(Ông Trịnh Bá Minh, nguyên TGÐ Cty giấy Bãi Bằng, Phó trưởng khoa đào tạo ngắn hạn - trường ÐHQLKD Hà Nội)
"Tôi là một giám đốc được đào tạo theo mô hình kinh tế Bắc Âu để về làm giám đốc Cty giấy Bãi Bằng. Ở Cty chúng tôi kinh phí dành cho đào tạo lên tới 87 triệu USD trên tổng số 500 triệu USD đầu tư cho cả nhà máy. Chúng tôi được đào tạo từ tổng giám đốc đến tổ trưởng sản xuất, đào tạo từ lý thuyết đến thực hành. Bàn tới vấn đề đào tạo tôi xin nêu ra đây một số nhu cầu về kiến thức mà doanh nhân cần được đáp ứng. Những kiến thức cần phải có của giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã được xây dựng và thực thi ở nhiều nước trên thế giới và gần đây họ nhấn mạnh như là tiêu chuẩn của các giám đốc DN trong thế kỷ 21: Có sự ham muốn thành đạt; Có động cơ phấn đấu mãnh liệt; Có tính chính trực, trung thực; Có sự tự tin vững chắc, quyết đoán; Có trí tuệ thông minh; Có kiến thức vững vàng; Có kỹ năng tốt, bao gồm: Kỹ năng bao quát, kỹ năng giao tiếp với cộng đồng, kỹ năng kỹ thuật.
Người ta còn cụ thể hoá thành 8 năng lực như sau: Năng lực suy xét vấn đề một cách sáng tạo; Năng lực tư duy chặt chẽ (lô gíc); Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tổng hợp; Năng lực biểu đạt và đàm phán; Tinh thần làm việc đồng đội; Tầm nhìn của nhà DN và Tài năng lãnh đạo.
Với một dung lượng nhu cầu kiến thức của các giám đốc DNVVN nêu trên, ta thấy việc hoàn thiện kiến thức, kỹ năng điều hành của một giám đốc DNVVN là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp.
Trước nhất, phải xét tới hoàn cảnh và điều kiện làm việc hiện nay của các giám đốc là rất căng thẳng và bận bịu, khó có thể bỏ ra một thời gian dài hoặc tương đối dài để học tập quản lý (đây chưa đề cập đến các giám đốc cũng phải có chương trình học tập những vấn đề kỹ thuật chuyên ngành tiên tiến và cập nhật).
Sau đó, phải nói tới chương trình đào tạo các giám đốc DNVVN chưa được một cơ quan nào xây dựng một cách hoàn chỉnh và định hình áp dụng rộng rãi cho các trường đại học, cao đẳng hay các trung tâm bổ túc nâng cao trình độ cho các giám đốc DNVVN.
Cũng phải nói tới giáo trình của ta dùng đào tạo giám đốc DNVVN chưa có cơ quan nào xây dựng và tổ chức biên soạn một cách bài bản và nhất thiết phải được Bộ giáo dục - đào tạo cho phép lưu hành, đây là chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo của Bộ.
Hiện nay, một số trường đại học, cao đẳng và các trung tâm bồi dưỡng kiến thức quản lý vận dụng các giáo trình đào tạo các cử nhân quản trị kinh doanh để rút ra một số môn học, gia giảm bớt về nội dung, thời lượng để làm bài giảng cho các lớp đào tạo ngắn hạn về quản lý DN.
Một mặt khác rất quan trọng là chất lượng các thầy, cô giáo giảng cho các lớp đào tạo giám đốc DNVVN cũng là một vấn đề nan giải và tế nhị. Các thầy, cô giáo giỏi về lý thuyết, du học ở các nước công nghiệp tiên tiến thì lại thiếu về kinh nghiệm thực hành quản lý DN ở Việt Nam. Các thầy, cô giáo giỏi và có kinh nghiệm quản lý điều hành các DN thì thiếu về lý thuyết hệ thống và cập nhật, phần lớn các thầy cô này lại thiếu về ngoại ngữ thông dụng như Anh, Pháp văn để truy cứu, bổ sung, cập nhật các kiến thức.
