Đứng trên góc độ kinh tế, mặc dù nếu so sánh về lợi thế tuyệt đối, ngành DMVN còn kém nhiều so với một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Song, nếu so sánh về lợi thế tương đối thì DMVN có khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Biểu đồ 3.1: Lợi thế so sánh ngành DMVN so với các nước 2.44 4.67 1.33 3.64 3.7 0.36 1.16 3.18 1.12 2.49 3.9 0.48 0.7 0.39 0 1 2 3 4 5 Malays ia H ộn Quèc ậội Loan Thịi Lan Trung Quèc Ên ậé Viỷt Nam Dỷt May
Trên cơ sở đánh giá triển vọng phát triển ngành DMVN trong thời gian tới, Nhà nước cần đề ra định hướng phát triển toàn diện ngành may và CNHT cho ngành ngành này (ngành dệt).
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc phát triển CNHT không thể thực hiện theo cách dàn trải cho tất cả các ngành, mà cần phải phân chia thành các nhóm ngành để xác định hướng đi thắch hợp với những trọng tâm trong từng giai đoạn phát triển. Căn cứ vào trình độ phát triển hiện tại và những điều kiện cần bảo đảm để phát triển CNHT, có thể xác định phương hướng phát triển CNHT cho ngành dệt may của Việt Nam như sau:
Thứ nhất, phát triển mạnh các ngành CNHT có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ
không cao, mức đầu tư thấp và có thể phát triển ở các DN vừa và nhỏ. Đó là các cơ sở sản xuất các loại bao bì, nhãn mác được sử dụng rộng rãi cho ngành công nghiệp hạ nguồn là ngành may mặc.
Thứ hai, đầu tư phát triển chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại
hoá, mở rộng qui mô sản xuất cho các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ phức tạp, mà việc đầu tư mới đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời hạn xây dựng dài, đó là các nhà máy hiện có trong công nghiệp sợi dệt, chỉ khâu, khoá kéo,Ầ
Thứ ba, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đầu tư phát triển các ngành
CNHT có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ phức tạp, mức đầu tư lớn, thời hạn xây dựng dài, đó là các DN vải sợi cao cấp và phụ liệu khác của công nghiệp may mặc.
Thứ tư, trong ngắn hạn vẫn tập trung phát triển và nâng cao chất lượng hàng gia
công, trong dài hạn phát triển CNHT để chuyển dần từ gia công sang hình thức FOB. Khi nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm thượng nguồn tăng trưởng đáng kể thì chắc chắn những hoạt động thượng nguồn sẽ trở thành địa điểm hấp dẫn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.2.2. Mục tiêu phát triển.
Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu cho ngành dệt may trong nước tiến tới xuất khẩu nguyên liệu. Với các định hướng cụ thể như kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các DN trong ngành. Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn DMVN giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này. Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt.
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu sản phẩm hỗ trợ chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành DMVN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:
Sản phẩm chắnh Đơn vị tắnh Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020 - Bông xơ 1000 tấn 8 20 40 60 - Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn - 120 210 300 - Sợi các loại 1000 tấn 265 350 500 650 - Vải triệu m2 575 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may triệu SP 1.212 1.800 2.850 4.000
( Nguồn : Quy hoạch phát triển ngành DMVN đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020)
3.3. Giải pháp phát triển ngành CNHT ngành dệt may Viêt Nam.3.3.1. Giải pháp đối với chắnh phủ.3.3.1. Giải pháp đối với chắnh phủ. 3.3.1. Giải pháp đối với chắnh phủ.
