Nǎm trở lại đây, loại hình du lịch nghỉ dưỡng khá phát triển Các khu resort (khu du lịch nghỉ dưỡng) ra đời nhiều và thu hút không ít du khách Xây dựng resort hiện nay như một thứ "mốt thờ

Một phần của tài liệu Khát vọng của nữ doanh nhân trẻ (Trang 163 - 179)

- Lâm Tấn Lợi (chủ doanh nghiệp tư nhân Võng xếp Duy Lợi): Còn trên cả bất ngờ nữa khi đùng đùng có một doanh nghiệp ở tận nước Nhật gửi thư yêu cầu mình không được sản xuất, kinh doanh

5 nǎm trở lại đây, loại hình du lịch nghỉ dưỡng khá phát triển Các khu resort (khu du lịch nghỉ dưỡng) ra đời nhiều và thu hút không ít du khách Xây dựng resort hiện nay như một thứ "mốt thờ

dưỡng) ra đời nhiều và thu hút không ít du khách. Xây dựng resort hiện nay như một thứ "mốt thời thượng" và từ đây nảy sinh nhiều vấn đề cần xem lại.

Resort tự phong!

Nhiều du khách và hãng lữ hành đánh giá ở Việt Nam số resort đạt tiêu chuẩn quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số là của các tập đoàn nước ngoài hoặc liên doanh như: Sài Gòn - Phú Quốc, Anoa Resort (Long Hải), Sài Gòn - Mũi Né, Phú Hải, Victoria (Phan Thiết, Bình Thuận), Amara (Nha Trang), Furama (Đà Nẵng)... Những khu resort này đạt tiêu chuẩn về nhiều mặt: địa điểm, khung cảnh, không gian kiến trúc, các dịch vụ, phong cách phục vụ du khách...

Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều điểm tự phong là "resort". Ông Lương Thế Vy - Trưởng phòng điều hành Công ty Hướng dẫn du lịch Việt Nam, bức xúc: "Tôi không hiểu khu resort gì mà bề ngang chưa tới 100 m, chiều dài kéo ra biển, hẹp như kiểu nhà ống cũng tự gắn bản hiệu "resort" mà không thấy cơ quan chức nǎng "đếm xỉa" tới. Khi đã là "resort" thì giá phòng rất cao, nhưng khách phàn nàn nhà vệ sinh dơ bẩn, thái độ phục vụ của nhân viên thiếu kỹ nǎng - nghiệp vụ du lịch".

Kiến trúc: "Cừu Dolly nhân bản"

Phần lớn các khu resort hiện nay do tư nhân tự bỏ vốn đầu tư theo kiểu "mạnh ai nấy làm", manh mún. Người có đủ tiền cho xây dựng luôn, sau khi mua hoặc thuê đất xong. Chủ không đủ tiền thì làm từ từ, có tiền đến đâu làm tới đó, nên qui mô xây dựng theo kiểu chắp vá. Nhiều khu resort kiến trúc "ǎn cắp" nhau, giống như "cừu Dolly nhân bản", theo cách nói ví von của giám đốc một công ty du lịch lớn tại TP.HCM. Tệ hại hơn, có resort kiến trúc pha tạp "kim cổ Đông Tây" đầy "ngẫu hứng". Theo ông Nguyễn Vǎn Mỹ, Giám đốc Lửa Việt, đây là hậu quả của kiểu đầu tư không có sự tư vấn của nhà chuyên môn trong xây dựng resort, nên mới sinh ra những "quái thai" như vậy! Ông Jean Francois Dupont, du khách người Pháp cho rằng, không phải cứ "bê" nguyên kiến trúc của xứ người về áp dụng cho mình là hay. Ví dụ như việc bắt chước một khu resort mang tính làng quê ở đảo Bali (Indonesia) về làm tại Phan Thiết (Việt Nam) là không nên, nếu du khách đã ở khu resort này rồi, khi đến Việt Nam họ gặp một "khung cảnh" giống như vậy, thử hỏi sẽ để lại ấn tượng gì trong lòng họ ?

Giải pháp nào ?

