- Lâm Tấn Lợi (chủ doanh nghiệp tư nhân Võng xếp Duy Lợi): Còn trên cả bất ngờ nữa khi đùng đùng có một doanh nghiệp ở tận nước Nhật gửi thư yêu cầu mình không được sản xuất, kinh doanh
1. Thủ lĩnh của đám đông Nhu cầu bản năng của mọi loài sống theo quần thể đều phục tùng một vị thủ lĩnh Tâm lý của vị thủ lĩnh Chỉ riêng họ mới có thể đem lại niềm tin cho quần chúng và tổ
chức ho. - Những thủ lĩnh chuyên quyền bằng vũ lực - Phân loại người thủ lĩnh - Vai trò của ý chí . 2. Các phương thức hành động của người thủ lĩnh. Kiên quyết và thu phục, khả nằng gây ảnh hưởng - Vai trò của các yếu tố này – Hình thức thu phục có thể khởi nguồn trong xã hội từ tầng lớp dưới lên tầng lớp trên – Cách thức lan truyền ảnh hưởng từ dưới lên - Quan điểm được ưa chuộng nhanh chóng trở thành quan điểm chung . 3. Uy tín. Định nghĩa uy tín và phân loại uy tín - Uy tín tấn phong và uy tín tự có - Các ví dụ khác nhau - Cách thức phá hoại uy tín.
Đến thời điểm này chúng ta đã hiểu về bản thể tinh thần của đám đông và chúng ta cũng đã biết đâu là động cơ tạo dấu ấn vào ý thức của họ. (Nhưng cũng cần nghiên cứu xem). Giờ đây, chúng ta cần tìm hiểu
những động lực này trong thực tế vận hành thế nào và ai sẽ áp dụng những động lực này vào thực tế một
cách hữu hiệu.
1. Người thủ lĩnh của đám đông.
Bất cứ khi nào có một số lượng đủ lớn cá thể sống, người hay động vật tụ lại với nhau, thì tất yếu những cá thể đó sẽ ngay lập tức, theo bản năng, qui phục dưới uy quyền của một vị thủ lĩnh. Đối với loài người, người thủ lĩnh thường không có gì khác hơn là người liên kết hay người khích động, nhưng đó chính là vai trò quan trọng. Ý chí của người thủ lĩnh sẽ là hạt nhân tập hợp ý kiến của mọi thành viên và từ đó, hình thành đặc tính của nhóm. Người này thiết lập những yếu tố ban đầu cho việc hình thành tổ chức của các đám đông hỗn tạp và mở đường cho việc tổ chức thành những nhóm nhỏ hơn; đồng thời, dẫn dắt các nhóm này. Một đám đông cũng giống như bầy thú làm xiếc, chẳng làm được gì nếu thiếu một
người thầy.
Người thủ lĩnh thường là một trong những người cầm đầu mà bản thân bị mê hoặc bởi một lý tưởng nào đó và tự trở thành một tông đồ của lý tưởng này. Tư tưởng đó thấm đẫm và ăn sâu vào đầu óc ông ta tới mức tất cả mọi điều khác xung quanh đều trở nên vô nghĩa và coi mọi ý kiến trái ngược với quan điểm của mình đều là sai lầm hoặc di. ddoan. Ví dụ điển hình là Robespierre, bị tư tưởng của Rousseau thôi miên, đã làm
mọi cách để truyền bá tư tưởng này.
Những người thủ lĩnh mà chúng ta đang bàn đến thường là nhà hành động thay vì là nhà tư tưởng. Họ không được trời phú - cho khả năng viễn tuệ. Nhưng họ cũng không thể như vậy được bới đó là phẩm chất
thường dẫn đến hoài nghi và thụ động.
Họ thường là những người có tính cách hay lo âu, mắc bệnh tâm thần nhẹ, dễ bị kích động, không bình thường, đang cận kề ranh giới của sự điên khùng. Nhưng bất chấp ý tưởng mà họ ràng buộc, hay mục đích mà họ theo đuổi có điên rồ tới đâu thì niềm tin của họ vẫn mạnh đến mức mà mọi lý giải và mọi lý trí khác đều trở nên vô hiệu. Sự khinh miệt hay ngược đãi, khủng bố với họ đều vô ích mà chỉ càng làm họ thêm hăng hái. Họ hy sinh lợi ích cá nhân, gia đình, và hết thảy mọi điều. Ngay chính bản năng tự bảo tồn cũng hoàn toàn biến mất trong con người họ, mọi điều mà họ muốn và khao khát đạt tới chỉ là sự hy sinh vì đức tin. Niềm tin trong họ lớn tới mức làm cho mọi ngôn từ của họ có một sức mạnh dẫn dụ vô bờ bến. Những người có ý chí mãnh liệt, biết cách hoá thân trong những lời lẽ đó khiến cho đám đông sẵn lòng tuân phục. Khi các cá nhân tụ thành đám đông, họ mất hết mọi sức mạnh của ý chí và vô thức ràng buộc vào cá nhân
có những phấm chất và năng lực mà họ thiếu.