3.3.1.1. Có định hướng phát triển hợp lý ngành CNHT.
ngành công nghiệp. Điều quan trọng trong quy hoạch này là phải phân tắch toàn diện các quan hệ liên ngành và đưa ra quan điểm hợp lý trong việc xử lý các quan hệ đó. Việc khép kắn sản xuất trong nước không thắch hợp, song chỉ xử lý bằng việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ bên ngoài cũng không phải là một giải pháp lâu dài. Vấn đề quan trọng là trong dài hạn cần xác định loại nguyên phụ liệu nào có thể nhập khẩu từ các nước có công nghệ tiến tiến hơn, hoặc theo các quan hệ kinh tế ổn định trước đó, còn loại nguyên liệu nào cần và có thể đầu tư trong nước thì nên tập trung vốn và chuyển giao công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm khi xuất khẩu ra nước ngoài.
3.3.1.2.Tăng cường liên kết giữa các DN.
Liên kết sản xuất kinh doanh diễn ra giữa các DN FDI với DN trong nước, giữa DN lớn với DN nhỏ, giữa nhà cung cấp sản phẩm hỗ trợ với DN sản xuất. Tham gia vào liên kết, các DN có thể chia sẻ nguồn lực phát triển, hỗ trợ sản xuất, và giảm thiểu chi phắ so với khi DN sản xuất độc lập Ầ Vì thế, phát triển liên kết DN được coi là một giải pháp quan trọng đã được nhiều nước sử dụng để thúc đẩy CNHT. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã phát triển liên kết giữa các nhà sản xuất nhỏ với các DN lớn, còn ở Thái Lan, Malaysia lại nỗ lực thúc đẩy liên kết giữa nhà cung cấp trong nước với các công ty nước ngoài. Đối với VIệt Nam, cần kết hợp nhiều liên kết để thúc đẩy ngành CNHT dệt may phát triển.
Trong liên kết DN, các tổ chức hiệp hội chuyên ngành, các tổ chức chắnh phủ và phi chắnh phủ có ảnh hưởng rất lớn. Do đó, để tổ chức có hiệu quả việc liên kết kinh doanh, trước hết cần củng cố và nâng cao vai trò hoạt động của các hiệp hội và tổ chức này.
Chắnh phủ chỉ nên đóng vai trò là chất xúc tác để tạo điều kiện và thúc đẩy liên kết DN, cụ thể : Chắnh phủ sẽ thúc đẩy các liên kết thông qua hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn quản lý và hỗ trợ tài chắnh. Khi đó các DN lớn, DN FDI hoặc các nhà sản xuất đóng vai trò như các hạt nhân của liên kết sẽ tham gia liên kết vì nhận được các ưu tiền, hỗ trợ trên; còn các DN nhỏ, các DN trong nước, các DN hỗ trợ đóng vai trò như các vệ tinh trong hệ thống tham gia liên kết vì muốn nâng cao hiệu quả sản xuất, trình độ quản lý và đảm bảo thị trường tiêu thụ của mình.
3.3.1.3. Hoàn thiện cơ chế chắnh sách nội địa hóa.
Một là, thực hiện hợp lý chắnh sách Ộnội địa hoáỢ với các biện pháp hỗ trợ cần
và trợ giúp các nhà sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu của mình; mặt khác, không đưa các DN hạ nguồn vào thế bế tắc dẫn đến đình đốn sản xuất, mất thị trường của họ. Chắnh sách Ộnội địa hoáỢ phải được đi kèm với chắnh sách hạn chế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh và các nguyên phụ liệu nằm trong danh sách phải được Ộnội địa hoáỢ.
Hai là, thực hiện chiến lược phát triển thị trường nội địa. Nhà nước phải tạo ra
một môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN trong nước phát triển thị trường nội địa, quan tâm giải quyết các vướng mắc, tăng cường công tác quản lý thương mại biên giới với Trung Quốc, đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu tại các chợ đầu mối biên giới nhằm làm giảm đến mức thấp nhất có thể hiện tượng buôn lậu trốn thuế. Có chắnh sách thắch hợp để thu hút đầu tư của Trung Quốc trong công nghiệp may mặc cũng như trong phát triển ngành dệt, tạo nguyên liệu cho ngành may phát triển, đồng thời qua đó học tập được kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý của họ. Với ngành may, cần xác lập và tổ chức có hiệu quả các quan hệ liên ngành. Trên cơ sở qui hoạch tổng thể của ỘChiến lược tăng tốc ngành DMVN đến năm 2010Ợ, cần tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu trong nước.