Ông Paul Stoll, Tổng Giám đốc khu resort Furama Đà Nẵng cho rằng, hầu hết các khu resort ở Việt Nam thiếu qui mô và thiếu tính độc đáo. Chính sự qui mô và tính độc đáo sẽ làm nên "thương hiệu", tạo hình ảnh của resort trong tâm thức du khách. Còn ông Phạm Vǎn Công, Phó Giám đốc Bến Thành Tourist đưa ý

kiến: "Chúng ta cần phải xây dựng những khu resort tầm cỡ, có như vậy mới cạnh tranh được với các "địch thủ" trong khu vực. Hiện nay Việt Nam đang nổi trội như một điểm du lịch nghỉ ngơi an toàn nhất châu A', thì việc làm này cần phải khẩn trương, mặc dù đã trễ". Nhiều ý kiến đề nghị các nhà đầu tư nên "bỏ kiểu tư duy cục bộ, tiểu thương" cùng nhau chung sức xây dựng nên những khu resort ngang tầm. Cần tạo ra những ý tưởng độc đáo, mang đặc trưng của mình, có như vậy các khu resort Việt Nam mới tạo nên bản sắc riêng "không đụng hàng" để chinh phục khách. Bên cạnh đó, ngành quản lý du lịch cần đặt ra những qui định rõ ràng về tiêu chuẩn xây dựng các khu resort như: địa điểm, qui mô, kiến trúc, môi trường, nhu cầu thực của du khách. (theo SGTT)

Buffet, nhiều món, nhiều khuyến mãi hơn

Khi người thành phố đã quen với tiệc buffet thì cũng là lúc ông chủ các nhà hàng tính kỹ bài toán lời - lỗ, không phải cho sáu tháng hay một năm mà là từng quý, từng tháng, thậm chí từng ngày.

Kéo khách bằng khuyến mãi

Thời hoàng kim của những tiệc buffet kéo khách bằng số lượng món ăn hầu như không còn nữa. Chị Lê Thị Thanh Hương nhà ở quận 7 nói rằng: "Thời gian trước, khi mới xuất hiện hình thức tiệc này, tôi háo hức vì đi ăn tiệc có nhiều món. Nhưng nay, khi nó trở nên thông dụng thì tôi chọn những tiêu chí so sánh khác vì một buổi tiệc buffet dù có cả trăm món nhưng khách tối đa nếm được khoảng 30 món đã thấy no, hết thời gian". Quản lý của nhà hàng Hào Bàng - nhà hàng được coi là có nhiều món ăn buffet nhất hiện nay - ông Diệp Vĩ Phong, nhận định: “Cuộc cạnh tranh đã bước sang giai đoạn khác từ đầu năm 2003 khi ngày càng nhiều nhà hàng tổ chức buffet ba ca sáng, trưa, tối và cả những đơn vị trước giờ chuyên kinh doanh nhà hàng gọi theo menu cũng thay đổi cơ cấu kinh doanh, nhảy ra làm buffet".

Khuyến mãi được nhiều khách sạn nhà hàng vận dụng nhất. Hình thức khuyến mãi được các ông chủ thay đổi liên tục để “kéo” khách tới nhà hàng: tặng nước uống (Metropole, Vạn Xuân, Renaissanse Riverside hotel Sài Gòn...; mua 10 tính 9 (Rex) hay mua 10 tặng 1 (Mangostine); rút thăm trúng thưởng (Mangostine, Caravelle...).

Ðầu tháng 7, Omni làm đợt khuyến mãi ngoạn mục: tiệc buffet trưa áp dụng cho người Việt Nam thứ nhất là 16 USD, người thứ hai giá vé chỉ còn 2 USD, riêng chủ nhật Omni còn tặng vé bơi trọn ngày.