Không dân tộc nào thiếu những nhà lãnh đạo nhưng không phải ai cũng biết cách cỗ vũ và khuyến khích với ngôn từ và hành động đầy sức sống, những phẩm chất mà chỉ những nhà lãnh tụ thực sự có được. Những nhà lãnh đạo đó thường chỉ là những kẻ khoa trương biết cách ăn nói xảo quyệt, mưu kiếm tìm lợi ích cá nhân và chỉ biết mưu đồ thu phục nhân tâm bằng cách tán tụng và mua chuộc tầm thường. Ảnh hưởng mà họ giành được theo cách thức này có thể rất lớn, nhưng luôn luôn chóng tàn. Con người của những niềm tin nhiệt huyết cháy rực, là những người khuấy động tấm hồn của hết thảy mọi người, đó chính là những Peter "the Hermit" ( ), là những Luther ( ), là những Savonarola ( ), là những nhân vật của cuộc Cách mạng Pháp, chỉ thể thu phục người khác sau khi chính họ bị lôi cuốn bởi một đức tin. Khi đó, họ có năng lực khuấy động và lôi cuốn tâm hồn của những người đi theo với niềm tin của mình và hoàn
toàn làm nô lệ cho giấc mơ của chính họ.
con người hay vào một ý tưởng đều luôn luôn là sứ mạng của những vĩ nhân. Chính nhờ đức tin này mà ảnh hưởng của họ trở nên rất rộng lớn. Trong số mọi sức mạnh mà loài người sở hữu, đức tin luôn là một trong những sức mạnh vĩ đại nhất. Chân lý và đức tin góp phần chuyển non lấp biển. Ban cho con người một đức tin, chính là nhân sức mạnh của anh ta lên rất nhiều lần. Những sự kiện lịch sử vĩ đại có khi được hoàn thành bởi những tín đồ cuồng tín, những người có đức tin vào những điều họ yêu thích. Những tôn giáo vĩ đại xoay chuyển cả thế giới, hay cả những đế chế rộng lớn trải rộng từ bên này sang bên kia trái đất được thiết lập nên không phải nhờ sự giúp sức của các triết gia, không phảin hờ những nhà văn, càng
không phải công sức của những kẻ hoài nghi.
Tuy nhiên, những ví dụ vừa được nhắc đến đó là công trình của những nhà lãnh tụ vĩ đại. Nhưng họ ít đến nỗi lịch sử dễ dàng ghi lại dấu ấn của họ. Họ có vị trí cao hơn hết của hàng loạt lớp kế tiếp những tay thủ lĩnh, từ những bậc thầy đầy quyền lực đến những người công nhân bình thường, từ từ làm mê hoặc những bạn hữu bằng việc truyền vào tai họ những câu nói sáo rỗng không ngừng nghỉ mà chính anh ta cũng chẳng hiểu được. Nhưng kẻ này tin rằng việc áp dụng nó nhất định sẽ khơi dậy trong họ mọi ước mơ và hy vọng. Trong mọi bối cảnh xã hội, từ cao nhất xuống thấp nhất, ngay lập tức khi con người không còn bị tách biệt, anh ta sẽ nhanh chóng rơi vào vòng ảnh hưởng của một vị thủ lĩnh. Hầu hết loài người, đặc biệt là với những đám đông, không sở hữu những ý định rõ ràng và hợp lý về bất cứ vấn đề gì ngoài chuyên môn của họ. Vì thế, người lãnh đạo như người dẫn đường, chỉ lối cho họ. Vị thủ lĩnh cũng có thể bị thay thế, dù rất khó khăn, bởi một tờ báo xuất bản định kỳ trình bày những ý kiến và quan điển cho các độc giả và cũng cấp cho họ những câu chữ dập khuôn làm họ chẳng cần mất công suy nghĩ và tìm tòi. Những người thủ lĩnh của đám đông có tính cách độc đoán, nhưng chính thứ chuyên quyền này là một điều kiện để họ qui phục đám đông. Điều đáng lưu ý là nhờ vậy, họ dễ dàng qui phục được đám đông, dù cho không có cứu cánh nào đảm bảo uy quyền đó của họ, nhờ chính sự rối loạn và lộn xộn của tầng lớp công nhân. Họ qui định giờ làm việc, qui định mức lương, họ khơi mào và chấm dứt các cuộc đình công vào giờ
giấc nào họ muốn.
