Trình độ quản lý và nhân công

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020.DOC (Trang 51 - 54)

Các DN DMVN chủ yếu là DN nhỏ nên trình độ tổ chức quản lý, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ thuật còn kém, năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế, phần lớn các DN chưa xây dựng được thương hiệu, các sản phẩm xuất khẩu phải sử dụng nhãn mác nước ngoài, chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn cho DN.

Cải cách hành chắnh còn chậm, năng lực cạnh tranh quốc gia về hạ tầng cơ sở còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh, 1 số chi phắ chung như vận chuyển, cảng khẩu...còn khá cao so với các nước.

đang có chiều hướng phức tạp. Nhiều cuộc đình công tự phát đã xảy ra tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều DN, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh. Thiếu lao động kỹ năng trung cao cấp về công nghệ, thương mại, quản trị. Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các DN may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới.

3.1.2.4.Thách thức sau khi gia nhập WTO.

Sau khi gia nhập WTO, bên cạnh nhiều điều kiện hội nhập sâu vào trong nền kinh tế thế giới, Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đồng thời, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế và các hàng rào bảo hộ khác, minh bạch hóa chắnh sách. Và thực tế đó đã khiến cho các DN dệt may trong nước gặp không ắt khó khăn.

Trong đó, thách thức rất lớn đối với ngành dệt may là cơ chế giám sát và yêu cầu về chất lượng và mội trường xã hội của các đối tác nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện đang áp dụng rất ngặt nghèo cơ chế giám sát chống bán phá giá đối với các DN Việt Nam. 100% đối tác Hoa Kỳ đều có yêu cầu về nhà xưởng, công nhânẦ thông qua các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 9000,Ầ Việc Hoa Kỳ áp dụng cơ chế kiểm soát hang DMVN nhâp khẩu và Hoa Kỳ Trong 2 năm 2007- 2008 và tự khởi động điều tra chống bán phá giá đối với hàng DMVN đã gây nhiều khó khăn và tác động cho các DN và ngành.

Ngoài ra sự phát triển nhanh của nền kinh tế kéo theo đầu tư nhanh dẫn đến thiếu hụt lao động cục bộ, các cuộc đình công tự phát diễn ra cùng với hiện tượng lạm phát tăng cao trong năm 2007(12,2%) và 3 tháng đầu năm 2008( 9.9%) đã gây khó khăn cho các DN và tạo ra một hình ảnh xấu khi mà Việt Nam mới gia nhập WTO.

Ngoài ra cơ sở hạ tàng yếu kém, hệ thống giao thông công chắnh lộn xộn, thiếu đồng bộ, thiếu điện, thiếu các dịch vụ hậu cần, vận tải đã làm giảm năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam nói chung và các DN dệt may nói riêng trên trường quốc tế.

Bên cạnh những ưu đãi về thuế quan, thì khi gia nhập WTO Việt Nam cũng phải cắt giảm từng bước cá mức thuế nhập khẩu. Đây là thách thức lớn đối với các DN nội địa. Năm 2007, chắnh phủ đã điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu cho 26 nhóm

hàng, 1812 dòng hàng chiếm 17% danh sách thuế đã cam kết. Trong đó thuế hàng dệt may giảm mạnh nhất từ 37.3% xuống 13,7%. Năm 2008, Việt Nam thực hiện cắt giảm tiếp 1700 dòng thuế. VD: Đối với hàng DMVN, theo nguyên tắc ưu đãi MFN, thuế suất đối với nhóm hàng sơ sợi giảm từ 20% xuống 5%, nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống 12%, nhóm hàng quần áo, đồ may sẵn giảm từ 50% xuống 20%. Điều này đã tạo ra sức ép đối với các DN DMVN. Buộc các DN phải chủ động vạch ra lộ trình nỗ lực phấn đấu để tăng sức cạnh tranh của DN mình.

Bảng 3.2: Năng lực cạnh tranh của CNHT ngành DMVN trong điều kiện hội nhập Tiêu Chắ Việt Nam Trung Quốc, Ấn Độ Inđo- nêsia Pa kis tan Bangla-đet Srilanca,Ca mpu-chia Thái Lan Phili -pin Đông âu Trung Mỹ Nguồn lao động rẻ khéo tay A A A A A B A C C Trình độ công nghệ B A A - B A B A A CNHT B-C A B+ B+ B-C B+ B B B Quan hệ lao động B+ A - - B+ B - A A Quan hệ khách hàng A A A A A A A - - Đ.K thương mại quốc gia B A A A + A+ A A A A Cơ sở hạ tầng B A A A- - A - A A Quản lý nhà nước B - - - - A - A A Vận chuyển B B B B B B B A A Ổn định/an toàn A A B B B B B A A (Ghi chú: A: mức tốt nhất, B+: Mức tốt, B: Mức trung bình, C: Mức kém, -: Chưa xác định)

Nguồn: Viện nghiên cứu chién lược, chắnh sách công nghiệp.

Qua bảng phân tắch trên cho thấy, năng lực cạnh tranh hiện tại của DMVN chỉ ở mức trung bình. Lợi thế lớn nhất của ngành DMVN là lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, tuy nhiên đây chỉ là lợi thế nhất thời và không đảm bảo cho sự cạnh tranh lâu dài.

 Khi các DN Việt Nam tiến sâu vào hội nhập quốc tế, cùng với tiến trình hội nhập của đất nước thì việc DN xác định họ đang ở bậc thang nào trong chuỗi giá trị

toàn cầu mà họ sẽ tham gia. Vì vậy, việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu trở thành một vấn đề trọng đại đối với các DN Việt Nam, cũng như nền kinh tế Việt Nam khi đã gia nhập thị trường thế giới. Và Việt Nam rất cần vươn lên để phát triển khâu đầu cũng như là khâu cuối trong chuỗi giá trị toàn cầu, nghĩa là tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu & phát triển - sở hữu trắ tuệ, thương hiệu và thương mại. Đó cũng chắnh là sự lựa chọn tất yếu để thoát khỏi tụt hậu và lệ thuộc. Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu không chỉ là Ộđồ trang sứcỢ hợp thời, mà chắnh là quy luật tất yếu của thời hội nhập.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020.DOC (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w