3.3.1.4. Hoàn thiện chắnh sách đầu tư.
Các nước ASEAN đi trước đã thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài có lựa chọn để hướng FDI vào CNHT. Họ thực hiện nhiều biện pháp khuyến khắch về thuế, thiết lập các khu thương mại tự do nhằm thực hiện chiến lược định hướng xuất khẩu.
Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT dệt may có ý nghĩa rất lớn, một mặt nó góp phần mở rộng quy mô của ngành CNHT dệt may, tức là mở rộng khả năng cung cấp sản phẩm hỗ trợ dệt may nội địa, mặt khác quan trọng hơn đó là công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý cao sẽ được chuyển giao vào trong nước, đây mới là động lực chắnh thức đẩy sự phát triển của ngành CNHT dệt may. Chắnh phủ cần quan tâm hỗ trợ bằng các chắnh sách hữu hiệu về chuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền, sở hữu trắ tuệ Ầ đồng thời, có nhiều chắnh sách ưu tiên khác, như : giảm mức đầu tư yêu cầu tối thiểu để thu hút đầu tư từ các DN nhỏ và vừa từ nước ngoài ( kinh nghiệm của Thái Lan); hoặc trợ cấp thuế đầu tư, gồm việc miễn thuế trong 5 năm và thuế DN áp ở mức 15 Ờ 30% doanh thu như kinh nghiệm của Malaysia.
Nhà nước cần tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thông qua việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng,
cải cách thủ tục hành chắnh theo hướng ngày càng tinh giản và gọn nhẹ, duy trì cơ chế Ộmột cửaỢ nhằm tạo sự công bằng và điều kiện thuận lợi trong việc xin giấy phép đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Sửa đổi Luật đầu tư theo hướng ngày càng thông thoáng hơn để thu hút được nguồn vốn đầu tư không những từ nước ngoài như vốn ODA của Chắnh phủ các nước, các tổ chức quốc tế, nguồn vốn thông qua liên doanh liên kết, mà còn huy động được nguồn vốn từ nhiều nguồn trong nước như: vốn từ ngân sách, vốn từ các địa phương, vốn tự có trong dân, vốn kiều hối từ Việt Kiều cho lĩnh vực này.
Ngoài ra, nên bổ sung các chắnh sách ưu đãi đầu tư vào phát triển CNHT xuất phát từ thực tế là đầu tư vào khu vực CNHT có những khó khăn và phức tạp hơn đầu tư vào khu vực hạ nguồn. Các chắnh sách ưu đãi đầu tư này bao gồm: ưu đãi tắn dụng, ưu đãi nhập khẩu nguyên phụ liệu, về thuế thu nhập DN, VATẦĐa dạng hoá các nguồn đầu tư vào phát triển CNHT, trong đó phải coi đầu tư ngoài Nhà nước và FDI các nguồn đầu tư chủ yếu.
3.3.1.5. Về chắnh sách khuyến khắch xuất khẩu mở rộng thị trường.
Thị trường là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của ngành CNHT dệt may. Vì vậy, cần có những biện pháp phù hợp để phát triển thị trường tiêu thụ của các sản phẩm hỗ trợ dệt may.
Trong giai đoạn từ nay đến 2015, CNHT DMVN chưa thể tạo ra được thị trường xuất khẩu, do đó cần tập trung vào khai thác thị trường trong nước, đồng thời chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho xuất khẩu ở giai đoạn tiếp theo.
Trong thời gian tới, những Luật thuế cần được hoàn thiện theo hướng linh hoạt và có hiệu quả như: miễn giảm thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng xuống thấp hơn nữa cho các DN dệt (đặc biệt là DN có vốn đầu tư nước ngoài), hoàn thuế nhập khẩu nguyên phụ liệuẦtheo hướng giảm bớt mức độ bảo hộ, tăng cường tắnh sáng tạo, thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh của DN, tận dụng nguyên liệu trong nước để nâng cao tỷ lệ hàng xuất khẩu theo hình thức FOB, xuất khẩu sang thị trường mới, thị trường phi hạn ngạch, khai thác các thị trường còn Ộbỏ ngỏỢ. Để cụ thể hoá giải pháp này, Bộ Thương mại có thể chuyển tất cả tỷ lệ phần trăm của các mặt hàng, những cat. có giá trị tắnh theo qui đổi đơn giá FOB cao để đạt được hiệu quả tối đa trên từng mét vuông của chủng loại thấp sang nhóm chủng loại hàng tắnh qui đổi ra mét vuông với đơn giá FOB cao để đạt được hiệu quả tối đa trên một lượng hạn ngạch cố định.
Ngoài ra, Nhà nước có thể trợ giúp các DN CNHT nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, thiết kế mẫu mã thời trang nhằm sản xuất những sản phẩm có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngành may.
Nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khắch tối đa các DN dệt may trong nước sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nội địa, nhưng hạn chế sử dụng các biện pháp hành chắnh để điều tiết dung lượng thị trường nội địa.
Có thể áp dụng mức thuế ưu đãi với các loại phụ loại sản phẩm hỗ trợ trong nước phục vụ cho các DN may xuất khẩu để thúc đẩy các DN dệt may sử dụng nhiều hơn các sản phẩm có nguồn gốc nội địa.
Trợ giúp về ngân sách ban đầu cho việc thành lập và hoạt động một số trang web chuyên ngành CNHT dệt may để hỗ trợ việc xúc tiến đầu tư Ờ phát triển và cung cấp thông tin.
Hỗ trợ kết nối giữa các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các DN FDI với các nhà cung cấp nội địa.
Bảo vệ thị trường trong nước thông qua các biện pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhập lậu.
3.3.1.6. Về chắnh sách đào tạo cán bộ và nhân lực.
Các ngành CNHT thường có yêu cầu cao về chất lượng lao động, vì thế các giải pháp về giáo dục đào tạo nghề, trình độ quản lý có ý nghĩa quan trọng và là động lực thúc đẩy phát triển CNHT. Nhà nước cần khắc phục tình trạng thiếu kĩ sư cũng như cán bộ quản trị DN dệt may trầm trọng như hiện nay, mặc dù tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm tới. Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho CNHT Việt Nam cần tập trung giải quyết các vấn đề sau :
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, dạy nghề tối thiểu đạt mặt bằng khu vực. Mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ, gắn kết việc đào tạo với việc sử dụng lao động.
Khuyến khắch các DN lớn, các DN FDI tổ chức đào tạo lực lượng lao động cho mình và các DN khác.
Các trung tâm đào tạo cần xây dựng các chương trình hợp tác với nước ngoài để đào tạo kỹ sư, công nhân lành nghề, đặc biệt là các kỹ sư, công nhân của ngành công nghiệp chế biến dầu khi ( công nghiệp hóa dầu ) và cơ khắ, hóa chất. Đầu tư xây dựng các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kĩ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất theo dây chuyền hiện đại, nhằm tạo được một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thực sự trở
thành thế mạnh của DMVN.
Một điểm rất yếu của các nhà sản xuất hỗ trợ dệt may là khả năng tiếp cận thị trường và các nhà tiêu thụ, một phần do những hạn chế về marketing và kỹ năng bán hàng, vì thế cần cung cấp các khóa đào tạo về kỹ năng bán hàng, đào tạo các nhà marketing chuyên nghiệp.
Đồng thời ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế mẫu thời trang và marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu là trong khâu thiết kế mẫu mã và xúc tiến mở rộng thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển hình