Khách ăn buffet: chọn kỹ nhà hàng

Chị Bùi Thị Miên - nhà ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1 nói rằng "Ngày nghỉ mà tổ chức bữa ăn tươi thì cực không kém chi ngày thường, đến quán lại gặp tình trạng khách đông, chờ lâu mà tối đa chỉ thưởng thức được từ 7-10 món. Trong khi tiệc buffet thì giải quyết được cả hai chuyện này". Ông Hồ Minh Tú - kinh doanh cửa hàng máy tính trên đường Tôn Thất Tùng, Q.1 - khách hàng thường xuyên đi ăn buffet nói: “Ðối tác của tôi đa số còn trẻ, họ ngán không khí trang trọng của nhà hàng gọi món và khoái cái nhộn nhạo của tiệc buffet vừa có không gian riêng, vừa tự do lựa chọn theo ý thích". Một khách hàng thường đi ăn buffet cho biết:“So với cách đây một năm rưỡi chỉ có chừng 5-6 nhà hàng mở buffet, bây giờ số lượng phải gấp đôi nên đi ăn tiệc buffet phải tính đến hình thức khuyến mãi như thế nào, cơ cấu món ăn ra sao... Có

nhà hàng trẻ em tính 50% giá vé người lớn, nhưng có nơi tính tới 60-65%".

Tăng rau củ, giảm cua tôm...

Với giá vé buffet hạ từ 80.000đ xuống còn 69.000đ, ông Diệp Vĩ Phong - quản lý Hào Bàng tính toán "buffet của chúng tôi có khoảng 100 món ăn nhưng chỉ cần từ 100-150 khách đến là nhà hàng huề vốn, còn vị khách thứ 151 trở lên thì bắt đầu có lời”. Khẩu hiệu của các đầu bếp buffet là: “Tăng rau củ, giảm cua

tôm, tận dụng tối đa thịt gà".

Ông Nguyễn Hữu Chinh - quản lý nhà hàng Quê Hương 1, nhận định "Nhiều người nghĩ mức lời của các nhà hàng chuyên tổ chức tiệc buffet là ở nước uống hay dịch vụ khác. Trên thực tế, kiếm lời từ nước không ngon ăn và bền bằng số ghế. Vì khách đi buffet không có thói quen gọi nước. Do vậy, vé bán ra càng nhiều,

mức lời càng cao".

Ông Chinh cho biết thêm "Với tiệc gọi món, tiền nguyên vật liệu chỉ chiếm từ 35-40% trên giá trị một món ăn, trong khi ở tiệc buffet số chi này phải 60%". Và do đó, thay vì có lời ở tiệc ngồi trung bình 50% sau khi trừ các khoản phí, tiệc buffet, nhà hàng chỉ lời trung bình 30-35%. Chủ yếu lời từ số đông". Một trong những chiêu "khéo co" để cân đối thu chi của các nhà hàng là tổ chức buffet cả ngày. Lúc đó, số tiền lời sẽ phụ thuộc vào % các món ăn giống nhau giữa sáng, trưa, tối. Số lượng các món giống nhau càng nhiều, chi phí tiền chợ, bếp núc sẽ càng giảm. Bếp trưởng N. của một nhà hàng chuyên tổ chức dạng tiệc này bật mí "Ðể có lời, tiệc buffet các buổi phải trùng nhau từ 60-70% món" và ông N. nói chắc rằng món kiếm lời của tiệc buffet sẽ là "các món rau". Ông nhận định: Nhà hàng chuyên tổ chức tiệc buffet sẽ ít lời bằng nhà hàng gọi món chỉ có tiệc vào hai ngày cuối tuần. Lý do chính: tiệc buffet cuối tuần cũng là cơ hội các nhà hàng gọi món "thanh lý" cho hết số nguyên liệu cũ còn tồn đọng trong tuần để nhập hàng cho tuần mới. Ông Tú - khách thường ăn tiệc buffet nói “Mánh của người làm tiệc buffet nhiều món là ở chỗ biết chẻ món ăn ra. Chẳng hạn với món 4 thứ rau cải trộn xốt mayonnaisse, nhiều nhà hàng tách riêng 4 loại rau thành từng đĩa, vị chi là 4 món nhưng thực tế chỉ có một; hoặc bò lúc lắc ăn với khoai tây chiên, tuy một

nhưng lại tính hai món".

