Thời gian qua, chiến lược phát triển dệt may của Việt Nam là chiến lược hướng ngoại, nghĩa là theo mô hình Ộhướng về xuất khẩuỢ, tập trung sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu. Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, song hàm lượng giá trị gia tăng trong các sản phẩm lại quá thấp (biểu đồ 3), đa số nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Biểu đồ 2.1: Tổng giá trị gia tăng hàng dệt may của một số nước và vùng
Nguồn Vinatex
Trong chuỗi giá trị gia tăng ngành dệt may, DMVN đang mới chỉ dừng lại ở việc tập trung phát triển khu vực hạ nguồn. Trên thực tế, lợi thế chủ yếu của Việt Nam trong ngành dệt may là nhân công dồi dào với chi phắ thấp, vì vậy, về mặt lý thuyết, định hướng phát triển ngành DMVN nên phát triển chủ yếu những hoạt động hạ nguồn trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp này.
Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động trong khu vực hạ nguồn của DMVN lại chủ yếu là gia công cho khách hàng theo hình thức CMT hoặc CMP có hàm lượng giá trị gia tăng thấp (chiếm đến hơn 70% tổng giá trị may mặc xuất khẩu), dẫn đến việc hơn 70% hàng may mặc tại Việt Nam trên thị trường thế giới được in nhãn hiệu của các hãng nước ngoài, chỉ có dưới 30% có nhãn hiệu Việt Nam. Trong khi đó lượng hàng xuất khẩu theo hình thức FOB rất ắt, điều này không những khiến cho lợi nhuận thu về từ sản phẩm xuất khẩu không cao mà còn hạ thấp uy tắn của DN, khiến cho ngành DMVN chỉ có tiếng là Ộngười làm thuêỢ, không có được một thương hiệu nổi tiếng cho riêng mình.
Bên cạnh hàm lượng giá trị gia tăng thấp qua các hình thức gia công CMT, CMP, sự phụ thuộc quá nhiều vào các nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài với chi phắ cao còn làm giảm sức cạnh tranh về giá của hàng may mặc Việt Nam so với hàng của Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực. Mặc dù trong năm 2004, EU đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam theo qui định của hiệp định ATC, nhưng những nước được hưởng lợi nhiều nhất không phải là Việt Nam mà có thể là Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Trong bối cảnh đó, hầu như tất cả các nhà lập chắnh sách của Việt Nam đều cho rằng cần thiết phải tăng hàm lượng giá trị gia tăng
thông qua tăng cường tỷ lệ nội địa hoá. Để thực hiện được mục tiêu này, chiến lược tăng tốc ngành dệt may đã được thủ tướng phê duyệt và trong vài năm gần đây, Vinatex đã đầu tư đáng kể vào phát triển công nghiệp dệt nhằm cung cấp nguyên liệu (vải) cho các DN may mặc trong nước.
Vấn đề đặt ra ở đây là để hoàn thành những mục tiêu của kế hoạch tăng tốc, Việt Nam cần sớm phát triển các hoạt động thượng nguồn của công nghiệp dệt may. Tuy nhiên, với việc phát triển những ngành này, trừ trồng bông, lại đòi hỏi đầu tư và qui mô sản xuất lớn cũng như những yêu cầu cao về công nghệ. Vì những đòi hỏi đó nên khu vực FDI hầu như không sẵn sàng tham gia vào các hoạt động này. Việt Nam buộc phải trông cậy vào vốn đầu tư trong nước. Trong những năm đầu thực hiện phát triển các hoạt động thượng nguồn, chi phắ sản xuất sẽ cao, và có nhiều khả năng làm cho giá vải sản xuất trong nước cao hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu từ nước ngoài. Nguy cơ đó sẽ làm hạn chế hơn nữa khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam vốn hiện đã yếu hơn nhiều so với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực