Các hình thức xuất khẩu chung Hình thức trực tiếp

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu của công ty Panasonic Industrial Devices Vietnam (Trang 25 - 27)

Hình thức trực tiếp

Cơng ty trực tiếp xuất khẩu với người nước ngồi, người mua và người bán trực tiếp thiết lập quan hệ mua bán với nhau. Có người đại diên bán hàng bên nước ngoài và giao dịch mua bán trực tiếp trên mạng.

Đặc điểm cơ bản của hình thức này là quan hệ mua bán giữa các chủ thể được thiết lập một cách trực tiếp. Các bên đều có khả năng, kinh nghiệm và chủ động trong quan hệ giao dịch mua bán. Các chủ thể tham gia không cần phải thông qua người khác để thiết lập quan hệ mua bán như tư vấn, dịch vụ xuất nhập khẩu, thanh tốn…

Hình thức này mang về cho cơng ty lợi nhuận cao hơn, nhân viên liên tục được trau dồi kinh nghiệm và trình độ giao dịch xuất khẩu được nâng cao. Quan hệ mua bán tiền-hàng đảm bảo sự công bằng, song phẳng nên các bên chấp thuận dễ dàng, tự quyết được các vấn đề trong nội dung mua bán. Xuất khẩu trực tiếp tiết kiệm được chi phí mơi giới. Tuy nhiên hình thức này đơi khi cịn gây khó khăn cho cơng ty như nghiệp vụ giao dịch, văn hóa, kinh nghiệm và tiếp cận thơng tin, mỗi một nghiệp vụ địi hỏi cán bộ nhân viên phải khéo léo ứng xử khác nhau để mang lại hiệu quả trong giao dịch, muốn vậy công ty cũng luôn luôn phải đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật nghiệp vụ giao dịch thường xuyên liên tục.

Hình thức gián tiếp

Là giao dịch mua bán thông thường mà quan hệ mua bán được thiết lập thông qua người thứ ba(người trung gian). Người trung gian có thể là người đại lý hoặc người môi giới. Tuy nhiên phương thức giao dịch này cũng có những ưu điểm như biết tận dụng lợi thế của trung gian như kinh nghiệm, thơng tin, tiết kiệm chi phí. Đơi khi giao dịch được nhanh, hiệu quả cao.

Nhưng bên cạnh đó hình thức này cũng có nhược điểm như khách hàng và nhà sản xuất ít có khả năng tiếp xúc trực tiếp để biết được họ đánh giá sản phẩm của mình như thế nào. Từ đó để rút kinh nghiệm cho những lần sản xuất sau. Đôi khi cuộc gặp mặt trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng khiến cho họ dễ dàng nói lên quan điểm của mình thì lúc đó nhà sản xuất sẽ có cơ hội hợp tác tiếp tục với các khách hàng này trong những lần sau nữa.

Hình thức mua bán đối lưu

Hàng đổi hàng tức là vừa mua vừa bán, giao nhận hàng hóa tương đương gần như diễn ra đơng thời.

Những ưu điểm của hình thức này là hàng hóa trao đổi thường không sử dụng tiền tệ làm trung gian nên các bên không bị ảnh hưởng của vấn đề tỷ giá trong giao dịch ngoại thương và chi phí thanh tốn của cơng ty. Bên cạnh những ưu điểm thì mua bán đối lưu có nhược điểm như sự phức tạp về nghiệp vụ và nguyên tắc ứng dụng vì cán bộ nhân viên phải thông thạo cả về nghiệp vụ xuất và nhập liên quan đến nhau, nếu một trong hai bên thơng thạo nghiệp vụ hơn thì bên đó sẽ tận dụng mọi khả năng để có nhiều lợi ích cho chính mình vì vậy hay xảy ra tình trạng phá vỡ sự cân bằng trong mua bán đối lưu.