Nguyễn Cảnh Bình biên dịch
Dịch vụ giao nhận kho vận Việt Nam: Ðã yếu còn lãng phí
Dịch vụ giao nhận kho vận được đánh giá là ngành tạo ra giá trị gia tăng cao đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Tuy nhiên, cũng như bao ngành dịch vụ khác của Việt Nam, giao nhận kho vận vẫn còn ở giai đoạn sơ khai.
Năng lực còn nhiều hạn chế
Transimex Saigon nằm trong số doanh nghiệp hàng đầu trong ngành giao nhận kho vận tại TP. HCM, có mặt bằng kho bãi xấp xỉ 100.000m2, nhưng chưa đáp ứng nổi nhu cầu của khách hàng. Phó tổng giám đốc công ty, bà Trần Thị Nguyên Hằng nói: Nhiều lần chúng tôi đã phải từ chối khéo bằng cách chào giá cao hơn bình thường, nhưng khách hàng vẫn chấp nhận!
Theo Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), cả nước có trên 500 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng chỉ có 78 doanh nghiệp gia nhập hội. Hiệp hội cho biết chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp có quy mô lớn, với số vốn đầu tư trên 100 tỉ đồng, số còn lại hầu hết chỉ ở mức 2 - 3 tỉ đồng. Hơn nữa, doanh nghiệp nhiều nhưng không phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, nên chỉ cạnh tranh bằng giá hạ, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp càng khó có thể tích lũy để tái đầu tư.
Xét riêng về lĩnh vực kho bãi, nhiều doanh nghiệp nắm trong tay hàng trăm ngàn mét vuông kho bãi, nhưng tỷ lệ kho đủ tiêu chuẩn rất thấp. Tổng thư ký VIFFAS, ông Võ Nhật Thăng cho biết, kho đủ tiêu chuẩn bảo quản nông sản chiếm chưa đến 10%. Phần lớn các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất rất sơ sài nên không đảm bảo an toàn cho hàng hoá, nhiều kho dễ bị ngập nước, dẫn đến tình trạng mất cắp, hư hỏng. Từ đó có thể nói năng lực cung cấp dịch vụ kho bãi dù rất lớn nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu. Khách hàng sử dụng dịch vụ chỉ đổ về những địa chỉ có hệ thống kho được đầu tư tốt trong khi rất nhiều kho khác không có việc làm hoặc quá dư thừa công suất. Bà Hằng cho biết, ngay cả những lúc nhu cầu cao điểm vẫn có rất nhiều kho trên địa bàn thành phố còn bỏ trống, kể cả kho nằm ở những địa điểm thuận lợi, như dọc
xa lộ, gần các cảng, khu công nghiệp.
Theo bà Hằng, ước tính đầu tư xây dựng 1.000 m2 kho phải mất gần 1 tỉ đồng, nếu tính cả tiền thuê đất chi phí sẽ lớn hơn rất nhiều. Nhất là những vị trí thuận lợi để làm kho thì chi phí thuê đất càng là gánh nặng
doanh nghiệp khó có thể kham nổi.
Ðầu tư vận tải cũng là vấn đề khá gai góc đối với nhiều doanh nghiệp. Theo bà Hằng, cách tính chi phí để nộp ngân sách hiện còn bất hợp lý. Chi phí khấu hao xe cộ, trang thiết bị hiện còn nhiều bất hợp lý. Chi phí khấu hao kéo dài cả chục năm và phải tăng giá trị khi tu bổ xe. Mặc dù Transimex Saigon đã cổ phần hoá, chỉ còn 10% vốn nhà nước, nhưng hạch toán vẫn phải áp theo quy chế doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, đầu tư xe đối với doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã thuận lợi hơn. Những doanh nghiệp này thường được khoán thuế và không chịu các quy định về hạch toán chi phí như các doanh nghiệp chịu chi phối bởi luật doanh
nghiệp nhà nước.
Hơn nữa, vận tải là ngành kinh doanh theo mùa. Có mùa dư thừa xe, nhà xe đi năn nỉ khách hàng. Có mùa không đủ xe chạy, giá thuê xe lại tăng lên. Nên các doanh nghiệp kho vận chưa quan tâm mấy đến lĩnh vực này. Với Transimex Saigon, bà Hằng cho biết, đội xe tự trang bị chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, còn lại
công ty đi thuê lại các doanh nghiệp khác.
