Một nguyên nhân quan trọng làm cho ngành hỗ trợ DMVN phát triển kém như hiện nay đó là nằm ở bản thân các doang nghiệp trong nước. Như nhận xét của một số chuyên gia nước ngoài, DN VN thắch ăn xổi ở thì, ngại đầu tư nhà xưởng vì lâu thu hồi vốn, họ chỉ thắch nhập về bán lại thu lợi nhuận ngay. Mặt khác các DN Việt Nam thường có thói quen cái gì cũng muốn làm từ A đến Z, ắt chịu hợp tác, liên kết với các đối tác nước ngoài. Các DN trong nước không đủ niềm tin và ý thức tắch lũy kỹ năng trong DN như: yêu cầu tắnh năng nâng cao, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng, dịch vụ, tốc độẦ. Do đó, ngành CNHT không lớn nổi. Theo ước tắnh của Bộ Công nghiệp, ngành CNHT hiện lệ thuộc đến gần 80% vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Để DN Ộtự bơiỢ, có lộ trình giảm tỉ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu, tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước và tiến tới giảm nhập siêu, cần có sự hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước.
Nguyên nhân nữa dẫn đến sự phát triển yếu kém của ngành hỗ trợ dệt may đó là trình độ lao động của Viêt Nam hiện nay. Tuy rằng lao động Việt Nam có đôi bàn tay khéo léo, tiếp thu kiến thức mới nhanh nhưng do chưa được đào tạo bài bản, hệ thống nên trình độ của họ còn rất hạn chế. Hơn nữa, do điều kiện làm việc chuyên môn hoá cao nên cường độ lam việc căng thẳng trong khi tiền lương nói chung còn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các DN nên có nhiều biến động lớn trong đội ngũ lao động ngành. Thực tế cho thấy rằng các công ty sản xuất phát triển, đủ việc làm, thu nhập cao, biến động lao động nhỏ, công nhân gắn bó với công ty, thậm chắ nhiều người xin vào làm việc. Ngược lai ở những DN làm ăn kém hiệu quả, sản xuất đình trệ, thiếu việc làm, thu nhập thấp sẽ nảy sinh tinh trạng Ộ đất không lành, chim không đậuỢ, công nhân lành nghề , công nhân mới đào tạo sau thơi gian quen việc cung sẽ dần chuyển sang công ty khác.
Bên cạnh đó ngành đang có tình trạng thiếu nguồn lao động quản lý và kĩ thuật, nghiệp vụ. Hầu hết, các cán bộ quản lý chủ chốt trong các DN Dệt may đều có trinh đọ đại học hoặc cao đẳng, chuyên môn khá nhưng trình độ quản lý theo phong cánh công nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ắt. Cán bộ kĩ thuật chủ yếu trưởng thành từ công nhân bậc cao nên chỉ giỏi về chuyên môn của nhưng sản phẩm cụ thể con như việc sáng tác mẫu, tạo dang sản phảm còn rất kém. Các DN rất cần những kỹ sư có bằng cấp, công nhân kĩ thuật và các nhà quản lý- những người có khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại. Có một thực tế là nhiều DN
bỏ ra một số tiền lớn để mua thiết bị và công nghệ hiện đại, giá cao để chuẩn bị cho việc sản xuất các mặt hàng cao cấp, song người vận hành các thiết bị này lại có trình độ chuyên môn thấp.
Ở tầm hoạch định vĩ mô, so với một số nước đi trước, Việt Nam có vẻ chậm chân khi chưa ban hành luật về công nghiệp hỗ trợ, mà chỉ đang trong quá trình xây dựng nghị định về ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ. Chắnh sự chậm trễ này đã khiến năng lực cạnh tranh của nhiều ngành công nghiệp bị hạn chế. Tuy vậy, việc xây dựng nghị định ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn là điều mà các DN nhỏ và vừa quan tâm.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP BỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020. 3.1. Cơ sở khoa học của các giải pháp phát triển CNHT dệt may đến năm 2020. 3.1.1. Cơ hội đối với ngành CNHT ngành DMVN.
Ở Việt Nam, dệt may là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những ưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động.
Lợi thế của ngành CNHT ngành DMVN được xây dựng trên cơ sở 3 yếu tố chắnh là chất lượng, quan hệ lao động hài hòa và bảo vệ môi trường. Đây chắnh là 3 trụ cột chắnh giúp DMVN tiếp cận được với những thị trường ở đẳng cấp cao như thị trường Mỹ.