Một số nơi có ít thầy, cô giáo tương đối vững chắc về cả lý thuyết và thực hành, là những nhà lý thuyết quản lý, nhưng thời gian qua có nhiều nỗ lực đi tới các DN, các địa phương để nghiên cứu thực tế của các đơn vị, họ là những nhà DN thành đạt và được học tập lý thuyết quản lý trong và ngoài nước. Tin chắc rằng một thời gian nữa chúng ta sẽ có đội ngũ cán bộ giảng dạy hữu dụng này. Một số nước phương Tây và Ðài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản có quy định các giảng viên chính ở bậc đại học phải có học hàm, học vị quy định và phải có ít nhất 5 năm đã làm công việc quản lý, điều hành DN trong và ngoài nước, đây cũng là điều nước ta cần tham khảo và hướng tới.
Với các học viên, họ không muốn và cũng không có điều kiện học quá nhiều lý thuyết như các sinh viên quản trị kinh doanh ở các trường đại học, nhưng họ lại muốn được trang bị những kinh nghiệm điều hành DN hiện đại, cập nhật, thiết thực để bắt nhịp kịp sự hoà nhập khu vực và quốc tế.
Một mảng kiến thức thiếu khá rõ và trầm trọng của các giám đốc là ngoại ngữ và vi tính ứng dụng trong kinh doanh. Hiện chỉ có một số rất ít giám đốc đã hoàn thiện được 2 loại kiến thức này.
Ta cũng cần nghiên cứu và tổng kết các mô hình đào tạo cả lý thuyết và thực hành cho giám đốc và các cán bộ quản lý doanh nghiệp do chuyên gia các nước đã triển khai thành công một mức độ nhất định tại các DN của nước ta như: Dệt may Hà Nội (chuyên gia Tây Ðức); Sợi Nha Trang (chuyên gia Nhật Bản); Xi măng Hoàng Thạch (chuyên gia Ðan Mạch); Ðóng tàu Phà Rừng (chuyên gia Phần Lan); Giấy Bãi Bằng (chuyên gia Bắc Âu)...
Ðây là những mô hình riêng lẻ và do nhiều nước tự triển khai theo yêu cầu của các dự án đầu tư, nhưng nhìn chung có hiệu quả rất tốt, đội ngũ cán bộ quản lý ở các đơn vị nói trên giỏi và thạo việc, họ đã và đang quản lý, điều hành DN có hiệu quả, trình độ của họ ngang tầm với các cán bộ quản lý của các nước trong khu vực."
Boeing: thua lỗ và hướng phục hồi
Nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ đang lâm vào những vụ bê bối và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Airbus. Liệu vị CEO mới có thể tìm được phương cách giải quyết? Trong 37 năm làm việc tại hãng Boeing, 30 năm đầu, ông Phil Condit đã thành công trong việc xây dựng hình tượng máy bay Mỹ: những chiếc Boeing 747, Boeing 757 và Boeing 777. Với 7 năm sau, là Tổng giám đốc điều hành (CEO) của Boeing, ông đã hướng công ty vào một lĩnh vực mới, theo đuổi những hợp đồng có lợi của Chính phủ Mỹ và chuyển trụ sở từ Seattle về Chicago để gần hơn với những khách hàng mới của công ty. Những thay đổi này đã khiến danh tiếng một nhà sản xuất máy bay của Boeing dần mất đi và đẩy công ty dấn sâu thêm vào những nghi ngờ về “những mặt trái của
kinh doanh” để thắng thầu trong những hợp đồng với Chính phủ. Với lý lẽ rằng những nhầm lẫn trong chiến lược và qui tắc của Boeing đang ngày càng gia tăng, Condit đã bất ngờ từ chức vào đầu tháng 12 năm 2003. Hội đồng quản trị của công ty đã cử ông Harry Stonecipher, một nhân viên kỳ cựu trong việc theo đuổi các hợp đồng với Chính phủ và đã nghỉ hưu, lên giữ chức CEO.