Chưa khuyến khích đầu tư
Cơ chế chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước nhiều năm nay mới chỉ tập trung ưu đãi cho sản xuất, mà chưa quan tâm đáng kể đến phát triển dịch vụ mặc dù đây là mảng mang lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế. Vốn đầu tư đòi hỏi rất lớn nhưng nhìn chung các dịch vụ trong lĩnh vực giao nhận kho vận không thuộc diện được ưu tiên vay vốn như những ngành sản xuất. Ông Thăng nhận xét, gần đây các doanh nghiệp giao nhận kho vận đã đầu tư nhiều cho lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực giao dịch, tiếp thị. Nhưng đầu tư cho cơ sở hạ tầng vẫn còn rất thấp. Ông nói: Ðối với công nghệ quản lý kho, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ mon men tới thôi. Ngay cả hệ thống kho của những doanh nghiệp lớn vẫn chưa trang bị được các thiết bị chống trộm cắp, chống cháy nổ, thiết
bị xếp dỡ còn ở trình độ công nghệ lạc hậu.
Các hãng vận tải Mỹ vào Việt Nam vẫn chưa tìm được đối tác thật sự đủ năng lực làm đại lý vì doanh nghiệp giao nhận kho vận Việt Nam vẫn chưa được chuẩn hoá ở nhiều khâu, ông Thăng nói. Trong nhiều cuộc họp gần đây, VIFFAS đã kiến nghị Chính phủ nới rộng quy định cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư trong lĩnh vực giao nhận kho vận. Bằng cách này sẽ đẩy nhanh tiến độ nâng cao năng lực ngành đồng thời tiếp nhận công nghệ quản lý giao nhận kho vận hiện đại của thế giới.
LƯU PHAN Khởi động dự án
Nằm ở hạ lưu sông Hồng, Hà Nội được thiên phú cho thuỷ thế ‘’rồng cuộn’’. Dòng chảy qua thành phố là yếu tố lý tưởng để phát triển cảnh quan, không gian kiến trúc, giao thông, thương mại, dịch vụ, du lịch. Đó là lý do để tiến sỹ Trần Nhơn, Chủ tịch Hiệp hội thuỷ lợi Việt Nam và các cộng sự của ông đầu tư nghiên cứu dự án “Thành phố sông Hồng”. Đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội từ huyện Từ Liêm, qua Đông Anh, Gia Lâm, các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng đến huyện Thanh Trì, có chiều dài gần 36km và vùng bãi sông khoảng 6.200ha (62 triệu m2). Nếu bỏ rẻ, mỗi m2 10 triệu đồng, quỹ đất trên sẽ không dưới 620.000 tỷ đồng, tương đương với nguồn thu ngân sách cả nước trong 5 năm. Theo tỷ giá hối đoái hiện nay, nguồn lực trên xấp xỉ 40 tỷ USD. Các nhà kinh tế cho rằng, quỹ đất ở hai bên bờ sông Hồng đang là mỏ vàng khổng lồ trong lòng Hà Nội mà chưa được đầu tư khai thác.
Khu vực ven bãi sông Hồng thuộc nội thành Hà Nội gồm 5 phường: Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá, Phúc Tân, Bạch Đằng có hơn 100.000 dân sinh sống trong tình trạng manh mún, xây dựng tuỳ tiện với không ít tụ điểm phức tạp. Một nguồn lực quý hơn vàng nhưng không được khai thác hợp lý không những khiến cho bộ mặt thủ đô xấu đi mà còn làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Không những thế, việc xây dựng tuỳ tiện đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thoát lũ, môi trường môi sinh và hạn chế việc khai thác tài nguyên lòng sông, bãi sông. Đặc biệt làm cho cảnh quan sông Hồng trở nên nham nhở, mất mỹ quan. Là một nhà khoa học có nhiều năm giữ trọng trách trong ngành thuỷ lợi, tiến sĩ Trần Nhơn đã qua nhiều đêm trăn trở về việc khai thác những tiềm năng trời cho ấy. Với mơ ước sẽ có một Hà Nội hoành tráng soi bóng dòng sông Hồng, cải tạo, xây dựng cảnh quan hai bên bờ sông để xứng tầm với Hà Nội ngàn năm. Những ý tưởng của ông cũng là một đề tài đang thu hút sự quan tâm của Chính phủ cùng nhiều cơ quan chức năng, các nhà khoa học và đông đảo các phương tiện truyền thông ủng hộ. Nhóm nghiên cứu dự án gồm những kỹ sư, kiến trúc sư đầu ngành dưới sự chủ trì của tiến sĩ Trần Nhơn, không có tài trợ của Nhà nước, chỉ bằng nhiệt huyết đã âm thầm tiến hành khảo sát, nghiên cứu dự án từ 5 năm qua.