Thanh Dy

Cuộc đua mới trên thị trường ôtô

Mặc dù có khá nhiều biến động trên thị trường, sự tǎng giá của nhiều mặt hàng, sự thay đổi của một số chính sách thuế nhưng thị trường ôtô từ đầu nǎm vẫn đạt mức tǎng trưởng khả quan. Nhiều liên doanh ôtô liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô VN (VAMA), trong 3 tháng đầu nǎm số lượng xe bán ra của 11 liên doanh lắp ráp ôtô trong nước đạt 7.315 xe các loại, tǎng 33,9% so với cùng kỳ nǎm 2002. éứng đầu trong số những liên doanh bán được nhiều xe nhất vẫn là Toyota VN với 1.881 xe, đạt 25,7% thị phần và Vidamco với 1.114 xe, đạt 15,2% thị phần.

Trong vòng khoảng hơn nửa nǎm trở lại đây, các hãng ôtô liên tục cho ra đời các sản phẩm mới. Liên doanh cho ra thị trường nhiều sản phẩm mới nhất là Vinastar. Với thương hiệu Mitsubishi khá danh tiếng, chỉ trong vòng khoảng 4 tháng gần đây Vinastar đã đưa ra thị trường tới 3 sản phẩm mới các loại, bao gồm xe Pajero giá 50.500 USD/chiếc, xe Canter (tải) giá 16.500 USD/chiếc, Lancer giá 22.500 USD/chiếc. Có lẽ chính do việc liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới nên thị phần của Vinastar đã tǎng lên tới 10%

trong 3 tháng đầu nǎm.

Hãng Mercedes nổi tiếng của éức cũng tǎng được thị phần đáng kể trong 3 tháng qua nhờ đưa ra thị trường 2 dòng xe mới thuộc loại xe du lịch hạng sang là E240 với giá bán 78.000 USD/chiếc và C180K giá 42.000/chiếc.

Ngoài ra còn có VMC cũng đưa ra thị trường 2 sản phẩm mới là Mazda 626 giá 28.500 USD/chiếc và

BMW series 5 giá 53.500 USD/chiếc.

Ford VN cũng không kém cạnh khi liên tục đưa ra thị trường dòng xe mới Escape Limited vào tháng 10/2002 và Mondeo vào tháng 3/2003 vừa qua. Loại xe Mondeo 2.5 với giá 38.900 USD/chiếc của Ford đưa ra thị trường lần này được xem là dòng xe cao cấp đầu tiên của Ford lắp ráp tại VN. Theo đánh giá của giới chuyên môn, một trong những điểm nổi bật của thị trường xe hơi trong những tháng qua là bên cạnh những dòng xe cao cấp như BMW, Mercedes với giá bán cao... "ngất trời" và chỉ dành cho giới chủ, những người rủng rỉnh tiền thì trên thị trường cũng đã xuất hiện những loại xe cấp thấp, có giá

bán phải chǎng hơn.

Đó là những loại xe Siena của Fiat với giá 16.000 USD/chiếc, Terios của Daihatsu với giá bán 15.300 USD/chiếc. Theo đại diện của Fiat và Daihatsu, những loại xe này từ khi đưa ra thị trường đã đón nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của các khách hàng thuộc tầng lớp "trung lưu". Những người có nhu cầu thực sự và tính toán khá kỹ đến hiệu quả kinh tế khi mua xe. Qua đây có thể thấy, nhiều hãng xe đã và đang tìm cách đưa ra thị trường những loại xe có giá bán hẫp dẫn hơn, phù hợp với túi tiền của đại bộ phận người thích chơi xe nhưng có số tiền vừa phải. Tuy nhiên, trong khi thị trường ôtô du lịch đang tǎng trưởng với tốc độ khả quan (từ doanh số bán ra 7.000 xe trong nǎm 1999, nǎm 2002 đã tǎng lên gần 27.000 xe), nhiều liên doanh sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động đã bắt đầu có lãi lớn thì hiện nay họ lại đang phải lo lắng trước những tín hiệu của hai dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tǎng.

Sự thất bại của nhãn hiệu Infiniti G20 - Nissan - nhìn từ góc độ Marketing

Tháng 11 năm 1989, hãng xe hơi Nissan (Nhật Bản) tung ra dòng xe Infiniti. Đến tháng 4 năm 1990, hãng này cho ra nhãn hiệu Infiniti G20, được coi là bước khởi đầu thâm nhập vào thị trường xe sang trọng của Infiniti. Tuy nhiên, nhãn hiệu này đã gặp thất bại và đến năm 1996, Nissan ngừng sản xuất

Infiniti G20.