Đây là một sự kiện cho thấy những mâu thuẫn, bất đồng trong một công ty vốn được coi là biểu tượng của sức mạnh ngành công nghiệp Mỹ. Boeing có 157.444 nhân viên làm việc tại 38 bang của Mỹ và 70 nước trên thế giới. Trong năm 2003, dự tính Boeing sẽ thu về 50 tỷ đô la và sẽ là nhà xuất khẩu lớn nhất nước Mỹ. Đã có tiếng tăm trong lĩnh vực sản xuất máy bay dân dụng loại lớn, hiện tại Boeing đang sản xuất mọi sản phẩm từ hệ thống Internet gắn trong máy bay đến các bộ phận của tàu vũ trụ. Nhưng sự chuyển hướng của Condit là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy công ty đã chuyển đổi, không còn là một nhà sản xuất như khi Bill Boeing bắt đầu sự nghiệp từ một nhà máy gỗ đỏ 87 năm trước. Trong năm 2003, lần đầu tiên Boeing đã thua đối thủ đến từ châu Âu, hãng Airbus, trong việc tiêu thụ các máy bay thương mại. Cũng trong lúc này công ty phải hứng chịu những vụ bê bối trong các công việc với Chính phủ. Đầu tiên đó là việc Boeing đã “có được” hàng ngàn trang tài liệu từ đối thủ Lockheed Martin trong một cuộc cạnh tranh nhằm đạt được hợp đồng kinh doanh dịch vụ phóng tàu vũ trụ trị giá 1 tỷ đô la cho Lực lượng Không quân. Sau đó, vài ngày trước khi ông Condit từ chức, Boeing đã sa thải Giám đốc Tài chính Michael Sears vì cách làm việc “không tuân theo qui tắc” trong cuộc đàm phán với một quan chức của Lực lượng Không quân để thực hiện hợp đồng chuyển giao 100 máy bay tiếp nhiên liệu trị giá 20 tỷ đô la của Boeing. Hợp đồng này hiện nay đang bị đình lại trong khi Lầu năm góc tiến hành điều tra. Thêm vào đó, ông Condit lại tỏ ra kém năng lực trong việc quản lý một công ty lớn với nhiều vấn đề phức tạp và thu xếp cuộc sống riêng tư của mình. Condit đã kết hôn 4 lần; trong công ty, ông được biết đến là một người đàn ông quan hệ không nghiêm túc, thường là với các nhân viên. Sau cuộc họp thường kỳ, Hội đồng quản trị đã phá vỡ qui định về tuổi giới hạn, là tuổi 65, để cử ông Stonecipher, 67 tuổi và đã từng là CEO của McDonnell Douglas khi Boeing mua lại công ty này vào năm 1997, vào chức vụ CEO. Trong 5 năm giữ chức vụ CEO ở McDonnell Douglas, Stonecipher được biết đến là một người cắt giảm chi phí một cách mạnh bạo và là một nhà đàm phán khá thẳng thắn trong quan hệ với các thành viên hiệp hội. Quyết định của Hội đồng quản trị trong việc chọn ông Stonecipher là CEO cho thấy hoặc đây là sự thiếu tin tưởng vào những người tài giỏi ngay trong công ty; Hội đồng đã bỏ qua ông Alan Mulally, 58 tuổi và một người năng động, rất có tiếng hiện đang điều hành đơn vị máy bay phản lực dân dụng của công ty, hoặc đây là sự ưu ái hơn đối với một vị CEO quyết đoán. Thử thách đầu tiên đối với Stonecipher là lấy lại được lòng tin của khách hàng lớn nhất của Boeing, Chính phủ Mỹ, và những nhà giám sát trong Quốc hội. Thượng nghị sĩ John McCain, người có tác động chủ yếu trong việc đơn phương trì hoãn và sửa đổi hợp đồng máy bay tiếp dầu bởi ông thấy đây là một “hành động gian lận”, thì nay đã tin tưởng Boeing trước những nỗ lực của hãng này trong việc thay đổi ban quản trị và sửa chữa những sai lầm. Ông cho biết: “Họ đang cố gắng thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh”. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng nếu Lực lượng Không quân tỏ ra ủng hộ Boeing một cách không công bằng thì hợp đồng này sẽ được mở thầu lại cho các công ty khác. Nhiệm vụ thứ hai của ông Stonecipher là quan sát xem đâu chắc chắn sẽ là kế hoạch then chốt cho tương lai của Boeing. (Diễm Hằng - Theo The Economist)
Cũng như phát ngôn viên của cơ quan ngoại giao hay đại diện báo chí cho các tổ chức khác, những người làm công tác PR (giao tế đối ngoại) ở các doanh nghiệp là người phát đi các tin tức của doanh
nghiệp đến công chúng và báo giới.
Nhiệm vụ chính của họ là biên soạn thông cáo báo chí (press release), thực hiện bản tin phân phối nội bộ hoặc dành cho nhà đầu tư, rồi quan hệ với báo chí để cung cấp thông tin... Ngoài hiểu biết về sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp, họ còn là người có khả năng viết lách, phải thật sự hiểu được báo chí chờ đợi những thông tin gì.
