Những kết quả đạt được của ngành CNHT ngành DMVN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020.DOC (Trang 38 - 41)

Những năm gần đây, luồng vốn đầu tư nước ngoài theo chân các tập đoàn, các tổng công ty, DN, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn. Năm 2007, Việt Nam đã thu hút được 20,3 tỷ USD vốn đầu tư từ nước ngoài, tăng 69,3% so với năm trước, vượt 53,2% kế hoạch dự kiến năm, đây là mức vốn lớn nhất từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới và khu vực. Các nhà sản xuất Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài LoanẦ đang có xu hướng chuyển dần công nghệ và nhà máy vào Việt Nam. Điều này kéo theo nhu cầu cao về linh kiện tại chỗ của các nhà sản xuất này nhằm hạ giá thành sản phẩm. Một cơ hội để các nhà cung ứng nội địa tận dụng.

Tuy nhiên, tận dụng cơ hội này không dễ khi mà yêu cầu về chất lượng sản phẩm của các nhà đặt hàng là rất cao, không phải nhà cung ứng Việt Nam nào cũng có thể đáp ứng. Trong khi các DN Việt Nam luôn gặp những khó khăn muôn thuở như ắt vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp thị còn hạn chế... Đây cũng là những rào cản khiến số lượng và sự phát triển các DN trong ngành CNHT bị hạn chế.

Thực tế, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển CNHT, trong đó cơ bản dựa trên khả năng tiếp thu công nghệ mới và sự khéo tay của người thợ. Một chuyên gia kinh tế Nhật Bản nhận định, so với Thái Lan, một trong những quốc gia hàng đầu về CNHT, Việt Nam không chỉ theo kịp mà còn có thể vượt qua. Tuy nhiên, phải làm sao biến tiềm năng trở thành hiện thực? Điều này cần phải có sự nỗ lực của không chỉ các các DN mà còn của cả cơ quan Nhà nước. Trong đó yêu cầu hàng đầu là đào tạo

tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn giao hàng, bảo vệ môi trường đồng thời phải phát triển nhanh hạ tầng giao thông, cầu cảng...

Ngành CNHT Việt Nam sẽ ngày càng Ộcòi cọcỢ nếu không có những biện pháp đúng đắn và kịp thời.

Thực tế trong thời gian qua, nhằm thực hiện mục tiêu của ỘChiến lược tăng tốc cho ngành dệt may đến năm 2010Ợ, bản thân ngành dệt may đã rất cố gắng, nỗ lực cùng với sự chỉ đạo của Nhà nước, phát triển CNHT ngành dệt may với những thành công bước đầu, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành dệt may trong giai đoạn tiếp theo:

Một là, cho đến nay, lĩnh vực trồng bông của Việt Nam đã phát triển khá cả về

diện tắch lẫn sản lượng. Từ 1 vụ/năm lên 2 vụ/năm, năng suất chất lượng cao hơn. Khâu dệt kim (hàng thun), kéo sợi tăng gấp 2 lần, lực lượng sản xuất hàng may mặc tăng 1,8 lần so với trước khi có ỘChiến lược tăng tốc ngành dệt may đến năm 2010Ợ do Thủ tướng Chắnh phủ phê duyệt tháng 4/2001. Hiện toàn ngành có gần 2 triệu cọc sợi các loại. Các dự án về dệt, trong đó có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài như Formosa đã được triển khai, góp phần từng bước hiện đại hoá công nghệ, thiết bị máy móc cho ngành công nghiệp dệt, đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành may sản xuất hàng xuất khẩu.

Hai là, tình hình phát triển CNHT gần đây có nhiều khởi sắc: bắt đầu hình thành

các chợ nguyên phụ liệu giữa các DN. Đây là một mô hình kinh tế góp phần hỗ trợ cho công nghiệp sản xuất phụ liệu DMVN phát triển và từ đó, lượng hàng Việt Nam xuất khẩu theo hình thức FOB sẽ tăng dần thay vì phải làm hàng gia công như hiện nay. Cụ thể là ngành DMVN đã khởi động cho việc tiến tới thành lập một chợ nguyên phụ liệu bằng cách xây dựng một trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu đặt tại trụ sở Vinatex và Thành phố Hồ Chắ Minh. Trung tâm này đã đi vào trưng bày khoảng 2000 mặt hàng nguyên phụ liệu của trên 100 nhà cung ứng trong và ngoài nước. Theo giám đốc trung tâm thì bước đầu, hoạt động của trung tâm đã trở thành cầu nối giữa các nhà cung ứng và các nhà sử dụng nguyên phụ liệu trong ngành dệt may. Trung tâm đã mở một cửa hàng trưng bày với 6 gian hàng được thiết kế hiện đại đầy tắnh thẩm mỹ. Chỉ trong vòng 1 tuần, sản phẩm của khách hàng sẽ được quảng bá rộng rãi bằng các kênh tiếp thị của trung tâm như quảng cáo trên báo chắ, trên mạng Internet, và gửi thư giới thiệu tới trên 1000 DN dệt may. Trung tâm còn có một thư viện mẫu là nơi tập trung các chủng loại vải và phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc. Đây cũng là nơi thể hiện năng lực cung ứng của Việt Nam với khách hàng trong và