3.1.1.1. Lợi thế về lao động.
Ngành may Việt Nam khá phát triển, trang thiết bị được đổi mới và hiện đại hoá tới 90%. Lực lượng lao động của Việt Nam dồi dào, có kỹ năng và tay nghề may tốt, có kỷ luật, chi phắ lao động còn thấp so với nhiều nước. Có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, được phần lớn khách hàng khó tắnh chấp nhận. Nguồn lao động dồi dào với số lượng tham gia ngày càng tăng, dễ đào tạo, giá công nhân thuộc loại rẻ nhất trên thế giới: VN, Trung Quốc, Inđônêsia , Bangladesh và Campuchia: 0,3-0,6 USD/giờ. Với đặc điểm của ngành dệt may là cần nhiều lao động, đây sẽ là yếu tố giúp chúng ta giảm giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã. Tiết kiệm được chi phắ từ nhân công sẽ có cơ hội để đầu tư vào công đoạn sản xuất khác góp phần hoàn thiện sản phẩm cũng như đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác để thu lợi nhuận cao.
Bảng 3.1: Mức lương trung bình của ngành dệt may ở một số nước Đơn vị: USD/h Đài Loan Hàn Quốc Hồng
Kông Singapore Malaysia
Thái Lan Philippin Ấn Độ Trung Quốc Indonesia Việt Nam 5 3,6 3,39 3,16 0,95 0,87 0,67 0,54 0,34 0,23 0,18 (Nguồn: Vinatex)
3.1.1.2. Lợi thế về thị trường tiêu thụ.
Cuộc sống càng phát triển, thu nhập càng tăng thì yêu cầu làm đẹp của con người càng cao, do đó khả năng phát triển của ngành may mặc thế giới nói chung và ngành may của Việt Nam nói riêng là rất lớn.
Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành may mặc Việt Nam. Thị trường nội địa với 84 triệu dân, mức sống ngày càng được nâng cao. Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm trung và cao cấp. Xu hướng thời trang cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ngày một tăng cao và không ngừng thay đổi sẽ tạo cơ hội cho ngành dệt may không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng sức sáng tạo, tạo trào lưu và mốt mới cho thời trang trong nước và có cơ hội cạnh tranh với nước ngoài.
Bên cạnh đó DMVN ngày càng được mở rộng thị trường ra thế giới do hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tắn nhiệm của các nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật BảnẦ) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng hơn thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu. Nhiều nhà nhập khẩu trên thế giới nhận định rằng sản phẩm của VN sẽ có khả năng cạnh tranh không thua kém bất cứ nước nào, về mặt chất lượng cũng đã nổi trội chẳng hạn như mặt hàng sơ mi dệt kim (cat 338, 339) Việt Nam hiện là nước xuất khẩu mạnh nhất vào thị trường Mỹ. Đặc biệt là năng lực cạnh tranh mặt hàng sơ mi của Việt Nam hiện nay đang đứng số 1 thế giới, còn xuất lớn hơn cả Trung Quốc. Với thị trường EU, triển vọng tăng giá trị xuất khẩu của các DN Việt Nam cũng rất lớn khi các DN Việt Nam thoả mãn được những yêu cầu về môi trường của thị trường này. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành DMVN trong thời gian tới.
3.1.1.3. Lợi thế về môi trường chắnh sách và vốn đầu tư.
Ngành may mặc trong thời gian tới được coi là ngành ưu tiên và khuyến khắch phát triển nên sẽ nhận được những nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước Các DN may Việt Nam ngày càng chú trọng đến việc đầu tư cho năng lực sản xuất và thiết kế, hứa hẹn sự gia tăng về giá trị của các sản phẩm may mặc Việt Nam trong thời gian tới. Các DN may đang thực hiện liên kết với các trường và viện nhằm đào tạo nguồn nhân lực phù hợp có chất lượng cao, qua đó giúp các DN may chuẩn bị những điều kiện sẵn sàng để thực hiện xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng thiết kế cao hoặc thực hiện những đơn hàng giá cao nhằm thu giá trị xuất khẩu lớn, nhắm vào phân khúc thị trường hàng may mặc trung và cao cấp cả ở trong nước và nước ngoài. Nâng cao năng lực thiết kế sẽ giúp các DN may từng bước xây dựng thương hiệu riêng của hàng may mặc Việt Nam, qua đó xây dựng thị trường tiêu thụ riêng, đảm bảo sự phát triển bền vững. Khi đã chủ dộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, các DN may Việt Nam sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào hoạt động may gia công cho các đối tác nước ngoài.
Xu hướng chuyển dịch sản xuất hàng dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam , mở ra cơ hội thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho ngành, giúp khắc phục các điểm yếu của ngành.
Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển ngành dệt may của Việt Nam, Chắnh phủ đã có định hướng phát triển các lĩnh vực hỗ trợ, phát triển các nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành may. Những kế hoạch này nếu thực hiện tốt sẽ giúp cung cấp những nguyên liệu có chất lượng cao, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu vốn đang là vấn đề lớn của ngành may xuất khẩu hiện nay. Khi đó, các DN may trong nước sẽ có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1.1.4. Cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO.