Hình thức giao dịch tái xuất

Tái xuất là hình thức kinh doanh quốc tế theo đó hoạt động xuất khẩu diễn ra cho những mặt hàng ngoại nhập mà chưa gia công chế biến ở trong nước.

Ưu điểm của hình thức này là đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty, thúc đẩy được mối quan hệ giữa các nước khơng có hàng hóa sản xuất tại nước mình mà vẫn có thể trao đổi thơng qua hàng hóa nước khác.

Nhược điểm: do mình khơng có hàng hóa trong tay nên phải tìm hiểu rõ sản phẩm của phía bên kia, giá cả cạnh tranh trên thị trường quốc tê để tránh tình trạng hàng hóa kém phẩm chất không đúng yêu cầu của hợp đồng dẫn đến rủi ro về kinh tế và uy tín cho cơng ty.

Hình thức giao dịch tai hội chợ và triển lãm

Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian, một địa điểm cụ thể và trong một thời hạn nhất định mà tại đó người bán đem trưng bày hàng hóa của mình và tiếp xúc với người mua để ký hợp đồng mua bán. Triển lãm là nơi trưng bày

giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc của một ngành kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật…

Hình thức giao dịch này thuận tiện, nhanh chóng, tiếp xúc được khách hàng tiềm năng đã lựa chọn vì triển lãm là nơi để tìm đối tác, bạn hàng lớn cho mình. Có thể ký kết hợp đồng ln tại trong hội chợ nếu sản phẩm mình thực sự chất lượng mà khách hàng đang cần.

PIDVN là công ty chế xuất tức là công ty được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu tồn bộ sản phẩm hoạt động trong khu cơng nghiệp. Các sản phẩm của PIDVN hoàn toàn nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp trong và ngồi nước, sau đó cơng ty tự sản xuất bằng cơng nghệ cuả mình trong ba nhà máy chính là ACD, EMC, PCB. Chính vì thế, cơng ty sản xuất sản phẩm từ những đơn đặt hàng của khách hàng hay từ cơng ty mẹ. Vì vậy, cơng ty xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp tức là người mua và người bán trực tiếp lập quan hệ mua bán với nhau. 2.3.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Là công ty chuyên về sản xuất các linh kiện và thiết bị để sản xuất ra dây nối cho các thiết bị điện tử, loa cho điện thoại di động, thành phần cơ điện, phụ kiện cơ điện lạnh, bản mạch in PCB, máy thu, máy phát song, thiết bị mã hóa và biến trở điện cho ơ tơ, Tuner cho TV, VCR, DVD…Các sản phẩm này địi hỏi tính chính xác cao, đồng thời đáp ứng được yêu cầu khách hàng, công nghệ phải luôn được đổi mới và ngày càng hiện đại. Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều cơng ty sản xuất các linh kiện cho các thiết bị điện tử đang dần khẳng định mình trên từng sản phẩm của mình. Vì vậy với áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các ông chủ ngành điện tử, ngồi việc ln đổi mới cơng nghệ, bắt kịp với xu hướng của cơng nghệ hiện nay thì cơng ty cần đảm bảo tính an tồn cho sản phẩm và đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh và thuận lợi nhất. Công ty đã phải nghiên cứu để đưa ra những hình thức xuất khẩu phù hợp nhất với từng thời điểm, điều kiện kinh doanh của Công ty, thuận lợi cho sự hợp tác của các đối tác để hai bên cùng có lợi ích kinh tế. Ngồi ra nó cịn thể hiện uy tín của một cơng ty lớn, để ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến.

Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu được thực hiện bởi phòng xuất nhập khẩu của cơng ty. Phịng xuất nhập khẩu soạn thảo hợp đồng và thực hiện việc ký kết hợp đồng cùng với công ty nhập khẩu. Vậy hợp đồng xuất nhập khẩu là gì, chức năng của loại hợp đồng này và hợp đồng này được thực hiện với những đối tượng nào?

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu của công ty Panasonic Industrial Devices Vietnam (Trang 25 - 27)