanh chóng, không phải làm thủ tục vay mất thời gian. Còn về phía ngân hàng thì việc cho phép khách hàng rút quá số dư đồng nghĩa với việc ngân hàng đang thực hiện một khoản tín dụng.

Đối với khách hàng cá nhân, hiện nay, Ngân hàng đã áp dụng một số sản phẩm mang lại hiệu quả như: tiết kiệm bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm bậc thang theo lũy tiến của số dư tiền gửi, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có thưởng,..Đặc biệt, trong thời điểm lạm phát có xu hướng tăng cao năm 2008, toàn hệ thống Agribank đã triển khai hình thức tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo vàng và tiết kiệm bằng vàng. Ưu điểm của hình thức huy động này là giúp người dân yên tâm gửi tiền tại Ngân hàng mà không sợ mất giá đồng nội tệ do đã được quy đổi ra vàng. Ngoài ra, Chi nhánh cũng đã có những sản phẩm tiết kiệm ngắn hạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng,..đến 12 tháng. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, Chi nhánh cần thực hiện thêm các hình thức tiết kiệm như:

- Tiết kiệm một nơi, rút nhiều nơi: Ưu thế của hệ thống Agribank là đến nay đã lắp đặt toàn hệ thống phần mềm IPCAS. Do đó, NHNo Việt Nam nói chung và NHNo Hà Nội nói riêng cần nhanh chóng triển khai và ứng dụng có hiệu quả hình thức này nhằm tạo thuận lợi, tiện ích cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng tiền mặt.

- Tiết kiệm có mục đích: Đây là hình thức tiết kiêm trung và dài hạn với mục đích như xây nhà ở, mua ô tô,.. Hàng tháng, ngân hàng sẽ tiến hành thu một khoản tiền nhất định vào tài khoản tiết kiệm có mục đích của khách hàng. Với tài khoản này, người gửi tiền sẽ chỉ nhận được lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Và đến số dư tiền gửi đạt tới 2/3 giá trị cam kết mua tài sản thì khách hàng có thể được ngân hàng cho vay số còn thiếu để mua sắm nhà cửa, ô tô,.. Ngân hàng được quyền nắm giữ giấy tờ nhà, xe,…cho đến khi khách hàng trả hết nợ. Và khi đến hạn mà không thể thu hồi nợ thì ngân hàng có thể phát mại ngôi nhà, tài sản,…Hình thức tiết kiệm này không chỉ tiện lợi đối với khách hàng mà còn giúp ngân hàng tăng cường huy động vốn trung và dài hạn.

- Tiết kiệm nhân văn, Tích lũy hưu trí: Dành cho đối tượng khách hàng chủ yếu là những người cao tuổi với mục đích quản lý nguồn tích lũy của người gửi để đảm bảo cuộc sống khi về già hoặc hết khả năng lao động. Người gửi được hoàn toàn quyết định vê số tiền, tiền gửi mỗi lần tùy thuộc vào khả năng tích lũy của mình chứ không bị bó buộc định kỳ, định mức như bảo hiểm nhân thọ. Hình thức của loại tiết kiệm này có thể là sổ tiết kiệm, thẻ tiết kiệm. Để khuyến khích đối tượng khách hàng là những người trên 50 tuổi, Ngân hàng nên đưa ra mức lãi suất hấp dẫn và thêm nhiều ưu đãi khác biệt cho khách hàng từ 50 tuổi trở lên như tặng thêm lãi suất, tặng quà cho khách hàng vào Ngày quốc tế người cao tuổi, Ngày Quốc khánh Việt Nam, …

- Tiết kiệm vị thành niên: Các bậc phụ huynh tiến hành gửi tiền vào tài khoản này nhằm tích lũy một số tiền để chuẩn bị cho việc học tập của con cái trong tương lai.

Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi, Ngân hàng cần tiếp tục tăng cường huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,…đa dạng về kỳ hạn và linh hoạt về phương thức trả lãi. Các đợt phát hành phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Là Chi nhánh có uy tín lâu năm trên địa bàn Hà Nội. Cho nên, việc phát hành các GTCG sẽ có nhiều thuận lợi đối với Chi nhánh và hấp dẫn đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w