Ngành nhuộm, in

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020.DOC (Trang 33 - 37)

Sự phát triển của ngành hàng năm, các cơ sở sản xuất trong ngành dệt cả nước phải dùng hàng trăm tấn chất trợ các loại phục vụ cho nhu cầu xử lý hóa học vải và các sản phẩm trong các công đoạn: nấu, tẩy, làm bóng, giặt nhuộm, in hoa và đặc biệt là trong khâu xử lý hoàn tất. Chất trợ dùng vào các mục đắch này rất đa dạng, một số là các chất hoạt động bề mặt (HĐBM) làm các chức năng: thấm ướt, tẩy rửa, nhũ hóa, phân tán, ổn định hệ thống, làm đều màu; số khác là các loại hồ, chất tạo màng cho công nghệ in hoa (để hồ hoàn tất cho vải và sản phẩm dệt; hồ cho vải có khả năng chống nhàu, để trang trắ và tạo dáng đẹp như cán bóng, cán vân nổi, cán xếp nếp) v.v...

Hiện nay các loại chất trợ này hấu hết phải nhập với khối lượng lớn làm cho tỷ lệ giá nguyên liệu và phụ liệu thanh toán bằng ngoại tệ chiếm khá cao trong giá thành sản phẩm dệt nhuộm. Chương trình phát triển hàng tiêu dùng cấp Nhà nước (KC-07) đã giao cho Viện Hóa học Công nghiệp (VHHCN) chủ trì đề tài KC-07-16 nghiên cứu sản xuất một số chất trợ có chất lượng cao dùng cho ngành dệt nhằm từng bước thay thế các chế phẩm nhập ngoại trên cơ sở nguyên liệu sẵn có trong nước.

Nhuộm- in hoa- hoàn tất là một bộ phận có vị trắ quan trọng trong ngành dệt may.Hàng năm ngành dệt Việt Nam tạo ra hàng nghìn sản phẩm từ chỉ khâu, vải màn, vải thành phẩm, khăn các loạiẦtất cả đều có nhu cầu sử dụng thuốc nhuộm. Vì thế nhu cầu sử dụng thuốc nhuộm là rất lớn.

Bảng 2.5: Nhu cầu hoá chất, thuốc nhuộm của DMVN năm 2001- 2006

Năm 2001 2000 2003 2004 2005 2006

Nhu cầu( tấn) 13991 16133 17669 19767 23601 32750

Nguồn: Bộ công nghiệp

Tình hình cung cấp hoá chất phục vụ công đoạn nhuộm in hoa, hoàn tất.

Hiện nay ở Việt Nam, công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm phục vụ cho ngành dệt may chưa phát triển, chúng ta chưa tự sản xuất được các sản phẩm thuốc nhuộm hoặc sản xuất với giá thành rất cao nên 100% thuốc nhuộm trong ngành dệt may đều

phải nhập khẩu.

Trước những năm 1990, nguồn thuốc nhuộm phục vụ cho Dệt May được nhập từ các nước XHCN như: Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba LanẦMột số laọi đặc biệt được nhập từ các nứoc công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Thuỵ SĩẦ

Sau năm 1990, nguồn thuốc nhuộm được nhập chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Thuỵ Sỹ, Trung QuốcẦNhững năm gần đây thuốc nhuộm của một số nước trong khu vục được sử dụng một cách rộng rãi với giá thành rẻ như: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn QuốcẦ

Bảng 2.6: Tình hình cung cấp thuốc nhuộm của Viẹt Nam năm 2008 Loại Nhu cầu sử dụng (tấn/năm) Lượng sản xuất được (tấn/năm) Lượng nhập khẩu (tấn/năm) Thành tiền Tỷ lệ nhập khẩu (%) Tỷ đồng USD Thuốc nhuộm 4275 224 327 491.25 31091772 95.00

Nguồn: Bộ công nghiệp

Thuốc nhuộm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị hoá chất( khoảng 50%), sử dụng cho ngành dệt may, nhưng Việt Nam chưa cung cấp được sản phẩm này do trình độ phát triển còn thấp và chưa có sự quan tâm cần thiết.

Ngoài thuốc nhuộm, ngành Dệt và nhuộm- in hoa- hoàn tất còn sử dụng một lượng lớn các chất trợ và các loại hoá chất khác. Tuy nhiên, với thiết bị cũ kĩ, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới và thiếu đồng bộ, thì tỷ lệ chất trợ và hoá chất cơ bản trong nước cung cấp cho ngành Dệt may chỉ chiếm từ 5- 15% nhưng hầu hết lại là những sản phẩm có giá trị thấp, chỉ đạt 55% nhu cầu của ngành dệt.