ngoài nước. Hiện tại, trung tâm đã có 3 công ty sản xuất vải là Phong Phú, Formosa Tafeeta, Sunport và 3 công ty sản xuất phụ liệu là Phụ liệu may Nha Trang chuyên dây kéo, nút, băng dắnh, thun, công ty Paiho chuyên trang trắ, dây luồn, băng gai nhóm và công ty KangNing chuyên sản xuất móc treo xuất vào thị trường Mỹ. Các nhà kinh tế dự đoán trong thời gian tới, trung tâm sẽ thu hút được nhiều hơn sự chú ý của các DN dệt may trong và ngoài nước, trở thành nơi gặp gỡ cung cầu của ngành DMVN.

Ba là, các DN đã bắt đầu chú ý hơn đến việc sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có

trong nước, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá của sản phẩm.

Bốn là, trong ngành dệt may đã có sự phát triển các sản phẩm cao cấp và hình

thành chuỗi liên kết để nâng cấp khả năng cạnh tranh. Sớm nhận thức được những khó khăn thách thức, một số DN thuộc Vinatex đã làm tốt điều này với các sản phẩm có hàm lượng chất xám và kỹ thuật cao như bộ veston và các sản phẩm thời trang cao cấp. Nhiều DN hiện đã khẳng định được thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường nội địa, trong đó điển hình là May Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang, Phương Đông, May 10, Thăng Long, Việt ThắngẦCác DN dệt như Dệt Phước Thịnh, Thái Tuấn, Thế HoàẦ,các nhãn hiệu thời trang tư nhân nổi tiếng như Vera, WOW, Max, PT 2000, Nino Max, Khaisilk, LegamexẦvới các mặt hàng trung và cao cấp. Mặt khác, ngành dệt may đang hình thành các chuỗi liên kết, điều này đặc biệt quan trọng đối với các DN nhỏ vì các DN này nếu không liên kết sẽ rất khó khăn khi phải cạnh tranh với ngay các DN lớn trong nước, chứ chưa nói đến cạnh tranh với DN nước ngoài trên thị trường thế giới.

Năm là, các thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may đã từng

bước được cải thiện và đóng góp không nhỏ vào việc cải tiến khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm. Tại triển lãm quốc tế lần thứ IV về máy và thiết bị công nghiệp ngành dệt may, vài và phụ liệu năm 2004 do công ty quảng cáo và hội chợ thương mại phối hợp với công ty Yorkers Trade&Marketing Service Co.Ltd (Hồng Kông) tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế Thành phố Hồ Chắ Minh, nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận xét: trong thời gian qua, ngành DMVN đã nổi lên như một thị trường thiết bị và máy móc công nghiệp vào loại lớn nhất thế giới. 3,4 tỷ USD giá trị thiết bị và máy móc công nghiệp đã được nhập khẩu vào Việt Nam chỉ trong 8 tháng đầu năm 2004, trong đó, thị trường thiết bị ngành dệt tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 20-30%, còn thị trường máy móc

Sáu là, chắnh sách thuế đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tắch cực và có

hiệu quả. Trong kì họp thứ 3, Quốc hội khoá XI ngày 17/6/2003, ba Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập DN đã được thông qua. Việc sửa đổi, bổ sung các luật thuế lần này đã làm cho hệ thống thuế có hiệu quả hơn. Thuế giá trị gia tăng trở nên trung lập, hiệu quả hơn do giảm bớt số lượng mức thuế suất (tuỳ theo từng mặt hàng), mở rộng diện các đối tượng đánh thuế. Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đã được khai thác hỗ trợ cho VAT trong việc đảm bảo nguồn thu. Còn đối với thuế thu nhập DN, những thay đổi trong mức thuế s. uất (từ 32% giảm xuống còn 28%) đã có tác dụng kắch thắch sản xuất và tăng lợi nhuận DN, khuyến khắch DN tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020.DOC (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w