Gia nhập WTO, Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Hoa Kỳ đã được dỡ bỏ.
Khi gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chắnh sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ắch của đất nước, của DN.Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử. Đặc biệt là hạn ngạch đối với hàng DMVN xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã được bãi bỏ. Bên cạnh đó, sự quan tâm của Chắnh
phủ, chỉ đạo sát sao của các bộ ngành liên quan nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng thuận lợi cho các DN nói chung và của ngành dệt may nói riêng. Đặc biệt trong việc xây dựng cơ chế cấp giấy phép xuất khẩu nhằm kiểm soát lượng và đơn giá hàng xuất khẩu (áp dụng từ tháng 3-6/2007), bãi bỏ chuyển tải hàng dệt may sang Hoa Kỳ, hợp tác với Hải quan và VCCI trong việc kiểm soát xuất khẩu, thành lập tổ kiểm tra cơ động giúp các DN và khách hàng yên tâm làm ăn. Bên cạnh đó, Việt Nam có thêm cơ hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.
Đối với ngành CNHT ngành DMVN có cơ hội có được một thị trường tiêu thụ rộng lớn, cơ hội tiếp cận với công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý từ các nước phát triển cúng như cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ và các định chế tài chắnh quốc tế. Nhờ đó, ngành dệt may có điều kiện phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm,Ầđể nâng cao tỉ lệ nội địa hoá (theo kế hoạch sẽ đạt đến 50% vào 2010). Thuế nhập khẩu hàng DMVN vào các nước WTO cũng được tắnh lại một cách bình đẳng và tạo điều kiện xuất khẩu tốt hơn.
3.1.2. Thách thức với ngành CNHT ngành DMVN .
3.1.2.1. Thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Xuất phát điểm thấp, CNHT chưa phát triển, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, lại đang cịu sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc sản xuất dệt may thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, BangladeshẦ. Không những trên thị trường xuất khẩu mà còn ngay tại thị trường nội địa khi Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế nhập khẩu và các hàng rào bảo hộ khác, riêng thuế nhập khẩu do cạnh tranh với hàng ngoại nên đã giảm 2/3 xuống còn 5 - 20%, trong khi chúng ta chưa nhận thức hết được những thách thức, áp lực cạnh tranh khi hội nhập, dẫn đến việc thiếu chuẩn bị, thiếu phương án khi sản xuất kinh doanh khó khăn. Đặc biệt từ 1/1/2009, khi Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các DN nước ngoài thì sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng lớn.
Các thị trường chính của hàng dệt may Việt Nam như Hoa Kỳ và châu Âu hiện đang đều trong tình trạng khủng hoảng tài chính. Theo Tập đoàn Dệt may VN, thị trường Hoa Kỳ đang chiếm tỉ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch XK hàng dệt may của VN. Tuy nhiên, thị trường này vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, cụ thể là chương trình giám sát chống bán phá giá của Mỹ vẫn đang áp dụng đối với hàng dệt may VN
chuyển sang nước khác. Sức ép của vấn đề này đang còn làm cho nhiều Cty của VN và nước ngoài không dám đầu tư vào ngành dệt may vì sợ rủi ro. Bên cạnh đó, vấn đề kinh tế Mỹ đang suy thoái, sức mua của người dân đối với hàng dệt may giảm đáng kể... đang là những trở ngại cho ngành dệt may VN.
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới.
Mặt khác Khủng hoảng kinh tế làm cho sức mua giảm, nhiều mặt hàng, sản phẩm tiêu thụ trong nước lẫn XK đang phải giảm giá làm cho ngành dệt may phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
3.1.2.2. Yêu cầu chất lượng và trình độ công nghệ.
Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam.
Hàng hóa Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác có nguy cơ bị kiện bán phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành may mặc của nước nhập khẩu. Trong khi đó công nghệ của các DN Việt Nam vẫn còn lạc hâu khó lòng đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật của thế giới. Ngành công nghiệp dệt và hỗ trợ còn yếu, dẫn đến 70% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh. May xuất khẩu phần nhiều vẫn theo phương thức gia công, thiết kế mẫu mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB còn thấp, hiệu quả sản xuất thấp.
Mặt khác, hầu hết các DN dệt may đều là DN nhỏ và vừa nên khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị... năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế nên phần lớn các DN chưa xây dựng được thương hiệu.
3.1.2.3. Trình độ quản lý và nhân công.
Các DN DMVN chủ yếu là DN nhỏ nên trình độ tổ chức quản lý, kỹ năng quản lý sản