Bảng 2.7: Tình hình sản xuất chất trợ của Việt Nam năm 2008

Loại Nhu cầu sử dụng tấn/năm) Lượng sản xuất được(tấn/năm) Thành tiền Tỷ lệ nhập khẩu (%) Tỷ đồng USD Chất trợ 9062,5 553,125 20,66 2.117.484 90,00

Nguồn: Bộ công nghiệp

2.3.5. Ngành cơ khắ.

Thiết bị công nghệ ngành DMVN vừa lạc hậu vừa thiếu đồng bộ, sản phẩm làm ra không có năng lực cạnh tranh. Theo chương trình phát triển Liên hợp quốc ngành DMVN đang ở trình độ 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 3-3 thế hệ. Điều này làm cho năng lực sản xuất của ngành Dệt may còn nhiều hạn chế.

Máy móc thiết bị ngành Dệt phần lớn là cũ kỹ, lạc hậu và có xuất xứ từ nhiều nước. Ngành Dệt có gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 25 năm nên hư hang nhiều, mất tắnh năng vận hành tự động nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao.Trong nhiều năm qua, hầu hết các DN đã sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay trung

hạn, dài hạn để mua sắm thiết bị,góp phần năng cao chất lương công nghệ, đa dang hoá sản phảm.Hàng ngàn máy dệt không thoi, có thoi khổ rông đã được nhập về, nhiều bộ đồ mắc mới , hiện đại đã được trang bị thay thế cho những thiết bị quá cũ. Tuy ngành Dệt đã có nhiều cố gắng trong đầu tư đổi mới công nghệ nhưng cho đến nay trình độ kỹ thuật của ngành vẫn còn lạc hậu so với khu vực và thế giới.

Trong 5 năm gần đây , toàn ngành đã tranh bị thêm được gần 20.000 máy may hiện đại các loại để sản xuất các mặt hàng sơ mi, jacket, đồ bảo hộ lao động, áo phông các loạiẦ cải thiện một bước chất lượng hàng may xuất khẩu và nội địa. Ngành may liên tục đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường thế giới.Các máy may được sử dụng hiện nay phần lớn là hiện đại, có tốc độ cao(4.000-5.000 vòng/phút), có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Một số DN đã đầu tư dây chuyền đồng bộ, sử dụng nhiều máy chuyên dùng sản xuất một mặt hàng như đây chuyền may sư mi của May 10, đây chuyền may quần đứng có thao tác bộ phận tự động theo chương trình, đây chuyền sản xuất quần Jean có hệ thống máy giặt mài.

Cơ khắ công nghiệp nhẹ là lực lượng sản xuất hậu cần quan trọng, có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu phụ tùng và đổi mới thiết bị trong các nhà máy công nghệ của ngành công nghiệp nhẹ. Bộ phận này được hình thành với sự ra đời đầu tiên của nhà máy cơ khắ Quang Trung. Hiện nay phục vụ cho công nghiệp Dệt May co 4 nhà máy chắnh là:

Công ty cơ khắ dêt may Hưng Yên Công ty cơ khắ may Gia Lâm Công ty cơ khắ Dệt May Nam Định Công ty cơ khắ Dệt May Thủ Đức.

Trong thời gia qua các dơn vi này tuy có nhiều cố gắng tuy nhiên giá trị sản xuất mỗi năm chỉ khaỏn 9 triệu USD. Nhìn chung năng lực sản xuất của các công ty này chưa phát huy hết công suất thiết kế ban đầu, do: dây chuyền sản xuất thiếu đồng bộ, lạc hậu, chất lượng thiết bị xuống cấp, độ chắnh xác thấp. Ngoài ra trong cơ chế thị trường, các công ty cơ khắ nói chung vẫn chưa tập trung đầu tư thắch đáng, công tác xúc tiến bán hàng còn nhiều bất cấp dẫn đến tình trạng sản phảm sản xuất ra không có đầu ra.

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm cơ khắ Dệt may:

Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành sử dụng máy móc, thiết bị có nhiều chi tiêt nhỏ, trong quá trình sản xuất các chi tiêt bị mài mòn, hư hỏng cần thay thế như: các chi tiêt bánh răng, trục truyền động, sắt suốtẦViệc thay thê các chi tiết này phải tiến hành thường xuyên, do đó trong những năm qua nhu cầu sử dụng các sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khắ phục vụ cho mục đắch này của DMVN là rất lớn.

Bảng 2.8: Nhu cầu của ngành DMVN đối với các sản phẩm cơ khắ năm 2008.

Loại Nhu cầu( tấn/năm)

1. Cọc sợi, suốt sắt, lõi suốt cao su, nồi, khuyên, bánh răng, trục chuyển độngẦ.

350

2. Các phụ tùng go, khung go máy dệt, cam máy dệtẦ 150

3. Các phụ tùng cho thiết bị nhuộm hoàn tất. 150

4. Các phụ tùng khác 150

5. Các thiết bị máy kéo sợi, dệt vải, nhuộm thông thường. 150

6. Các thiết bị hỗ trợ khác. 200

Nguồn: Dự thảo quy hoạch phát triển CNPT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020- Bộ Công nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020.DOC (Trang 33 - 37)