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên làm PR ở các doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Gần đây, một ngân hàng thương mại đã rao tuyển nhân viên báo chí, thực ra đây là người trợ lý về báo chí: ra thông cáo báo chí, soạn thảo các bài phát biểu cho ban giám đốc, quan hệ với báo giới. Còn một công ty liên doanh xây dựng địa ốc ra thông báo tuyển dụng biên tập viên, người này chịu trách nhiệm tổ chức thông tin cho các tập gấp, brochure, trang web, quảng cáo báo, phim tự giới thiệu. Công việc này bao gồm cả biên tập thông tin, hình ảnh tuyên truyền cho báo in, truyền hình và trang mạng điện tử. Yêu cầu tuyển dụng là tốt nghiệp đại học, có khả năng viết lách, ưu tiên người tốt nghiệp đại học kinh tế hoặc khoa học xã hội nhân văn.
Cơ hội đã mở...
Về nguồn cung cấp nhân lực, theo ông Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Công ty Max Communication, PR gồm nhiều hoạt động nhưng trong quan hệ báo chí theo lý thuyết thì khả năng làm công việc này của người tốt nghiệp từ trường khoa học xã hội nhân văn tốt hơn, tuy nhiên trong thực tiễn những người tốt nghiệp chuyên ngành marketing ở trường kinh tế có vẻ “nhỉnh” hơn, họ hiểu biết về kinh doanh, tiếp thị, nắm chắc được người đối thoại để xây dựng thông điệp trong khi đó người tốt nghiệp ngành khoa học xã hội có khả năng hơn về diễn đạt ngôn ngữ. Thực tế, chẳng hạn viết một thông cáo báo chí, đòi hỏi về ngôn ngữ không nhiều, vì khi gửi đi các tòa soạn đều xử lý theo yêu cầu của tờ báo, điểm nổi bật của thông cáo báo chí là
tin tức của các sự kiện.
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có các lớp chuyên đề về PR do các trường đại học kinh tế tổ chức, còn tại chính khoá ngay cả sinh viên kinh tế cũng không được trang bị đầy đủ kiến thức về PR. “Những người làm công việc này thường phải tự trang bị kiến thức cho mình, người học kinh tế thì đọc báo, theo dõi tin tức để biết cách viết tin, người học khoa học xã hội thì trau dồi thêm kiến thức về kinh doanh, càng hiểu biết nhiều lĩnh vực càng giúp cho họ dễ dàng khi tìm kiếm ý tưởng”, ông Tường nói thêm. Tại Tp.HCM, khoa Thương mại du lịch trường Ðại học kinh tế là nơi đã tổ chức nhiều khóa đào tạo chuyên nghiệp về PR. Ðánh giá về xu hướng ứng dụng môn khoa học giao tế trong kinh doanh, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, phụ trách lớp chuyên đề “PR in business” cho biết, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã nhận thức được vai trò của PR trong kinh doanh nên đã không ngần ngại cử các nhân viên của họ đến tham dự các lớp đào tạo về PR. Tuy nhiên, số doanh nghiệp trong nước còn rất ít, chủ yếu là các công ty liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ðiều đặc biệt là trong các doanh nghiệp trong nước phần lớn lại là các doanh nghiệp trẻ,
chiếm đến gần một nửa học viên.
Tới đây, do yêu cầu các cơ quan thuộc chính phủ, mỗi bộ, cơ quan ngang bộ đều phải cử ra người phụ trách về công tác báo chí. Ðiều này cho thấy không chỉ trong các tổ chức nhà nước mà ngay trong các đơn vị kinh doanh, sự cần thiết phải có bộ phận chuyên trách để tiếp xúc với báo chí. Ðây là tin vui cho báo giới cũng như cơ hội đã mở cho nghề PR còn mới mẻ này.
Nghề hấp dẫn?
Khi nói về những áp lực của công việc, trợ lý giám đốc về PR cho một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cho hay, khi công ty đầu tư tiền bạc và bỏ ra công sức làm sự kiện, theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty là phải có tin xuất hiện trên mặt báo hay cả truyền hình, nhưng đâu phải phóng viên cứ tiếp xúc với doanh nghiệp là người quyết định được bài đăng hay không. “Đừng nên ép buộc họ bằng cách mua chuộc hay bằng cách nào khác mà hãy nên tạo các sự kiện độc đáo, khi đó chính các tin tức mới dễ được phát đi”,
anh lý giải thêm.
Tâm lý chung của các nhà báo là muốn có tin. Những người làm giao tế giỏi biết rõ tâm lý này sẽ cung cấp cho giới truyền thông những tư liệu lý thú, kịp thời và mang nhiều tin tức. Họ phải biết tìm và tạo ra