Năm 1989, ba năm sau khi hãng Honda giới thiệu dòng xe Acura, Nissan cũng tấn công vào thị trường xe hơi sang trọng (một đoạn thị trường từ trước đến nay vốn bị thống trị bởi các nhà sản xuất xe Đức và Mỹ). Tháng 11 năm 1989, Nisan tung ra dòng xe Infiniti với model Q40- model hàng đầu và model M30.

Vào tháng 4 năm 1990, phòng phụ trách nhãn hiệu Infiniti của Nisan đã lập kế hoạch giới thiệu model thứ 3, model xe G20 vào thị trường Mỹ (cũng có mặt tại Châu Âu và Nhật Bản với tên gọi Primera). Loại xe này được trang bị động cơ bốn kỳ công suất 140 mã lực, xác định thị trường mục tiêu là thị trường của những người da trắng độc thân có thu nhập cao. Hai tiêu chí quan trọng nhất họ mong muốn ở chiếc xe là:

uy tín cao và độ ổn định khi chạy. Mặc dù G20 đáp ứng tương đối đầy đủ các tiêu chí này nhưng trên thực tế lại thất bại nặng nề nhất trong phân đoạn thị trường này bởi các nguyên nhân sau: Thứ nhất, G20 chịu ảnh hưỏng từ thất bại của 2 đời xe đầu (Q40 và M30) và chiến dịch quảng cáo lập dị của Infiniti là chỉ tập trung vào cảnh thiên nhiên mà không tập trung vào bản thân chiếc xe, do đó điều tra

cho thấy khách hàng không ưa thích cái tên G20.

Thứ hai là do sự không đồng bộ trong thiết kế. G20 chưa thực sự sang trọng (luxury), thiết kế không đồng bộ giữa dáng vẻ bên ngoài và phụ kiện bên trong (như da bọc ghế không đảm bảo chất lượng, chỗ để chân không thoải mái…). Và mặc dù là loại xe thể thao nhưng lại có mã lực kém (140), trong khi yêu cầu phải từ 200 mã lực trở lên. Trong thế giới ôtô thì “sang trọng” đồng nghĩa với sức mạnh, do đó khó có thể chấp nhận chiếc xe G20 có mã lực kém, lại có độ tăng tốc độ chậm (để đạt được tốc độ từ 0-60km/h phải mất 6,5 giây). Thêm vào đó là kích thước bên ngoài khá lớn nhưng không tạo được cảm giác rộng rãi. Thứ ba là do Nissan đã định vị sản phẩm hoàn toàn sai lầm. G20 được tuyên bố như một chiếc xe “kiểu Nhật với cảm giác xe Đức và giá thấp hơn”, về cơ bản giống BMW318i ( của hãng BMW - đối thủ lớn nhất của Nissan) và rẻ hơn (17.000$ so với 20.000$). Về kỹ thuật, tuyên bố này không sai vì các thông số của hai nhãn hiệu xe khá giống nhau và thiết kế những chiếc xe mang kiểu dáng Châu Âu vốn là truyền

thống của xe Nhật nói chung và Nissan nói riêng.

Tuy nhiên, Nissan đưa ra tuyên bố này nhằm thu hút khách hàng Mỹ vốn ưa chuộng ô tô mang phong cách Châu Âu nhưng trên thực tế G20 lại nằm chung một đoạn thị trường với BMW, do đó tuyên bố phản tác dụng. Thời điểm tung G20 để thâm nhập vào thị trường xe hơi sang trọng của Mỹ thì thị trường này đã bị thống trị bởi nhiều dòng xe sang trọng khác của Đức và Mỹ. Trong số đó BMW318i đã tạo được một chỗ đứng vững chắc. Là người đến sau, để có thể thành công, G20 phải tạo ra được sự khác biệt nhưng tuyên

Một phần của tài liệu Khát vọng của nữ doanh nhân trẻ (Trang 163 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w